Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc (gọi chung là không quân Trung Quốc), hiện đang có trong biên chế 1.700 máy bay chiến đấu (gồm máy bay chiến đấu, ném bom và máy bay tấn công mặt đất). Hiện không quân Trung Quốc sử dụng rất nhiều loại máy bay khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, đều được lấy cảm hứng từ hoặc sao chép từ thiết kế của Nga hoặc Mỹ, vì vậy không quá khó để nắm được khả năng của chúng, nếu biết nguồn gốc của chúng.Loại máy bay chiến đấu được Trung Quốc sao chép nhiều nhất là MiG-19 với cái tên Trung Quốc là tiêm kích J-6; đây là chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm đầu tiên của Liên Xô, sử dụng cửa hút khí ở mũi. Phiên bản tiến công mặt đất của J-6 là Q-5, hiện vẫn còn khoảng 150 chiếc trong biên chế; nhưng được nâng cấp để sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác.Vào đầu thập niên 1960, Liên Xô cũng chuyển giao cho Trung Quốc loại chiến đấu hiện đại nhất của họ khi đó là chiến đấu cơ MiG-21; sau đó được Trung Quốc thiết kế ngược lại thành loại Chengdu J-7. Tiến độ sản xuất J-7 chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1978 đến năm 2013 mới kết thúc. Các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất ra hàng nghìn chiếc máy bay hạng nhẹ J-7 với hàng chục biến thể; ngoài phục vụ trong lực lượng Không quân Trung Quốc, còn để xuất khẩu. Hiện vẫn còn khoảng gần bốn trăm chiếc J-7, vẫn phục vụ trong Không quân Trung Quốc.J-7 là chiếc máy bay được thiết kế từ thập niên 1950, về khả năng cơ động và tốc độ, nó có thể theo kịp tiêm kích F-16, nhưng J-7 không thể mang theo nhiều nhiên liệu hoặc vũ khí, và chỉ được trang bị một radar có công suất nhỏ ở mũi hình nón.Tuy nhiên, Trung Quốc đã nỗ lực cải tiến để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Phiên bản J-7G được giới thiệu vào năm 2004, bao gồm một radar doppler của Israel, có phạm vi phát hiện 60km và tên lửa cải tiến, cho khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn, cũng như một buồng lái kính kỹ thuật số.J-7 khó có khả năng "sống sót" trước máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại, có thể phát hiện và giao tranh với đối phương ở tầm xa hơn nhiều (thực tế chứng minh giữa Không quân Israel và Syria năm 1982). Mặc dù theo giả thuyết, J-7 dựa vào số đông, có thể áp đảo quân phòng thủ, bằng các cuộc tấn công theo bầy đàn.Một bản sao khác là Xi'an H-6, một máy bay ném bom hạng trung hai động cơ, dựa trên Tu-16 Badger, được Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1950. Đây cũng là máy bay ném bom duy nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay, nhưng tải trọng bom của H-6 chỉ là 8 tấn, ngang bằng với máy bay chiến đấu F-15 và kém xa tính năng so với B-52 của Mỹ hoặc Tu-95 Bear của Nga.Vào giữa những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu của riêng họ. Đến năm 1979, chiếc máy bay đánh chặn Shenyang J-8 ra đời; đây là loại máy bay đánh chặn siêu âm, hai động cơ, có thể đạt tốc độ Mach 2,2. Tuy nhiên J-8 thiếu hệ thống điện tử hiện đại và khả năng cơ động của một máy bay đánh chặn.Biến thể kế nhiệm J-8II được cải tiến trên phiên bản cũ với radar của Israel và hình mũi nhọn mới, cửa hút khí chuyển sang hai bên, biến nó trở thành vũ khí hạng nặng, nhưng có tốc độ nhanh giống như tiêm kích F-4 Phantom. Khoảng 150 chiếc J-8II vẫn đang hoạt động. Tiêm kích bom JH-7, được đưa vào biên chế năm 1992, là máy bay tiêm kích bom hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang vũ khí lên tới 9 tấn và có tốc độ tối đa Mach 1,75. JH-7 có thể tiến công mục tiêu từ xa, bằng tên lửa hành trình, ngoài tầm hỏa lực của đối phương.Chiến đấu đấu cơ hạng nhẹ một động cơ J-10, được coi là "niềm tự hào" của ngành thiết kế máy bay chiến đấu Trung Quốc; J-10 có khả năng cơ động cao, hệ thống lái bằng dây, để bù đắp