Vào ngày 5/3, Không quân Nga đã phải hứng chịu một “ngày thảm khốc”. Các video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, Không quân Nga có thể đã mất tới 10 máy bay chiến đấu ở Ukraine vào ngày hôm đó.Câu hỏi tại sao, Không quân vốn được Quân đội Nga “ưu ái”, lại chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột Nga-Ukraine? Khi chỉ trong vòng 26 giờ chiến đấu, Không quân Nga mất 1 tiêm kích đa năng Su-30SM, 1 tiêm kích bom Su-34, 2 cường kích Su-25, 2 trực thăng Mi-24 / Mi-35, 2 trực thăng Mi-8 và 1 UAV Orlan-10.Theo nhiều nguồn thông tin, kết quả trên được chứng thực bằng video hoặc hình ảnh liên quan, bao gồm video quá trình bắn hạ Su-30SM và Mi-24, ảnh xác máy bay Su-34, Su-25, Orlan-10, Mi-24 và các máy bay quân sự khác của Nga.Nếu so với hiệu suất chiến đấu của không quân phương Tây trong những năm gần đây và Không quân Nga, rõ ràng có một khoảng cách, mà trong một cuộc chiến tổng lực như chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, mới bộc lộ ra.Điều này thể hiện trước hết là số lượng lớn máy bay chiến đấu bị rơi vì hỏa lực phòng không Ukraine, sau đó là nhiều phi công bị bắt và thương vong. Ngay cả khi máy bay chiến đấu của phương Tây bị bắn rơi, phi công thường được giải cứu kịp thời.Nga đã mất nhiều loại máy bay, trong số đó, Su-30SM là máy bay chiến đấu đa năng, chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động chiếm ưu thế trên không, và được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống và thống lĩnh trên không.Tiêm kích bom Su-34 chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ đánh chặn sâu, chế áp phòng không và tấn công các mục tiêu trọng yếu; trong khi Su-25 chủ yếu được sử dụng để yểm trợ trên không trực tiếp cho lực lượng chiến đấu mặt đất.So với các cuộc chiến tranh cục bộ trước đây, mà phương Tây tham gia, quân đội Nga đang phải đối mặt với đối thủ mạnh hơn và quy mô hoạt động lớn hơn. Mặt khác, việc nhiều máy bay bị bắn rơi cũng cho thấy, Nga điều động số lượng lớn máy bay, để tham gia tấn công mục tiêu mặt đất chứ không phải là không chiến.Trong số các cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ và các nước phương Tây khác đã can thiệp trong thế kỷ này, mạnh nhất là đối thủ Iraq. Vào thời điểm đó, Iraq đã trải qua một cuộc phong tỏa và trừng phạt lâu dài, không có phương tiện dự phòng, không có không quân và lực lượng phòng không thì sứt mẻ.Trong những năm gần đây, các cuộc không kích của phương Tây nhằm vào Syria nhìn chung có giới hạn mục tiêu và nhiệm vụ có thể được thực hiện chủ yếu bằng tên lửa, phóng từ ngoài tầm hỏa lực các hệ thống phòng không của Syria.Còn đối với lực lượng không quân, việc máy bay bị mất tích khi hoạt động ở cường độ cao, không có gì quá ngạc nhiên. Thông thường, cần phải có lợi thế áp đảo cả về vũ khí, trang bị và kỹ thuật trên chiến trường, để đánh đổi những tổn thất tương đối nhỏ.Cụ thể, máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi vì hai lý do trực tiếp. Đầu tiên là độ cao bay và tấn công tương đối thấp, đặc biệt là trực thăng. Đoạn video cho thấy, một chiếc trực thăng Mi-24 bị tấn công chỉ cách mặt đất hơn chục mét, các máy bay cánh cố định khác đều bay không cao.Độ cao bắn tối đa của tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) khoảng 3.000m, đủ sức vít cổ các máy bay chiến đấu Nga tầm thấp và tầm cực thấp, điều này tạo điều kiện cho quân đội Ukraine sử dụng tên lửa phòng không di động, để tấn công kiểu du kích.Ngoài ra, khi bay ở độ cao cực thấp, máy bay còn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như pháo phòng không cỡ nhỏ, nên khó tránh khỏi tổn thất. