Tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga được thiết kế để thống trị bầu trời, nhưng đến nay hóa ra nó chưa sẵn sàng cho cuộc đối đầu với F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ.Theo tạp chí Mỹ National Interest thì dự án Su-57 có rất nhiều vấn đề bất cập như không đủ kinh phí nghiên cứu, thời gian phát triển dự án kéo dài quá lâu, thiếu động cơ đúng chuẩn và hệ thống vũ khí bị thiếu hụt.Những điều trên là lý do để khẳng định rằng tiêm kích Su-57 của Nga đơn giản là chưa sẵn sàng cho các hoạt động quân sự quy mô lớn, điều này đã được chứng minh bằng thực tế là nó chỉ có mặt tại Syria có vỏn vẹn 2 ngày."Số lượng cũng như sự hiện diện của bất kỳ tiêm kích mới nào của Nga trong khu vực đều không ảnh hưởng đến hoạt động của liên minh quân sự”.“Thực trạng trên dẫn tới việc chúng tôi không xem xét điều này (sự xuất hiện của Su-57 ở Syria) là mối đe dọa cho chiến đấu cơ của liên minh", National Interest dẫn lời quan chức quân sự Mỹ cho biết.Một lý do khác để nghi ngờ hiệu quả chiến đấu của Su-57 chính là vụ tai nạn xảy ra vào cuối năm 2019 với chiếc sản xuất loạt đầu tiên, giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.Theo dữ liệu được công bố, nguyên nhân gây ra thảm họa trên có liên quan đến lỗi hệ thống của máy tính trung tâm, cho thấy lỗ hổng lớn của quá trình chế tạo.Hiện tại vẫn chưa có thông tin dây chuyền sản xuất Su-57 đã được tái khởi động trở lại bất chấp tuyên bố mạnh mẽ của đại diện Bộ Quốc phòng Nga, điều này càng khiến cho nhận định của tờ báo Mỹ có cơ sở hơn.Trong tương lai gần, chắc chắn Nga vẫn sẽ phải trông chờ vào các tiêm kích thế hệ 4 như Su-35S hay phiên bản hiện đại hóa của Su-30SM có tên định danh Su-30SMD để chờ Su-57 thực sự đạt trạng thái hoàn hảo.Kế hoạch trong năm 2020 được giới chức quân sự Nga công bố thì họ sẽ đưa tiêm kích tàng hình Su-57 quay lại Syria để tái kiểm tra khả năng.Nhưng sau vụ tai nạn trên và thực tế chiến trường Syria không còn đánh lớn thì khó có khả năng dự định thành hiện thực.Mặc dù vậy cũng phải nhận thấy rằng nhận định Su-57 "không phù hợp cho không chiến" của tạp chí Mỹ National Interest là hơi cực đoan.Chính xác ra thì họ nên nói nó "chưa sẵn sàng tham chiến" thì chuẩn hơn thay vì lời nhận định như là Su-57 chỉ nên dùng như một máy bay cường kích tàng hình.Nhưng bên cạnh đó lại có ý kiến rằng nếu dùng Su-57 trong vai trò máy bay ném bom tiền tuyến thì nó cũng khó lòng đảm đương tốt nhiệm vụ.Su-57 có diện tích phản xạ radar ở mức quá cao, động cơ chưa có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, những điều này sẽ làm nó trở thành miếng mồi ngon của phòng không đối phương.
Tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga được thiết kế để thống trị bầu trời, nhưng đến nay hóa ra nó chưa sẵn sàng cho cuộc đối đầu với F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ.
Theo tạp chí Mỹ National Interest thì dự án Su-57 có rất nhiều vấn đề bất cập như không đủ kinh phí nghiên cứu, thời gian phát triển dự án kéo dài quá lâu, thiếu động cơ đúng chuẩn và hệ thống vũ khí bị thiếu hụt.
Những điều trên là lý do để khẳng định rằng tiêm kích Su-57 của Nga đơn giản là chưa sẵn sàng cho các hoạt động quân sự quy mô lớn, điều này đã được chứng minh bằng thực tế là nó chỉ có mặt tại Syria có vỏn vẹn 2 ngày.
"Số lượng cũng như sự hiện diện của bất kỳ tiêm kích mới nào của Nga trong khu vực đều không ảnh hưởng đến hoạt động của liên minh quân sự”.
“Thực trạng trên dẫn tới việc chúng tôi không xem xét điều này (sự xuất hiện của Su-57 ở Syria) là mối đe dọa cho chiến đấu cơ của liên minh", National Interest dẫn lời quan chức quân sự Mỹ cho biết.
Một lý do khác để nghi ngờ hiệu quả chiến đấu của Su-57 chính là vụ tai nạn xảy ra vào cuối năm 2019 với chiếc sản xuất loạt đầu tiên, giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Theo dữ liệu được công bố, nguyên nhân gây ra thảm họa trên có liên quan đến lỗi hệ thống của máy tính trung tâm, cho thấy lỗ hổng lớn của quá trình chế tạo.
Hiện tại vẫn chưa có thông tin dây chuyền sản xuất Su-57 đã được tái khởi động trở lại bất chấp tuyên bố mạnh mẽ của đại diện Bộ Quốc phòng Nga, điều này càng khiến cho nhận định của tờ báo Mỹ có cơ sở hơn.
Trong tương lai gần, chắc chắn Nga vẫn sẽ phải trông chờ vào các tiêm kích thế hệ 4 như Su-35S hay phiên bản hiện đại hóa của Su-30SM có tên định danh Su-30SMD để chờ Su-57 thực sự đạt trạng thái hoàn hảo.
Kế hoạch trong năm 2020 được giới chức quân sự Nga công bố thì họ sẽ đưa tiêm kích tàng hình Su-57 quay lại Syria để tái kiểm tra khả năng.
Nhưng sau vụ tai nạn trên và thực tế chiến trường Syria không còn đánh lớn thì khó có khả năng dự định thành hiện thực.
Mặc dù vậy cũng phải nhận thấy rằng nhận định Su-57 "không phù hợp cho không chiến" của tạp chí Mỹ National Interest là hơi cực đoan.
Chính xác ra thì họ nên nói nó "chưa sẵn sàng tham chiến" thì chuẩn hơn thay vì lời nhận định như là Su-57 chỉ nên dùng như một máy bay cường kích tàng hình.
Nhưng bên cạnh đó lại có ý kiến rằng nếu dùng Su-57 trong vai trò máy bay ném bom tiền tuyến thì nó cũng khó lòng đảm đương tốt nhiệm vụ.
Su-57 có diện tích phản xạ radar ở mức quá cao, động cơ chưa có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, những điều này sẽ làm nó trở thành miếng mồi ngon của phòng không đối phương.