Cách thức liên lạc phổ biến nhất trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chính là sử dụng... chim bồ câu đưa thư. Nguồn ảnh: CNN.Cách thức này rất rẻ tiền và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi tuy nhiên nó lại khá... kém hiệu quả khi chim bồ câu có thể bị bay lạc hướng, bị bắn hạ hoặc bị tóm bởi các loại thiên địch do kẻ địch thả ra và thông tin những chú chim mang theo sẽ rất dễ rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: Paradox.Tuy nhiên đây là cách thức liên lạc gần như là duy nhất đối với nhiều đơn vị đặc biệt là lính xe tăng. Thậm chí các loại xe tăng Mark I và Mark II của Anh còn có sẵn các lỗ được thiết kế để... gửi chim bồ câu ra ngoài nhằm liên lạc giữa đơn vị xe tăng tấn công với hậu tuyến. Nguồn ảnh: Pinterest.Cách thức hiện đại hơn đó là sử dụng điện thoại rải dây. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy hiện đại nhưng cách thức này lại chỉ thực hiện được ở trong khoảng cách ngắn, dễ bị cắt đứt và đặc biệt là rất dễ bị nghe lén. Nguồn ảnh: Pinterest.Một loại động vật khác được sử dụng như một thiết bị liên lạc hồi CTTG 1 chính là chó. Nguồn ảnh: CBC.Với bản tính thông minh của mình, chúng có thể mang thông tin tình báo chạy khắp chiến trường và đưa đến đúng nơi cần thiết với khả năng dò đường tuyệt hảo. Nguồn ảnh: Pinterest.Một cách thức liên lạc trong chiến tranh thế giới thứ nhất khác nữa là sử dụng đèn để liên lạc theo kiểu mã Morse, tuy nhiên cách thức này chỉ sử dụng được ở cự ly gần và... thời tiết tốt không có sương mù. Nguồn ảnh: Worces.Trong trường hợp không có chim bồ câu, không có chó cũng không có đèn thì sẽ có một đơn vị thực hiện nhiệm vụ liên lạc, họ gọi những người đó là "Runners" nghĩa là "Chân chạy". Nguồn ảnh: Emaze.Nhiệm vụ của họ sẽ là cầm theo lệnh chạy băng qua giữa chiến trường để đưa đến nơi cần thiết, nhiệm vụ đó có phần còn nguy hiểm hơn cả những người lính chiến có những lúc đáng lẽ ra người lính phải nằm im dưới chiến hào tránh đạn pháo thì những "Chân chạy" này lại phi qua giữa chiến trường để... đưa thư. Nguồn ảnh: Mental.
Cách thức liên lạc phổ biến nhất trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chính là sử dụng... chim bồ câu đưa thư. Nguồn ảnh: CNN.
Cách thức này rất rẻ tiền và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi tuy nhiên nó lại khá... kém hiệu quả khi chim bồ câu có thể bị bay lạc hướng, bị bắn hạ hoặc bị tóm bởi các loại thiên địch do kẻ địch thả ra và thông tin những chú chim mang theo sẽ rất dễ rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: Paradox.
Tuy nhiên đây là cách thức liên lạc gần như là duy nhất đối với nhiều đơn vị đặc biệt là lính xe tăng. Thậm chí các loại xe tăng Mark I và Mark II của Anh còn có sẵn các lỗ được thiết kế để... gửi chim bồ câu ra ngoài nhằm liên lạc giữa đơn vị xe tăng tấn công với hậu tuyến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cách thức hiện đại hơn đó là sử dụng điện thoại rải dây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy hiện đại nhưng cách thức này lại chỉ thực hiện được ở trong khoảng cách ngắn, dễ bị cắt đứt và đặc biệt là rất dễ bị nghe lén. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một loại động vật khác được sử dụng như một thiết bị liên lạc hồi CTTG 1 chính là chó. Nguồn ảnh: CBC.
Với bản tính thông minh của mình, chúng có thể mang thông tin tình báo chạy khắp chiến trường và đưa đến đúng nơi cần thiết với khả năng dò đường tuyệt hảo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một cách thức liên lạc trong chiến tranh thế giới thứ nhất khác nữa là sử dụng đèn để liên lạc theo kiểu mã Morse, tuy nhiên cách thức này chỉ sử dụng được ở cự ly gần và... thời tiết tốt không có sương mù. Nguồn ảnh: Worces.
Trong trường hợp không có chim bồ câu, không có chó cũng không có đèn thì sẽ có một đơn vị thực hiện nhiệm vụ liên lạc, họ gọi những người đó là "Runners" nghĩa là "Chân chạy". Nguồn ảnh: Emaze.
Nhiệm vụ của họ sẽ là cầm theo lệnh chạy băng qua giữa chiến trường để đưa đến nơi cần thiết, nhiệm vụ đó có phần còn nguy hiểm hơn cả những người lính chiến có những lúc đáng lẽ ra người lính phải nằm im dưới chiến hào tránh đạn pháo thì những "Chân chạy" này lại phi qua giữa chiến trường để... đưa thư. Nguồn ảnh: Mental.