Chỉ huy hải quân Iran mới đây cho biết, lực lượng này có kế hoạch chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể hoạt động tại vùng biển quốc tế trong thời gian dài, khi các mối đe dọa từ hướng biển ngày càng gia tăng đối với đất nước.Cụ thể, Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi vào ngày 16/4 đã nhấn mạnh khả năng của tàu ngầm được trang bị lò phản ứng hạt nhân so với các loại tàu ngầm diesel - điện thông thường.Tư lệnh hải quân Iran cho rằng, tàu ngầm hạt nhân cho phép nó ở lại trên biển trong nhiều tháng mà không cần phải tiếp nhiên liệu thường xuyên.Vị quan chức trên cho biết kế hoạch này phù hợp với chương trình phòng thủ của đất nước và nói thêm rằng nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ đều đang sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân."Sẽ là sơ suất nếu hải quân Iran không cân nhắc về việc sử dụng tàu ngầm với lò phản ứng hạt nhân, vì vậy chúng tôi đang nghĩ về nó", Tư lệnh hải quân Iran bình luận.Tuy nhiên phát biểu trên của Chuẩn Đô đốc Khanzadi bị nghi ngờ, vì giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng Tehran chưa đủ khả năng chế tạo phương tiện tác chiến đặc biệt này.Iran hiện chưa thực sự làm chủ được công nghệ chế tạo tàu ngầm diesel-điện thông thường có sức chiến đấu cao chứ đừng nói đến tàu ngầm hạt nhân.Chủ lực của hạm đội tàu ngầm Iran vẫn là những chiếc Kilo 877EKM do Nga cung cấp, chúng có kích thước và sức mạnh lớn hơn nhiều so với những tàu ngầm nội địa do Tehran chế tạo.Nếu theo đuổi ý định trên một cách nghiêm túc, Bộ Quốc phòng Iran cần nghĩ đến việc sản xuất một thế hệ tàu ngầm lớn hơn Fateh và chắc chắn việc phát triển hệ thống động lực cho nó phải được đầu tư rất mạnh.Được biết Fateh là lớp tàu ngầm bán nặng được thiết kế ở Iran, nó có lượng giãn nước đầy tải 600 tấn và có thể hoạt động trong 5 tuần ở độ sâu tối đa 200 m.Ngoài ra ông Khanzadi còn lưu ý rằng lập trường của Iran về việc sử dụng năng lượng hạt nhân là rõ ràng, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei nhiều lần nhấn mạnh bản chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân của đất nước.Tư lệnh hải quân tuyên bố Iran được quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình theo các công ước quốc tế, tuy nhiên điều đó không ngăn cản họ chế tạo phương tiện quân sự."Lực lượng vũ trang Iran cần vũ khí đủ mạnh để duy trì hòa bình và an ninh, nền hòa bình của quốc gia Hồi giáo sẽ không được củng cố nếu không có sự răn đe và chuẩn bị cho quốc phòng", Chuẩn Đô đốc Khanzadi nói rõ.Tuy rằng còn có nhiều sự nghi ngờ, nhưng nếu nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật từ hai đồng minh Nga và Trung Quốc thì Iran hoàn toàn có thể làm nên điều bất ngờ lớn cho các đối thủ của mình.
Chỉ huy hải quân Iran mới đây cho biết, lực lượng này có kế hoạch chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể hoạt động tại vùng biển quốc tế trong thời gian dài, khi các mối đe dọa từ hướng biển ngày càng gia tăng đối với đất nước.
Cụ thể, Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi vào ngày 16/4 đã nhấn mạnh khả năng của tàu ngầm được trang bị lò phản ứng hạt nhân so với các loại tàu ngầm diesel - điện thông thường.
Tư lệnh hải quân Iran cho rằng, tàu ngầm hạt nhân cho phép nó ở lại trên biển trong nhiều tháng mà không cần phải tiếp nhiên liệu thường xuyên.
Vị quan chức trên cho biết kế hoạch này phù hợp với chương trình phòng thủ của đất nước và nói thêm rằng nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ đều đang sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
"Sẽ là sơ suất nếu hải quân Iran không cân nhắc về việc sử dụng tàu ngầm với lò phản ứng hạt nhân, vì vậy chúng tôi đang nghĩ về nó", Tư lệnh hải quân Iran bình luận.
Tuy nhiên phát biểu trên của Chuẩn Đô đốc Khanzadi bị nghi ngờ, vì giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng Tehran chưa đủ khả năng chế tạo phương tiện tác chiến đặc biệt này.
Iran hiện chưa thực sự làm chủ được công nghệ chế tạo tàu ngầm diesel-điện thông thường có sức chiến đấu cao chứ đừng nói đến tàu ngầm hạt nhân.
Chủ lực của hạm đội tàu ngầm Iran vẫn là những chiếc Kilo 877EKM do Nga cung cấp, chúng có kích thước và sức mạnh lớn hơn nhiều so với những tàu ngầm nội địa do Tehran chế tạo.
Nếu theo đuổi ý định trên một cách nghiêm túc, Bộ Quốc phòng Iran cần nghĩ đến việc sản xuất một thế hệ tàu ngầm lớn hơn Fateh và chắc chắn việc phát triển hệ thống động lực cho nó phải được đầu tư rất mạnh.
Được biết Fateh là lớp tàu ngầm bán nặng được thiết kế ở Iran, nó có lượng giãn nước đầy tải 600 tấn và có thể hoạt động trong 5 tuần ở độ sâu tối đa 200 m.
Ngoài ra ông Khanzadi còn lưu ý rằng lập trường của Iran về việc sử dụng năng lượng hạt nhân là rõ ràng, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei nhiều lần nhấn mạnh bản chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân của đất nước.
Tư lệnh hải quân tuyên bố Iran được quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình theo các công ước quốc tế, tuy nhiên điều đó không ngăn cản họ chế tạo phương tiện quân sự.
"Lực lượng vũ trang Iran cần vũ khí đủ mạnh để duy trì hòa bình và an ninh, nền hòa bình của quốc gia Hồi giáo sẽ không được củng cố nếu không có sự răn đe và chuẩn bị cho quốc phòng", Chuẩn Đô đốc Khanzadi nói rõ.
Tuy rằng còn có nhiều sự nghi ngờ, nhưng nếu nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật từ hai đồng minh Nga và Trung Quốc thì Iran hoàn toàn có thể làm nên điều bất ngờ lớn cho các đối thủ của mình.