Gần như tất cả mọi lực lượng quân sự tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đều được trang bị mũ sắt như một trang bị tiêu chuẩn khi tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Với chiếc mũ sắt, những binh lính trong CTTG 2 sẽ được bảo vệ bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể mình-cái đầu một cách tương đối. Tùy từng quốc gia mà mũ sắt của người lính có trọng lượng từ 1,1 cho tới khoảng 2 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Độ dày của những chiếc mũ này chỉ khoảng dưới 4mm ở phần đỉnh đầu-nơi dày nhất chiếc mũ, vậy nên, việc bảo vệ người lính khỏi những viên đạn súng trường bắn trực diện là khá khó khăn. Những chiếc mũ này chỉ có tác dụng tốt trong việc chặn các mảnh bom văng, những mảnh đạn đập xuống đất nảy lên. Nguồn ảnh: National.Mũ sắt của binh lính Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai lại có hình dáng khá đặc biệt, chúng được làm khá bẹt và có vành che rộng, những chiếc mũ này không những giúp người lính có thể che được mảnh đạn mà còn có thể giúp người lính che mưa che nắng rất tốt. Nguồn ảnh: Lest.Kiểu mũ này được đặt tên là mũ bảo hiểm Brodie, đây là loại mũ được Quân đội Anh trang bị cho binh lính của mình từ những năm 1914, nghĩa là từ trước cả chiến tranh thế giới thứ nhất. Loại mũ này có một nhược điểm lớn đó là có kích thước hơi cồng kềnh nên người lính khó chui rúc qua hàng rào, vật cản. Nguồn ảnh: WWII.Mặc dù vây, loại mũ này vẫn được binh lính Anh, lính Canada và nhiều quốc gia khác sử dụng cho tới tận những năm 1960. Ưu điểm tuyệt đối nhất của loại mũ này đó là cực kỳ nhẹ, chỉ nặng khoảng 600 gram, tuy nhiên chúng được thiết kế khá mỏng, người lính không thể... ngồi lên mũ như các loại mũ sắt của Mỹ, Đức cùng thời. Nguồn ảnh: Pinterest.Mũ sắt của Đức được thiết kế khá đẹp và bảo vệ được cả đôi tai cho người lính, hai vành tai mũ được làm thấp xuống vừa có tác dụng che tai, vừa giúp che được một phần gáy của người lính. Những chiếc mũ sắt của Đức có trọng lượng lên tới gần 2 kg, người lính có thể thoải mái quăng quật, ngồi lên mà hoàn toàn không sợ mũ bị bẹp hay móp méo. Nguồn ảnh: Pinterest.Mũ sắt của Thủy quân Lục chiến Mỹ tham chiến trên chiến trường Thái Bình Dương lại được thiết kế một lớp vải bọc ngụy trang bên ngoài, lớp vải bọc này có màu xanh lá cây và loang lổ theo kiểu rằn ri, được thêm vào với mục đích giúp người lính ngụy trang tốt hơn khi chiến đấu ở chiến trường châu Á. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy vậy, lớp vải này thường rất nhanh bị bạc màu và rách khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt liên tục ở châu Á Thái Bình Dương. Thêm vào đó, lối đánh giáp lá cà của quân Nhật khiến binh lính Mỹ thường phải dùng mũ sắt như một vũ khí cận chiến để... đập nhau với quân địch, việc có một lớp vỏ lót bên ngoài sẽ khiến những cú đập của binh lính trở nên "êm ái" hơn với kẻ thù. Nguồn ảnh: Kefa.Ngoài việc được sử dụng để ngụy trang, những chiếc mũ sắt còn được binh lính sử dụng vào nhiều việc khác như múc nước, làm chậu thau rửa mặt, làm rổ, giá đựng đồ khi đi phân phát cho đơn vị, làm mục tiêu giả nhử đối phương, làm ghế ngồi, làm rọ để... đi bắt gà. Binh lính lái xe tăng còn mang mũ sắt vào trong xe để làm... bô đựng nước tiểu hoặc làm nồi đựng đồ ăn khi phải trực chiến thời gian dài. Nguồn ảnh: Illus.Với khí hậu khắc nhiệt ở Liên Xô khi mà mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới âm 30 độ C thì việc đội mũ sắt nhà binh có lẽ là điều hơi bất khả thi và binh lính Hồng Quân thường đội những chiếc mũ che tai bằng len rất ấm áp như thế này. Nguồn ảnh: Global.Mặc dù không có tác dụng che chắn bảo vệ binh lính trước hỏa lực địch, tuy nhiên chiếc mũ này lại giữ ấm rất tốt, khi không dùng tới có thể gấp gọn đút vào túi áo khoác hoặc cất vào balô. Nguồn ảnh: Greed.Chính những chiếc mũ này cùng những trang thiết bị phù hợp cho tác chiến trong mùa đông đã đóng phần không nhỏ vào chiến thắng của quân đội Liên Xô trước quân Đức khi người Đức phải chịu những trận rét tới âm 20, âm 30 độ C khi chiến đấu trên đất Liên Xô. Nguồn ảnh: Illus.