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, quân đội Mỹ đã phải sử dụng nhiều phương thức ném bom tầm trung, để tránh nhiều tổn thất.Trong khi đó, số tiêm kích bom Tornado của các nước châu Âu cử đến Iraq tham chiến, vẫn áp dụng phương thức ném bom tầm siêu thấp, dẫn đến kết quả là trong số máy bay bị Iraq bắn hạ, máy bay Tornado bị bắn rơi nhiều nhất.Trong những năm gần đây, Ả Rập Xê-út và các nước khác cũng đã mất một số máy bay chiến đấu tiên tiến mua của phương Tây khi chiến đấu ở độ cao thấp, trong cuộc chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy Houthis ở Yemen.Lý do thứ hai là Quân đội Nga có nhiều hoạt động ban ngày, thay vì ban đêm; các video hiện có cho thấy, hầu như tất cả các máy bay chiến đấu của Nga đều bị bắn hạ vào ban ngày.Do tên lửa phòng không vác vai thường không có khả năng tác chiến ban đêm, nếu không quân Nga hoạt động vào ban đêm, nó sẽ có thể giảm đáng kể xác suất bị các tên lửa phòng không di động phát hiện bằng mắt thường, do đó giảm khả năng bị bắn trúng.Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến máy bay chiến đấu Nga nhất quyết bay ở độ cao thấp, có thể là do thiếu vũ khí dẫn đường chính xác trên không, đặc biệt là vũ khí phóng từ bên ngoài khu vực phòng thủ và họ phải sử dụng thêm vũ khí không điều khiển, nên phải hạ thấp độ cao để tăng độ chính xác.Điều đáng chú ý là việc Quân đội Nga hiện không sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác trên phạm vi quy mô lớn trên chiến trường, có thể không phải là do nguồn dự trữ đã cạn kiệt, mà là do họ “sử dụng tiết kiệm”, để đối phó với quy mô lớn hơn và kéo dài hơn.Ngoài ra, cũng có thể do quân đội Nga chưa hoàn thành việc tiêu diệt và chế áp triệt để các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của Ukraine. Có khả năng, Ukraine vẫn còn một số lượng nhất định các hệ thống tên lửa Buk, S-300 và Quân đội Nga phải tránh nó bằng các phương pháp bay tầm thấp.Về việc Không quân Nga thường thực hiện các nhiệm vụ vào ban ngày, chứ ít khi tiến hành vào ban đêm, theo giới phân tích, còn có lý do tới từ khả năng tác chiến của phi công, vì bay đêm cần một khả năng rất cao và đòi hỏi phi công phải được huấn luyện cực tốt. Nguồn ảnh: Foxt.
Vào ngày 5/3, Không quân Nga đã phải hứng chịu một “ngày thảm khốc”. Các video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, Không quân Nga có thể đã mất tới 10 máy bay chiến đấu ở Ukraine vào ngày hôm đó.
Câu hỏi tại sao, Không quân vốn được Quân đội Nga “ưu ái”, lại chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột Nga-Ukraine? Khi chỉ trong vòng 26 giờ chiến đấu, Không quân Nga mất 1 tiêm kích đa năng Su-30SM, 1 tiêm kích bom Su-34, 2 cường kích Su-25, 2 trực thăng Mi-24 / Mi-35, 2 trực thăng Mi-8 và 1 UAV Orlan-10.
Theo nhiều nguồn thông tin, kết quả trên được chứng thực bằng video hoặc hình ảnh liên quan, bao gồm video quá trình bắn hạ Su-30SM và Mi-24, ảnh xác máy bay Su-34, Su-25, Orlan-10, Mi-24 và các máy bay quân sự khác của Nga.
Nếu so với hiệu suất chiến đấu của không quân phương Tây trong những năm gần đây và Không quân Nga, rõ ràng có một khoảng cách, mà trong một cuộc chiến tổng lực như chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, mới bộc lộ ra.
Điều này thể hiện trước hết là số lượng lớn máy bay chiến đấu bị rơi vì hỏa lực phòng không Ukraine, sau đó là nhiều phi công bị bắt và thương vong. Ngay cả khi máy bay chiến đấu của phương Tây bị bắn rơi, phi công thường được giải cứu kịp thời.
Nga đã mất nhiều loại máy bay, trong số đó, Su-30SM là máy bay chiến đấu đa năng, chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động chiếm ưu thế trên không, và được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống và thống lĩnh trên không.
Tiêm kích bom Su-34 chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ đánh chặn sâu, chế áp phòng không và tấn công các mục tiêu trọng yếu; trong khi Su-25 chủ yếu được sử dụng để yểm trợ trên không trực tiếp cho lực lượng chiến đấu mặt đất.
So với các cuộc chiến tranh cục bộ trước đây, mà phương Tây tham gia, quân đội Nga đang phải đối mặt với đối thủ mạnh hơn và quy mô hoạt động lớn hơn. Mặt khác, việc nhiều máy bay bị bắn rơi cũng cho thấy, Nga điều động số lượng lớn máy bay, để tham gia tấn công mục tiêu mặt đất chứ không phải là không chiến.
