Máy bay tiêm kích bom siêu thanh Su-34 cùng với loại bom 1.500 kg của Không quân Nga đang trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine trên chiến trường trong thời gian gần đây; kể cả họ được bảo vệ trong những công sự vững chắc nhất như ở Avdiivka.Mỗi khi loại máy bay chiến đấu này cất cánh, các lỗ hổng trên tuyến phòng thủ của Ukraine sẽ bị xé toạc bằng những vụ nổ dữ dội, khung cảnh thật kinh hoàng; đường kính của những hố bom tấn có thể lên tới 15 mét.Người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Ignat cho biết, Không quân Nga đã sử dụng loại bom hạng nặng FAB-1500, còn được gọi là "bom địa ngục". Đây là loại bom do Liên Xô sản xuất, nhưng được Nga biến nó thành bom lượn chính xác, với tầm bay tối đa lên tới 100km.Theo trang Topwar của Nga, bom FAB-1500 có trọng lượng 1,5 tấn và gần một nửa trong số đó là thuốc nổ mạnh. Quân đội Ukraine cho biết, sức sát thương của bom FAB-1500 rất kinh khủng; không chỉ phá tan công sự kiên cố, mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần của quân Ukraine.Theo các video quay trực tiếp từ chiến trường Ukraine cho thấy, loại bom tấn này được Nga cải tiến, có thể dễ dàng phá hủy các hệ thống công sự kiên cố, các nhà máy và tòa nhà cao tầng, những nơi được coi là pháo đài phòng thủ của quân Ukraine.Trước đây, Quân đội Nga chủ yếu sử dụng hỏa lực pháo binh để tấn công các mục tiêu trên, thì hiện nay, Quân đội Nga đã thay thế bằng các loại bom 500 kg; nếu mục tiêu chưa bị khuất phục, thì Không quân Nga tiếp tục sử dụng loại bom 1.500 kg. Cũng cần phải hiểu thêm rằng, bom FAB-1500 là loại bom thông thường, có sức công phá mạnh nhất của Quân đội Liên Xô được sản xuất loạt lớn, chuyên dùng để phá hủy những mục tiêu kiên cố của đối phương và hiện trong các kho của Nga còn nhiều loại bom này.So sánh bom hạng nặng sản xuất loạt của Mỹ là loại GBU-31 với bom FAB-1500 của Nga, thì bom GBU-31 chỉ có trọng lượng 2.000 pound (907 kg), chưa bằng 2/3 trọng lượng của bom Nga. Đây là lý do tại sao Quân đội Ukraine rất sợ loại vũ khí này. Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga chỉ sử dụng loại bom FAB-1500 trong chiến dịch đánh chiếm Nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, thuộc miền nam Ukraine, và đã nhanh chóng buộc quân Ukraine đầu hàng. Tại Azovstal, bom FAB-1500 được máy bay ném bom Tu-22M3 thả trực tiếp xuống mục tiêu từ độ cao 3.000 mét, khi khả năng phòng không của Ukraine tại Nhà máy thép Azovstal đã bị tê liệt và đó cũng là chiến dịch tấn công thành phố duy nhất, mà Không quân Nga sử dụng phương pháp ném bom truyền thống.Khi đó Không quân Nga chưa có bom lượn được cải tiến từ bom thường như bom JDAM của Mỹ, do vậy các loại máy bay của Nga phải sử dụng phương pháp ném bom từ thế chiến 2, đó là bay trên đầu mục tiêu để cắt bom hoặc ném bom bổ nhào.Chính vì phương pháp ném bom của Không quân Nga lạc hậu như vậy, nên nhiều máy bay ném bom của Nga đã bị Ukraine bắn hạ bằng vũ khí phòng không tầm thấp, khiến lực lượng không quân chiến thuật của Nga gặp khủng hoảng; thậm chí có giai đoạn không thể xuất kích.Đến tháng 1/2023, Không quân Nga bắt đầu thử nghiệm loại bom lượn có điều khiển, giống như bom lượn JDAM-ER của Mỹ. Đến tháng 9/2023, Nga đã cải tiến bom thành công bom thường FAB-1500, để biến nó thành một loại bom điều khiển giá rẻ, nhưng có khả năng sát thương cao.Người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Ignat cho biết, so với việc sản xuất tên lửa trị giá hàng triệu USD, thì chi phí cải tiến bom FAB-1500 rẻ hơn nhiều. Còn Tổng thống Ukraine Zelensky thì thường xuyên kêu gọi thế giới viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí phòng không hơn.