Đại tá Lê Bá Ước (bí danh Lê Lai) sinh ngày 12/4/1931 trong một gia đình và làng quê giàu truyền thống yêu nước cách mạng ở xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông tham gia cách mạng từ năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, tham gia Vệ Quốc đoàn, Ban Tình báo C70. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1965, ông vượt Trường Sơn trở về miền Nam chiến đấu, công tác cho đến lúc nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Ảnh BTĐC.Súng tiểu liên với số đăng ký BTĐC: 763-K3-163 của Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Bá Ước, nguyên Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 Đặc công rừng Sác được Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam tặng trong dịp ông về dự nghị chiến dịch tổng hợp tại căn cứ cách mạng của Trung ương cục miền Nam và nhận nhiệm vụ trở về làm Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 Rừng Sác lần 2 năm 1971. Khẩu tiểu liên huyền thoại của người lính đặc công rừng Sác huyền thoại chính là khẩu Skorpion (Bọ Cạp) vz.61 do Tiệp Khắc sản xuất. Khẩu súng tiểu liên này còn có tên tiếng Việt là K61. Nguồn ảnh: Btlsqsvn.Đây là khẩu tiểu liên cực kỳ phù hợp với lối tác chiến "luồn sâu, đánh hiểm" của lực lượng đặc công Việt Nam nói chung và đặc công rừng Sác nói riêng. Nguồn ảnh: Rifle.Không chỉ gọn nhẹ một cách đáng ngạc nhiên, tiểu liên K61 còn sử dụng cỡ đạn nhỏ - điều này khiến cho lượng đạn dự trữ mà các chiến sĩ đặc công mang theo trở nên nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với các loại súng trường tấn công thông thường. Nguồn ảnh: TL.Dù vốn dĩ đã rất nhỏ gọn, tiểu liên Vz.61 thậm chí còn có thể... gập được báng. Khẩu súng này khi gập báng chỉ còn dài 270mm - nghĩa là có thể giấu ở bất cứ đâu hoặc dắt trên người một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: TL.Với kiểu tác chiến luồn lách của đặc công Việt Nam, khẩu Vz.61 tỏ ra cực kỳ phù hợp khi nó quá nhỏ gọn, không vướng víu trong không gian hẹp. Nguồn ảnh: Wiki.Kết cấu tối giản của tiểu liên Vz.61 cũng khiến nó dễ bảo dưỡng, dễ sửa chữa đặc biệt trong điều kiện rừng Sác nước ngập đầm lầy quanh năm. Nguồn ảnh: Guns.Khẩu tiểu liên này có trọng lượng tổng cộng chỉ 1,3 kg - nhẹ bằng khoảng 1/3 so với khẩu AK-47 và chiều dài tổng cộng 517mm khi mở báng. Nguồn ảnh: Forces.Loại đạn được sử dụng bởi Vz.61 cũng rất đặc biệt, là cỡ đạn 7,65x17mm và có đầu đạn tròn. Đây là loại đạn súng ngắn, có sức sát thương trung bình kém, tuy nhiên cũng đủ để tác chiến ở cự ly gần. Nguồn ảnh: GunsFi.Đặc biệt, sức mạnh của tiểu liên Skorpion đến từ tốc độ bắn cực nhanh của nó, tối đa lên tới 850 viên mỗi phút, cho phép người lính dội một lượng hoả lực dày đặc về phía địch trước khi rút lui. Nguồn ảnh: Militaria.Đổi lại, vì có kết cấu quá nhỏ và nòng ngắn, Vz.61 chỉ có tầm bắn hiệu quả tối đa 150 mét, thông thướng sát thương tốt ở tầm dưới 50 mét và chỉ được trang bị hộp tiếp đạn 20 viên - đảm bảo đặc tính nhỏ gọn của mình. Nguồn ảnh: Guns.Đại tá anh hùng Đặc công Lê Bá Ước bên cạnh khẩu tiểu liên K61 huyền thoại của lực lượng đặc công rừng Sác. Nguồn ảnh: TL. Mời độc giả xem Video: Kỹ thuật nguỵ trang độn thổ của Đặc công Việt Nam.