Trong số các cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ và các nước phương Tây khác đã can thiệp trong thế kỷ này, mạnh nhất là đối thủ Iraq. Vào thời điểm đó, Iraq đã trải qua một cuộc phong tỏa và trừng phạt lâu dài, không có phương tiện dự phòng, không có không quân và lực lượng phòng không thì sứt mẻ.
Trong những năm gần đây, các cuộc không kích của phương Tây nhằm vào Syria nhìn chung có giới hạn mục tiêu và nhiệm vụ có thể được thực hiện chủ yếu bằng tên lửa, phóng từ ngoài tầm hỏa lực các hệ thống phòng không của Syria.
Còn đối với lực lượng không quân, việc máy bay bị mất tích khi hoạt động ở cường độ cao, không có gì quá ngạc nhiên. Thông thường, cần phải có lợi thế áp đảo cả về vũ khí, trang bị và kỹ thuật trên chiến trường, để đánh đổi những tổn thất tương đối nhỏ.
Cụ thể, máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi vì hai lý do trực tiếp. Đầu tiên là độ cao bay và tấn công tương đối thấp, đặc biệt là trực thăng. Đoạn video cho thấy, một chiếc trực thăng Mi-24 bị tấn công chỉ cách mặt đất hơn chục mét, các máy bay cánh cố định khác đều bay không cao.
Độ cao bắn tối đa của tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) khoảng 3.000m, đủ sức vít cổ các máy bay chiến đấu Nga tầm thấp và tầm cực thấp, điều này tạo điều kiện cho quân đội Ukraine sử dụng tên lửa phòng không di động, để tấn công kiểu du kích.
Ngoài ra, khi bay ở độ cao cực thấp, máy bay còn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như pháo phòng không cỡ nhỏ, nên khó tránh khỏi tổn thất. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, quân đội Mỹ đã phải sử dụng nhiều phương thức ném bom tầm trung, để tránh nhiều tổn thất.
Trong khi đó, số tiêm kích bom Tornado của các nước châu Âu cử đến Iraq tham chiến, vẫn áp dụng phương thức ném bom tầm siêu thấp, dẫn đến kết quả là trong số máy bay bị Iraq bắn hạ, máy bay Tornado bị bắn rơi nhiều nhất.
Trong những năm gần đây, Ả Rập Xê-út và các nước khác cũng đã mất một số máy bay chiến đấu tiên tiến mua của phương Tây khi chiến đấu ở độ cao thấp, trong cuộc chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy Houthis ở Yemen.
Lý do thứ hai là Quân đội Nga có nhiều hoạt động ban ngày, thay vì ban đêm; các video hiện có cho thấy, hầu như tất cả các máy bay chiến đấu của Nga đều bị bắn hạ vào ban ngày.
Do tên lửa phòng không vác vai thường không có khả năng tác chiến ban đêm, nếu không quân Nga hoạt động vào ban đêm, nó sẽ có thể giảm đáng kể xác suất bị các tên lửa phòng không di động phát hiện bằng mắt thường, do đó giảm khả năng bị bắn trúng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến máy bay chiến đấu Nga nhất quyết bay ở độ cao thấp, có thể là do thiếu vũ khí dẫn đường chính xác trên không, đặc biệt là vũ khí phóng từ bên ngoài khu vực phòng thủ và họ phải sử dụng thêm vũ khí không điều khiển, nên phải hạ thấp độ cao để tăng độ chính xác.
Điều đáng chú ý là việc Quân đội Nga hiện không sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác trên phạm vi quy mô lớn trên chiến trường, có thể không phải là do nguồn dự trữ đã cạn kiệt, mà là do họ “sử dụng tiết kiệm”, để đối phó với quy mô lớn hơn và kéo dài hơn.
Ngoài ra, cũng có thể do quân đội Nga chưa hoàn thành việc tiêu diệt và chế áp triệt để các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của Ukraine. Có khả năng, Ukraine vẫn còn một số lượng nhất định các hệ thống tên lửa Buk, S-300 và Quân đội Nga phải tránh nó bằng các phương pháp bay tầm thấp.
Về việc Không quân Nga thường thực hiện các nhiệm vụ vào ban ngày, chứ ít khi tiến hành vào ban đêm, theo giới phân tích, còn có lý do tới từ khả năng tác chiến của phi công, vì bay đêm cần một khả năng rất cao và đòi hỏi phi công phải được huấn luyện cực tốt. Nguồn ảnh: Foxt.