Để ngăn Không quân Nga thả bom lượn, hiện Quân đội Ukraine chỉ có tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và S-300 của Liên Xô là có đủ tầm bắn để ngăn máy bay Nga thả những quả bom này; nhưng số lượng những vũ khí trên của Kiev rất hạn chế và việc đưa chúng ra sát chiến tuyến tiềm ẩn những rủi ro rất lớn.Hiện tại, các nước phương Tây đã đề xuất giúp Ukraine máy bay chiến đấu F-16 để ngăn chặn Su-34 của lực lượng không quân chiến thuật Nga thả bom lượn; giảm bớt mối đe dọa của "bom địa ngục" đối với lực lượng chiến đấu mặt đất. Các quan chức phương Tây cho biết, 12 phi công Ukraine sẽ hoàn thành khóa huấn luyện lái máy bay F-16, kéo dài 10 tháng tại Đan Mạch, Mỹ hoặc Anh. Dự kiến, vào mùa hè năm nay, lứa phi công F-16 đầu tiên của Ukraine sẽ tham chiến nhằm ngăn chặn máy bay Nga trên khu vực phía đông Ukraine. Về vấn đề này, giới chức Nga nhấn mạnh, tiêm kích F-16 không thể thay đổi tình hình cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga. Ngay cả khi các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu tiên tiến hơn, Nga vẫn có khả năng đáp trả.Với việc hồi sinh của lực lượng không quân chiến thuật của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, nhờ vào việc đưa vào sử dụng rộng rãi bom lượn có điều khiển từ bom thường, cho thấy Không quân Nga đã “lấy lại bầu trời” và đẩy Ukraine vào thế khó chống đỡ. Thất bại của Ukraine tại “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka vừa qua là minh chứng rõ nét nhất (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).
Máy bay tiêm kích bom siêu thanh Su-34 cùng với loại bom 1.500 kg của Không quân Nga đang trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine trên chiến trường trong thời gian gần đây; kể cả họ được bảo vệ trong những công sự vững chắc nhất như ở Avdiivka.
Mỗi khi loại máy bay chiến đấu này cất cánh, các lỗ hổng trên tuyến phòng thủ của Ukraine sẽ bị xé toạc bằng những vụ nổ dữ dội, khung cảnh thật kinh hoàng; đường kính của những hố bom tấn có thể lên tới 15 mét.
Người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Ignat cho biết, Không quân Nga đã sử dụng loại bom hạng nặng FAB-1500, còn được gọi là "bom địa ngục". Đây là loại bom do Liên Xô sản xuất, nhưng được Nga biến nó thành bom lượn chính xác, với tầm bay tối đa lên tới 100km.
Theo trang Topwar của Nga, bom FAB-1500 có trọng lượng 1,5 tấn và gần một nửa trong số đó là thuốc nổ mạnh. Quân đội Ukraine cho biết, sức sát thương của bom FAB-1500 rất kinh khủng; không chỉ phá tan công sự kiên cố, mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần của quân Ukraine.
Theo các video quay trực tiếp từ chiến trường Ukraine cho thấy, loại bom tấn này được Nga cải tiến, có thể dễ dàng phá hủy các hệ thống công sự kiên cố, các nhà máy và tòa nhà cao tầng, những nơi được coi là pháo đài phòng thủ của quân Ukraine.
Trước đây, Quân đội Nga chủ yếu sử dụng hỏa lực pháo binh để tấn công các mục tiêu trên, thì hiện nay, Quân đội Nga đã thay thế bằng các loại bom 500 kg; nếu mục tiêu chưa bị khuất phục, thì Không quân Nga tiếp tục sử dụng loại bom 1.500 kg.
Cũng cần phải hiểu thêm rằng, bom FAB-1500 là loại bom thông thường, có sức công phá mạnh nhất của Quân đội Liên Xô được sản xuất loạt lớn, chuyên dùng để phá hủy những mục tiêu kiên cố của đối phương và hiện trong các kho của Nga còn nhiều loại bom này.