Gần như tất cả mọi lực lượng quân sự tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đều được trang bị mũ sắt như một trang bị tiêu chuẩn khi tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với chiếc mũ sắt, những binh lính trong CTTG 2 sẽ được bảo vệ bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể mình-cái đầu một cách tương đối. Tùy từng quốc gia mà mũ sắt của người lính có trọng lượng từ 1,1 cho tới khoảng 2 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Độ dày của những chiếc mũ này chỉ khoảng dưới 4mm ở phần đỉnh đầu-nơi dày nhất chiếc mũ, vậy nên, việc bảo vệ người lính khỏi những viên đạn súng trường bắn trực diện là khá khó khăn. Những chiếc mũ này chỉ có tác dụng tốt trong việc chặn các mảnh bom văng, những mảnh đạn đập xuống đất nảy lên. Nguồn ảnh: National.
Mũ sắt của binh lính Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai lại có hình dáng khá đặc biệt, chúng được làm khá bẹt và có vành che rộng, những chiếc mũ này không những giúp người lính có thể che được mảnh đạn mà còn có thể giúp người lính che mưa che nắng rất tốt. Nguồn ảnh: Lest.
Kiểu mũ này được đặt tên là mũ bảo hiểm Brodie, đây là loại mũ được Quân đội Anh trang bị cho binh lính của mình từ những năm 1914, nghĩa là từ trước cả chiến tranh thế giới thứ nhất. Loại mũ này có một nhược điểm lớn đó là có kích thước hơi cồng kềnh nên người lính khó chui rúc qua hàng rào, vật cản. Nguồn ảnh: WWII.
Mặc dù vây, loại mũ này vẫn được binh lính Anh, lính Canada và nhiều quốc gia khác sử dụng cho tới tận những năm 1960. Ưu điểm tuyệt đối nhất của loại mũ này đó là cực kỳ nhẹ, chỉ nặng khoảng 600 gram, tuy nhiên chúng được thiết kế khá mỏng, người lính không thể... ngồi lên mũ như các loại mũ sắt của Mỹ, Đức cùng thời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mũ sắt của Đức được thiết kế khá đẹp và bảo vệ được cả đôi tai cho người lính, hai vành tai mũ được làm thấp xuống vừa có tác dụng che tai, vừa giúp che được một phần gáy của người lính. Những chiếc mũ sắt của Đức có trọng lượng lên tới gần 2 kg, người lính có thể thoải mái quăng quật, ngồi lên mà hoàn toàn không sợ mũ bị bẹp hay móp méo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mũ sắt của Thủy quân Lục chiến Mỹ tham chiến trên chiến trường Thái Bình Dương lại được thiết kế một lớp vải bọc ngụy trang bên ngoài, lớp vải bọc này có màu xanh lá cây và loang lổ theo kiểu rằn ri, được thêm vào với mục đích giúp người lính ngụy trang tốt hơn khi chiến đấu ở chiến trường châu Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy vậy, lớp vải này thường rất nhanh bị bạc màu và rách khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt liên tục ở châu Á Thái Bình Dương. Thêm vào đó, lối đánh giáp lá cà của quân Nhật khiến binh lính Mỹ thường phải dùng mũ sắt như một vũ khí cận chiến để... đập nhau với quân địch, việc có một lớp vỏ lót bên ngoài sẽ khiến những cú đập của binh lính trở nên "êm ái" hơn với kẻ thù. Nguồn ảnh: Kefa.
Ngoài việc được sử dụng để ngụy trang, những chiếc mũ sắt còn được binh lính sử dụng vào nhiều việc khác như múc nước, làm chậu thau rửa mặt, làm rổ, giá đựng đồ khi đi phân phát cho đơn vị, làm mục tiêu giả nhử đối phương, làm ghế ngồi, làm rọ để... đi bắt gà. Binh lính lái xe tăng còn mang mũ sắt vào trong xe để làm... bô đựng nước tiểu hoặc làm nồi đựng đồ ăn khi phải trực chiến thời gian dài. Nguồn ảnh: Illus.
Với khí hậu khắc nhiệt ở Liên Xô khi mà mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới âm 30 độ C thì việc đội mũ sắt nhà binh có lẽ là điều hơi bất khả thi và binh lính Hồng Quân thường đội những chiếc mũ che tai bằng len rất ấm áp như thế này. Nguồn ảnh: Global.
Mặc dù không có tác dụng che chắn bảo vệ binh lính trước hỏa lực địch, tuy nhiên chiếc mũ này lại giữ ấm rất tốt, khi không dùng tới có thể gấp gọn đút vào túi áo khoác hoặc cất vào balô. Nguồn ảnh: Greed.
Chính những chiếc mũ này cùng những trang thiết bị phù hợp cho tác chiến trong mùa đông đã đóng phần không nhỏ vào chiến thắng của quân đội Liên Xô trước quân Đức khi người Đức phải chịu những trận rét tới âm 20, âm 30 độ C khi chiến đấu trên đất Liên Xô. Nguồn ảnh: Illus.