Đại tá Lê Bá Ước (bí danh Lê Lai) sinh ngày 12/4/1931 trong một gia đình và làng quê giàu truyền thống yêu nước cách mạng ở xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông tham gia cách mạng từ năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, tham gia Vệ Quốc đoàn, Ban Tình báo C70. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1965, ông vượt Trường Sơn trở về miền Nam chiến đấu, công tác cho đến lúc nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Ảnh BTĐC.
Súng tiểu liên với số đăng ký BTĐC: 763-K3-163 của Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Bá Ước, nguyên Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 Đặc công rừng Sác được Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam tặng trong dịp ông về dự nghị chiến dịch tổng hợp tại căn cứ cách mạng của Trung ương cục miền Nam và nhận nhiệm vụ trở về làm Đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đoàn 10 Rừng Sác lần 2 năm 1971. Khẩu tiểu liên huyền thoại của người lính đặc công rừng Sác huyền thoại chính là khẩu Skorpion (Bọ Cạp) vz.61 do Tiệp Khắc sản xuất. Khẩu súng tiểu liên này còn có tên tiếng Việt là K61. Nguồn ảnh: Btlsqsvn.
Đây là khẩu tiểu liên cực kỳ phù hợp với lối tác chiến "luồn sâu, đánh hiểm" của lực lượng đặc công Việt Nam nói chung và đặc công rừng Sác nói riêng. Nguồn ảnh: Rifle.
Không chỉ gọn nhẹ một cách đáng ngạc nhiên, tiểu liên K61 còn sử dụng cỡ đạn nhỏ - điều này khiến cho lượng đạn dự trữ mà các chiến sĩ đặc công mang theo trở nên nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với các loại súng trường tấn công thông thường. Nguồn ảnh: TL.
Dù vốn dĩ đã rất nhỏ gọn, tiểu liên Vz.61 thậm chí còn có thể... gập được báng. Khẩu súng này khi gập báng chỉ còn dài 270mm - nghĩa là có thể giấu ở bất cứ đâu hoặc dắt trên người một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: TL.
Với kiểu tác chiến luồn lách của đặc công Việt Nam, khẩu Vz.61 tỏ ra cực kỳ phù hợp khi nó quá nhỏ gọn, không vướng víu trong không gian hẹp. Nguồn ảnh: Wiki.
Kết cấu tối giản của tiểu liên Vz.61 cũng khiến nó dễ bảo dưỡng, dễ sửa chữa đặc biệt trong điều kiện rừng Sác nước ngập đầm lầy quanh năm. Nguồn ảnh: Guns.
Khẩu tiểu liên này có trọng lượng tổng cộng chỉ 1,3 kg - nhẹ bằng khoảng 1/3 so với khẩu AK-47 và chiều dài tổng cộng 517mm khi mở báng. Nguồn ảnh: Forces.
Loại đạn được sử dụng bởi Vz.61 cũng rất đặc biệt, là cỡ đạn 7,65x17mm và có đầu đạn tròn. Đây là loại đạn súng ngắn, có sức sát thương trung bình kém, tuy nhiên cũng đủ để tác chiến ở cự ly gần. Nguồn ảnh: GunsFi.
Đặc biệt, sức mạnh của tiểu liên Skorpion đến từ tốc độ bắn cực nhanh của nó, tối đa lên tới 850 viên mỗi phút, cho phép người lính dội một lượng hoả lực dày đặc về phía địch trước khi rút lui. Nguồn ảnh: Militaria.
Đổi lại, vì có kết cấu quá nhỏ và nòng ngắn, Vz.61 chỉ có tầm bắn hiệu quả tối đa 150 mét, thông thướng sát thương tốt ở tầm dưới 50 mét và chỉ được trang bị hộp tiếp đạn 20 viên - đảm bảo đặc tính nhỏ gọn của mình. Nguồn ảnh: Guns.
Đại tá anh hùng Đặc công Lê Bá Ước bên cạnh khẩu tiểu liên K61 huyền thoại của lực lượng đặc công rừng Sác. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Kỹ thuật nguỵ trang độn thổ của Đặc công Việt Nam.