So sánh bom hạng nặng sản xuất loạt của Mỹ là loại GBU-31 với bom FAB-1500 của Nga, thì bom GBU-31 chỉ có trọng lượng 2.000 pound (907 kg), chưa bằng 2/3 trọng lượng của bom Nga. Đây là lý do tại sao Quân đội Ukraine rất sợ loại vũ khí này.
Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga chỉ sử dụng loại bom FAB-1500 trong chiến dịch đánh chiếm Nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, thuộc miền nam Ukraine, và đã nhanh chóng buộc quân Ukraine đầu hàng.
Tại Azovstal, bom FAB-1500 được máy bay ném bom Tu-22M3 thả trực tiếp xuống mục tiêu từ độ cao 3.000 mét, khi khả năng phòng không của Ukraine tại Nhà máy thép Azovstal đã bị tê liệt và đó cũng là chiến dịch tấn công thành phố duy nhất, mà Không quân Nga sử dụng phương pháp ném bom truyền thống.
Khi đó Không quân Nga chưa có bom lượn được cải tiến từ bom thường như bom JDAM của Mỹ, do vậy các loại máy bay của Nga phải sử dụng phương pháp ném bom từ thế chiến 2, đó là bay trên đầu mục tiêu để cắt bom hoặc ném bom bổ nhào.
Chính vì phương pháp ném bom của Không quân Nga lạc hậu như vậy, nên nhiều máy bay ném bom của Nga đã bị Ukraine bắn hạ bằng vũ khí phòng không tầm thấp, khiến lực lượng không quân chiến thuật của Nga gặp khủng hoảng; thậm chí có giai đoạn không thể xuất kích.
Đến tháng 1/2023, Không quân Nga bắt đầu thử nghiệm loại bom lượn có điều khiển, giống như bom lượn JDAM-ER của Mỹ. Đến tháng 9/2023, Nga đã cải tiến bom thành công bom thường FAB-1500, để biến nó thành một loại bom điều khiển giá rẻ, nhưng có khả năng sát thương cao.
Người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Ignat cho biết, so với việc sản xuất tên lửa trị giá hàng triệu USD, thì chi phí cải tiến bom FAB-1500 rẻ hơn nhiều. Còn Tổng thống Ukraine Zelensky thì thường xuyên kêu gọi thế giới viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí phòng không hơn.
Để ngăn Không quân Nga thả bom lượn, hiện Quân đội Ukraine chỉ có tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và S-300 của Liên Xô là có đủ tầm bắn để ngăn máy bay Nga thả những quả bom này; nhưng số lượng những vũ khí trên của Kiev rất hạn chế và việc đưa chúng ra sát chiến tuyến tiềm ẩn những rủi ro rất lớn.
Hiện tại, các nước phương Tây đã đề xuất giúp Ukraine máy bay chiến đấu F-16 để ngăn chặn Su-34 của lực lượng không quân chiến thuật Nga thả bom lượn; giảm bớt mối đe dọa của "bom địa ngục" đối với lực lượng chiến đấu mặt đất.
Các quan chức phương Tây cho biết, 12 phi công Ukraine sẽ hoàn thành khóa huấn luyện lái máy bay F-16, kéo dài 10 tháng tại Đan Mạch, Mỹ hoặc Anh. Dự kiến, vào mùa hè năm nay, lứa phi công F-16 đầu tiên của Ukraine sẽ tham chiến nhằm ngăn chặn máy bay Nga trên khu vực phía đông Ukraine.
Về vấn đề này, giới chức Nga nhấn mạnh, tiêm kích F-16 không thể thay đổi tình hình cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga. Ngay cả khi các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu tiên tiến hơn, Nga vẫn có khả năng đáp trả.
Với việc hồi sinh của lực lượng không quân chiến thuật của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, nhờ vào việc đưa vào sử dụng rộng rãi bom lượn có điều khiển từ bom thường, cho thấy Không quân Nga đã “lấy lại bầu trời” và đẩy Ukraine vào thế khó chống đỡ. Thất bại của Ukraine tại “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka vừa qua là minh chứng rõ nét nhất (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).