cho khung máy bay không ổn định về mặt khí động học. Hiện J-10 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Phiên bản cao cấp nhất của J-10 là J-10C, được trang bị cảm biến theo dõi hồng ngoại tiên tiến và radar mảng quét điện tử chủ động (AESA). Tuy nhiên, phi đội 250 chiếc J-10, đã gặp phải một số vụ tai nạn chết người, có thể liên quan đến những trục trặc trong hệ thống bay bằng dây.Loại chiến đấu cơ chủ lực hiện nay của Không quân Trung Quốc là các phiên bản dựa trên Su-27 Flanker của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đang ở trong khủng hoảng về kinh tế. Trung Quốc đã nắm lấy thời cơ, để khai thác những bí mật quân sự, trong đó có chiến đấu cơ Su-27, loại máy bay mà trước kia không được Liên Xô xuất khẩu. Sau khi nhập khẩu lô chiến đấu cơ Su-27 ban đầu, Bắc Kinh đã mua giấy phép để chế tạo trong nước bản sao của riêng họ, đó là phiên bản J-11. Sau khi làm chủ công nghệ từ Nga, Trung Quốc đã bắt đầu độc lập chế tạo các mẫu tiên tiến hơn như J-11B và D, bất chấp sự phản đối của Nga.Sau khi tiếp tục nhập từ Nga phiên bản Su-30MKK và Su-30MK2, các nhà thiết kế Trung Quốc đã sao chép thành J-16; đây cũng là loại chiến đấu cơ duy nhất của dòng Flanker, được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA); hiện loại chiến đấu cơ này đang tăng nhanh số lượng trong Không quân Trung Quốc. Về tiêm kích hạm, không chịu mua loại tiêm kích hạm Su-33 của Nga với giá cao, Trung Quốc mua một nguyên mẫu thử nghiệm của Su-33 từ Ucraina và sao chép thành tiêm kích hạm J-15. Hiện có khoảng 40 chiếc phục vụ trên tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của nước này.Các phiên bản từ Su-27 của Trung Quốc, về mặt lý thuyết ngang hàng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-15 và F-16. Tuy nhiên, chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10 sản xuất trong nước, vốn đã gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật nghiêm trọng và khó tạo ra đủ lực đẩy.Công nghệ động cơ phản lực vẫn là hạn chế chính của máy bay chiến đấu Trung Quốc ngày nay. Vào năm 2016, Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-35, biến thể cao cấp và cơ động nhất của dòng Flanker cho đến nay, với mục đích là tìm hiểu công nghệ động cơ turbofans AL-41F của Nga.Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tàng hình, Trung Quốc đã phát triển hai mẫu máy bay là J-20 và J-31; trong đó J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, hai động cơ, bay thử lần đầu vào năm 2011, nhập biên chế Không quân Trung Quốc năm 2017, được coi là chiến đấu cơ hiện đại nhất hiện nay của Không quân Trung Quốc. Còn mẫu J-31 (hoặc FC-31) nhỏ hơn, do tư nhân phát triển về cơ bản là phiên bản nhái của F-35 Lightning; theo nghi vấn, J-31 hoàn toàn có thể sử dụng thiết kế bị hack từ máy tính của công ty Lockheed. Hiện J-31 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chỉ giành để xuất khẩu.Hiện nay có khoảng 33% máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai cũ, ít có giá trị chiến đấu, để có thể chống lại các đối thủ ngang hàng. 28% khác bao gồm máy bay ném bom chiến lược và máy bay thế hệ ba có khả năng hơn nhưng đã lạc hậu. Cuối cùng, 38% là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, về mặt lý thuyết có thể chống lại các máy bay cùng thế hệ như F-15 và F-16. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 chỉ chiếm khoảng trên dưới 1%.Mặc dù sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đông đảo, nhưng Trung Quốc thiếu phi công giỏi và học thuyết không quân tiên tiến, điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng chiến đấu của Không quân Trung Quốc. Do vậy, Không quân Trung Quốc đông, nhưng không hẳn mạnh. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh chiến đấu cơ J-7 - linh hồn của Không quân Trung Quốc suốt nửa thế kỷ qua. Nguồn: Sina.
Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc (gọi chung là không quân Trung Quốc), hiện đang có trong biên chế 1.700 máy bay chiến đấu (gồm máy bay chiến đấu, ném bom và máy bay tấn công mặt đất). Hiện không quân Trung Quốc sử dụng rất nhiều loại máy bay khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, đều được lấy cảm hứng từ hoặc sao chép từ thiết kế của Nga hoặc Mỹ, vì vậy không quá khó để nắm được khả năng của chúng, nếu biết nguồn gốc của chúng.
Loại máy bay chiến đấu được Trung Quốc sao chép nhiều nhất là MiG-19 với cái tên Trung Quốc là tiêm kích J-6; đây là chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm đầu tiên của Liên Xô, sử dụng cửa hút khí ở mũi. Phiên bản tiến công mặt đất của J-6 là Q-5, hiện vẫn còn khoảng 150 chiếc trong biên chế; nhưng được nâng cấp để sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác.
Vào đầu thập niên 1960, Liên Xô cũng chuyển giao cho Trung Quốc loại chiến đấu hiện đại nhất của họ khi đó là chiến đấu cơ MiG-21; sau đó được Trung Quốc thiết kế ngược lại thành loại Chengdu J-7. Tiến độ sản xuất J-7 chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1978 đến năm 2013 mới kết thúc.
Các nhà máy ở Trung Quốc đã sản xuất ra hàng nghìn chiếc máy bay hạng nhẹ J-7 với hàng chục biến thể; ngoài phục vụ trong lực lượng Không quân Trung Quốc, còn để xuất khẩu. Hiện vẫn còn khoảng gần bốn trăm chiếc J-7, vẫn phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
J-7 là chiếc máy bay được thiết kế từ thập niên 1950, về khả năng cơ động và tốc độ, nó có thể theo kịp tiêm kích F-16, nhưng J-7 không thể mang theo nhiều nhiên liệu hoặc vũ khí, và chỉ được trang bị một radar có công suất nhỏ ở mũi hình nón.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã nỗ lực cải tiến để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Phiên bản J-7G được giới thiệu vào năm 2004, bao gồm một radar doppler của Israel, có phạm vi phát hiện 60km và tên lửa cải tiến, cho khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn, cũng như một buồng lái kính kỹ thuật số.
J-7 khó có khả năng "sống sót" trước máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại, có thể phát hiện và giao tranh với đối phương ở tầm xa hơn nhiều (thực tế chứng minh giữa Không quân Israel và Syria năm 1982). Mặc dù theo giả thuyết, J-7 dựa vào số đông, có thể áp đảo quân phòng thủ, bằng các cuộc tấn công theo bầy đàn.
Một bản sao khác là Xi'an H-6, một máy bay ném bom hạng trung hai động cơ, dựa trên Tu-16 Badger, được Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1950. Đây cũng là máy bay ném bom duy nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay, nhưng tải trọng bom của H-6 chỉ là 8 tấn, ngang bằng với máy bay chiến đấu F-15 và kém xa tính năng so với B-52 của Mỹ hoặc Tu-95 Bear của Nga.
Vào giữa những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu của riêng họ. Đến năm 1979, chiếc máy bay đánh chặn Shenyang J-8 ra đời; đây là loại máy bay đánh chặn siêu âm, hai động cơ, có thể đạt tốc độ Mach 2,2. Tuy nhiên J-8 thiếu hệ thống điện tử hiện đại và khả năng cơ động của một máy bay đánh chặn.
Biến thể kế nhiệm J-8II được cải tiến trên phiên bản cũ với radar của Israel và hình mũi nhọn mới, cửa hút khí chuyển sang hai bên, biến nó trở thành vũ khí hạng nặng, nhưng có tốc độ nhanh giống như tiêm kích F-4 Phantom. Khoảng 150 chiếc J-8II vẫn đang hoạt động.
Tiêm kích bom JH-7, được đưa vào biên chế năm 1992, là máy bay tiêm kích bom hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang vũ khí lên tới 9 tấn và có tốc độ tối đa Mach 1,75. JH-7 có thể tiến công mục tiêu từ xa, bằng tên lửa hành trình, ngoài tầm hỏa lực của đối phương.
