Được nghiên cứu trong những năm 50 của thế kỷ trước - ngay sau khi nước Đức bị chia cắt và còn đang phục hồi vì vết thương chiến tranh, H&K G3 đã ra đời để chứng tỏ khả năng thiết kế súng thượng thừa của các kỹ sư vũ khí Đức. Nguồn ảnh: TP.Được vào biên chế của Quân đội Tây Đức từ năm 1959, tới nay súng trường H&K G3 vần còn được lực lượng quân sự trên khắp thế giới sử dụng. Nguồn ảnh: Guns.Quá trình sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp của khẩu súng này được bắt đầu từ năm 1958. Do có nhiều nhà máy trên khắp châu Âu cùng tham gia sản xuất, tới nay quá trình sản xuất vẫn tiếp tục tiếp diễn và đã có khoảng 7 triệu khẩu súng H&K G3 được ra lò. Nguồn ảnh: Military.Tùy từng phiên bản mà khẩu súng này sẽ có trọng lượng từ 4,1 cho tới 5,54 kg. Kèm theo đó là chiều dài từ 711mm tới 1025mm tương ứng với chiều dài nòng súng từ 315 tới 450 mm. Nguồn ảnh: Wallpphd.Mọi phiên bản của khẩu súng trường này đều sử dụng cỡ đạn 7,62x51 chuẩn NATO. Không có bất cứ phiên bản nào khác sử dụng cỡ đạn khác từng được sản xuất với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Wallpp.Dù được xếp vào hàng súng trường đối kháng (battle rifle) nhưng các đặc tính kỹ thuật của H&K G3 cũng không khác gì so với các khẩu súng trường tấn công đương thời. Nguồn ảnh: Gettyimg.Ví dụ như khẩu H&K G3 có tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét trở lại, gia tốc đầu đạn cao hơn cả khẩu AK-47, đạt 800 mét/giây nhưng lại có tốc độ bắn thấp hơn, chỉ khoảng tối đa 600 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Army.H&K G3 sử dụng hộp tiếp đạn 20 hoặc 30 viên. Tuy nhiên cũng có các hộp tiếp đạn dạng trống được sản xuất với khả năng chứa từ 50 tới 100 viên. Nguồn ảnh: History.Sử dụng cơ chế bắn blowback, có nghĩa là lợi dụng sức nổ đầu nòng để đẩy ngược vỏ đạn về phía sau cũng như kéo theo đó là khóa nòng cũng bị bật về sau để kéo viên đạn tiếp theo lên nòng nên cơ chế lên đạn của H&K G3 có phần khá dị. Nguồn ảnh: Wallpp.Cận cảnh cơ chế lên đạn cực dị của khẩu H&K G3, thay vì kéo khóa nòng về phía sau, người sử dụng chỉ việc đập vào chốt để khóa nòng... chạy về phía trước. Tuy nhiên người sử dụng vẫn có thể nạp đạn theo cách thông thường. Nguồn ảnh: Reddit.Cơ chế bắn của H&K G3 lợi dụng sức giật để đẩy ngược vỏ đạn ra sau sau đó bắn vỏ đạn ra ngoài, đồng thời kéo viên đạn tiếp theo lên ngay sau đó. Tới nay, H&K G3 vẫn tiếp tục được sử dụng và các phiên bản hiện đại hơn của nó vẫn liên tục được cải tiến. Nguồn ảnh: Gify. Mời độc giả xem Video: Muôn kiểu thay đạn dành cho khẩu H&K G3 cho thấy thiết kế của súng độc đáo đến nhường nào.
Được nghiên cứu trong những năm 50 của thế kỷ trước - ngay sau khi nước Đức bị chia cắt và còn đang phục hồi vì vết thương chiến tranh, H&K G3 đã ra đời để chứng tỏ khả năng thiết kế súng thượng thừa của các kỹ sư vũ khí Đức. Nguồn ảnh: TP.
Được vào biên chế của Quân đội Tây Đức từ năm 1959, tới nay súng trường H&K G3 vần còn được lực lượng quân sự trên khắp thế giới sử dụng. Nguồn ảnh: Guns.
Quá trình sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp của khẩu súng này được bắt đầu từ năm 1958. Do có nhiều nhà máy trên khắp châu Âu cùng tham gia sản xuất, tới nay quá trình sản xuất vẫn tiếp tục tiếp diễn và đã có khoảng 7 triệu khẩu súng H&K G3 được ra lò. Nguồn ảnh: Military.
Tùy từng phiên bản mà khẩu súng này sẽ có trọng lượng từ 4,1 cho tới 5,54 kg. Kèm theo đó là chiều dài từ 711mm tới 1025mm tương ứng với chiều dài nòng súng từ 315 tới 450 mm. Nguồn ảnh: Wallpphd.
Mọi phiên bản của khẩu súng trường này đều sử dụng cỡ đạn 7,62x51 chuẩn NATO. Không có bất cứ phiên bản nào khác sử dụng cỡ đạn khác từng được sản xuất với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Wallpp.
Dù được xếp vào hàng súng trường đối kháng (battle rifle) nhưng các đặc tính kỹ thuật của H&K G3 cũng không khác gì so với các khẩu súng trường tấn công đương thời. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Ví dụ như khẩu H&K G3 có tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét trở lại, gia tốc đầu đạn cao hơn cả khẩu AK-47, đạt 800 mét/giây nhưng lại có tốc độ bắn thấp hơn, chỉ khoảng tối đa 600 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Army.
H&K G3 sử dụng hộp tiếp đạn 20 hoặc 30 viên. Tuy nhiên cũng có các hộp tiếp đạn dạng trống được sản xuất với khả năng chứa từ 50 tới 100 viên. Nguồn ảnh: History.
Sử dụng cơ chế bắn blowback, có nghĩa là lợi dụng sức nổ đầu nòng để đẩy ngược vỏ đạn về phía sau cũng như kéo theo đó là khóa nòng cũng bị bật về sau để kéo viên đạn tiếp theo lên nòng nên cơ chế lên đạn của H&K G3 có phần khá dị. Nguồn ảnh: Wallpp.
Cận cảnh cơ chế lên đạn cực dị của khẩu H&K G3, thay vì kéo khóa nòng về phía sau, người sử dụng chỉ việc đập vào chốt để khóa nòng... chạy về phía trước. Tuy nhiên người sử dụng vẫn có thể nạp đạn theo cách thông thường. Nguồn ảnh: Reddit.
Cơ chế bắn của H&K G3 lợi dụng sức giật để đẩy ngược vỏ đạn ra sau sau đó bắn vỏ đạn ra ngoài, đồng thời kéo viên đạn tiếp theo lên ngay sau đó. Tới nay, H&K G3 vẫn tiếp tục được sử dụng và các phiên bản hiện đại hơn của nó vẫn liên tục được cải tiến. Nguồn ảnh: Gify.
Mời độc giả xem Video: Muôn kiểu thay đạn dành cho khẩu H&K G3 cho thấy thiết kế của súng độc đáo đến nhường nào.