Chiến đấu đấu cơ hạng nhẹ một động cơ J-10, được coi là "niềm tự hào" của ngành thiết kế máy bay chiến đấu Trung Quốc; J-10 có khả năng cơ động cao, hệ thống lái bằng dây, để bù đắp cho khung máy bay không ổn định về mặt khí động học. Hiện J-10 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31F của Nga.
Phiên bản cao cấp nhất của J-10 là J-10C, được trang bị cảm biến theo dõi hồng ngoại tiên tiến và radar mảng quét điện tử chủ động (AESA). Tuy nhiên, phi đội 250 chiếc J-10, đã gặp phải một số vụ tai nạn chết người, có thể liên quan đến những trục trặc trong hệ thống bay bằng dây.
Loại chiến đấu cơ chủ lực hiện nay của Không quân Trung Quốc là các phiên bản dựa trên Su-27 Flanker của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đang ở trong khủng hoảng về kinh tế. Trung Quốc đã nắm lấy thời cơ, để khai thác những bí mật quân sự, trong đó có chiến đấu cơ Su-27, loại máy bay mà trước kia không được Liên Xô xuất khẩu.
Sau khi nhập khẩu lô chiến đấu cơ Su-27 ban đầu, Bắc Kinh đã mua giấy phép để chế tạo trong nước bản sao của riêng họ, đó là phiên bản J-11. Sau khi làm chủ công nghệ từ Nga, Trung Quốc đã bắt đầu độc lập chế tạo các mẫu tiên tiến hơn như J-11B và D, bất chấp sự phản đối của Nga.
Sau khi tiếp tục nhập từ Nga phiên bản Su-30MKK và Su-30MK2, các nhà thiết kế Trung Quốc đã sao chép thành J-16; đây cũng là loại chiến đấu cơ duy nhất của dòng Flanker, được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA); hiện loại chiến đấu cơ này đang tăng nhanh số lượng trong Không quân Trung Quốc.
Về tiêm kích hạm, không chịu mua loại tiêm kích hạm Su-33 của Nga với giá cao, Trung Quốc mua một nguyên mẫu thử nghiệm của Su-33 từ Ucraina và sao chép thành tiêm kích hạm J-15. Hiện có khoảng 40 chiếc phục vụ trên tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của nước này.
Các phiên bản từ Su-27 của Trung Quốc, về mặt lý thuyết ngang hàng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-15 và F-16. Tuy nhiên, chúng được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10 sản xuất trong nước, vốn đã gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật nghiêm trọng và khó tạo ra đủ lực đẩy.
Công nghệ động cơ phản lực vẫn là hạn chế chính của máy bay chiến đấu Trung Quốc ngày nay. Vào năm 2016, Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-35, biến thể cao cấp và cơ động nhất của dòng Flanker cho đến nay, với mục đích là tìm hiểu công nghệ động cơ turbofans AL-41F của Nga.
Trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tàng hình, Trung Quốc đã phát triển hai mẫu máy bay là J-20 và J-31; trong đó J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, hai động cơ, bay thử lần đầu vào năm 2011, nhập biên chế Không quân Trung Quốc năm 2017, được coi là chiến đấu cơ hiện đại nhất hiện nay của Không quân Trung Quốc.
Còn mẫu J-31 (hoặc FC-31) nhỏ hơn, do tư nhân phát triển về cơ bản là phiên bản nhái của F-35 Lightning; theo nghi vấn, J-31 hoàn toàn có thể sử dụng thiết kế bị hack từ máy tính của công ty Lockheed. Hiện J-31 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chỉ giành để xuất khẩu.
Hiện nay có khoảng 33% máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai cũ, ít có giá trị chiến đấu, để có thể chống lại các đối thủ ngang hàng. 28% khác bao gồm máy bay ném bom chiến lược và máy bay thế hệ ba có khả năng hơn nhưng đã lạc hậu.
Cuối cùng, 38% là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, về mặt lý thuyết có thể chống lại các máy bay cùng thế hệ như F-15 và F-16. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 chỉ chiếm khoảng trên dưới 1%.
Mặc dù sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đông đảo, nhưng Trung Quốc thiếu phi công giỏi và học thuyết không quân tiên tiến, điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng chiến đấu của Không quân Trung Quốc. Do vậy, Không quân Trung Quốc đông, nhưng không hẳn mạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh chiến đấu cơ J-7 - linh hồn của Không quân Trung Quốc suốt nửa thế kỷ qua. Nguồn: Sina.