Tupolev TU-144 của Liên Xô là một trong hai phương tiện vận tải siêu âm (SST - super sonic transport) từng được con người chế tạo cho mục đích thương mại, chiếc còn lại là Concorde do Anh và Pháp sản xuất.Máy bay siêu thanh Tu-144 lần đầu vượt bức tường âm thanh ngày 5/6/1969.Ngày 15/7/1969 nó trở thành chiếc máy bay vận tải đầu tiên vượt tốc độ Mach 2, và là chiếc máy bay chở khách bay nhanh nhất từng có.Được biết việc thiết kế Tu-144 bắt đầu diễn ra vào năm 1962 và nguyên mẫu đầu tiên đã bay vào dịp năm mới.Chiếc Tu-144 tung cánh lần trên bầu trời vào ngày 31/12/1968 ở ngoại ô Moscow, hai tháng trước khi chiếc Concorde cất cánh.Chiếc máy bay này có thể chở tối đa tới 140 hành khách với phi hành đoàn 3 người.Tu-144 có chiều dài 65,5m, sải cánh 28,8m, chiều cao 10,5m.Chiếc máy bay này có thể đạt vận tốc tối đa 2.500km/h. Tầm bay tối đa lên tới 6.500km. Trần bay của loại máy bay này cũng cực cao lên tới 18km.Hãng Tupolev của Liên Xô bị chỉ trích là đã sử dụng tình báo công nghiệp để copy các công nghệ mang tính quyết định của máy bay siêu thanh Concorde.Tuy nhiên nhiều chuyên gia đều cho rằng, sự tương đồng giữa hai loại máy bay này là do các công trình sư cùng tìm ra giải pháp giống nhau cho những vấn đề họ đều gặp phải.Nhìn chung, Tu-144 có ngoại hình tương đồng với đối thủ đến từ Tây Âu, nhưng vượt trội hơn về tốc độ tối đa và trần bay.Tu-144 có hai chiếc cánh nhỏ, được gọi là “con vịt”, thiết kế hai bên phần đầu của máy bay, có chức năng làm giảm tốc độ bay và giữ ổn định cân bằng cho máy bay khi cần thiết – đây là điều mà Concorde không có.Tuy nhiên, Tu-144 vẫn mang một nhược điểm truyền thống của ngành chế tạo máy bay Liên Xô, đó là sức "uống" nhiên liệu quá lớn.Tu-144 nặng hơn Concord 20 tấn và dài hơn khoảng 360cm, tuy nhiên nó lại có thiết kế khí động học tốt hơn so với đối thủ.Tu-144 có thể bay xa 6.500 km với 70 tấn nhiên liệu. Trong khi Concorde tiêu tốn hết 95 tấn nhiên liệu cho quãng đường 7.500 km.Liên Xô dùng vật liệu cao su tổng hợp để sản xuất lốp cho chiếc Tu-144, tuy nhiên vật liệu này có kết cấu kém và thường xuyên bị hư hỏng.Ngoài ra chiếc máy bay siêu thanh Tu-144 này của Liên Xô đã thiếu may mắn hơn so với người anh em cùng thế hệ.Sự cố nghiêm trọng đầu tiên của Tu-144 chính là thảm kịch tại sân bay Le Bourget, Paris vào ngày 3/6/1973, khi nó đang bay trình diễn.Nguyên nhân của tai nạn này là do một chiếc phi cơ chiến đấu Mirage của Pháp xuất hiện tại khu vực bay với mục đích chụp ảnh "con chim sắt" siêu tốc của Liên Xô.Việc phải thao tác đột ngột để tránh va chạm đã khiến Tu-144 bị mất kiểm soát và đâm xuống đất làm 13 người thiệt mạng, gồm 7 người dưới mặt đất và phi hành đoàn 6 người.Thảm kịch tại Pháp đã không thể ngăn được Tu-144 thực hiện các chuyến bay thương mại đầu tiên từ Moscow đi Alma-Ata (Kazakhstan) bắt đầu từ ngày 26/12/1975.Nhưng sứ mệnh của chiếc máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên trên thế giới này đã kết thúc bởi một thảm kịch thứ hai ngày 23/5/1978.Khi đó, một chiếc Tu-144D phiên bản tiên tiến đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Yegoryevsky, gần Matxcơva, do một trong những ống dẫn nhiên liệu bị nổ gây cháy. Hai trong số phi hành đoàn 7 người của chuyến bay định mệnh này thiệt mạng.Tới ngày 1/6/1978, ban giám đốc hãng hàng không quốc gia Liên Xô Aeroflot quyết định hủy các chuyến bay chở khách của Tu-144.Sau đó, một trong những chiếc Tu-144D cải tiến còn được sử dụng trong một thời gian ngắn để chở hàng khẩn cấp giữa Matxcơva và Khabarovsk.Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1999, một chiếc Tu-144D khác còn được khai thác như một phòng thí nghiệm bay trong dự án chung Nga-Mỹ, tìm hiểu tương lai của việc đi lại bằng máy bay siêu thanh.Bên cạnh những thảm kịch tai nạn, một nhân tố khác góp phần kết liễu niềm tự hào Tu-144 chính là tiềm năng thương mại quá thấp.Trong khi máy bay Concorde của Anh và Pháp, vốn cũng ngốn chi phí cao khi khai thác, nhưng nhờ sự ủng hộ của số đông người phương Tây coi thời gian là tiền bạc và cần di chuyển nhanh liên lục địa, nên nó vẫn tồn tại và sinh lợi.Còn tại Liên Xô thì không có nhiều người "khát" thời gian như vậy và điều này đồng nghĩa với việc tốc độ chóng mặt của Tu-144 chỉ là điều không cần thiết.Do nhu cầu thấp nên trong suốt 8 năm sản xuất, Liên Xô chỉ cho ra lò 16 chiếc máy bay siêu thanh loại này.Hiện nay 7 trong số 16 chiếc Tu-144 được sản xuất đang nằm trong các bảo tàng hàng không ở Nga và nước ngoài.
Tupolev TU-144 của Liên Xô là một trong hai phương tiện vận tải siêu âm (SST - super sonic transport) từng được con người chế tạo cho mục đích thương mại, chiếc còn lại là Concorde do Anh và Pháp sản xuất.
Máy bay siêu thanh Tu-144 lần đầu vượt bức tường âm thanh ngày 5/6/1969.
Ngày 15/7/1969 nó trở thành chiếc máy bay vận tải đầu tiên vượt tốc độ Mach 2, và là chiếc máy bay chở khách bay nhanh nhất từng có.
Được biết việc thiết kế Tu-144 bắt đầu diễn ra vào năm 1962 và nguyên mẫu đầu tiên đã bay vào dịp năm mới.
Chiếc Tu-144 tung cánh lần trên bầu trời vào ngày 31/12/1968 ở ngoại ô Moscow, hai tháng trước khi chiếc Concorde cất cánh.
Chiếc máy bay này có thể chở tối đa tới 140 hành khách với phi hành đoàn 3 người.
Tu-144 có chiều dài 65,5m, sải cánh 28,8m, chiều cao 10,5m.
Chiếc máy bay này có thể đạt vận tốc tối đa 2.500km/h. Tầm bay tối đa lên tới 6.500km. Trần bay của loại máy bay này cũng cực cao lên tới 18km.
Hãng Tupolev của Liên Xô bị chỉ trích là đã sử dụng tình báo công nghiệp để copy các công nghệ mang tính quyết định của máy bay siêu thanh Concorde.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia đều cho rằng, sự tương đồng giữa hai loại máy bay này là do các công trình sư cùng tìm ra giải pháp giống nhau cho những vấn đề họ đều gặp phải.
Nhìn chung, Tu-144 có ngoại hình tương đồng với đối thủ đến từ Tây Âu, nhưng vượt trội hơn về tốc độ tối đa và trần bay.
Tu-144 có hai chiếc cánh nhỏ, được gọi là “con vịt”, thiết kế hai bên phần đầu của máy bay, có chức năng làm giảm tốc độ bay và giữ ổn định cân bằng cho máy bay khi cần thiết – đây là điều mà Concorde không có.
Tuy nhiên, Tu-144 vẫn mang một nhược điểm truyền thống của ngành chế tạo máy bay Liên Xô, đó là sức "uống" nhiên liệu quá lớn.
Tu-144 nặng hơn Concord 20 tấn và dài hơn khoảng 360cm, tuy nhiên nó lại có thiết kế khí động học tốt hơn so với đối thủ.
Tu-144 có thể bay xa 6.500 km với 70 tấn nhiên liệu. Trong khi Concorde tiêu tốn hết 95 tấn nhiên liệu cho quãng đường 7.500 km.
Liên Xô dùng vật liệu cao su tổng hợp để sản xuất lốp cho chiếc Tu-144, tuy nhiên vật liệu này có kết cấu kém và thường xuyên bị hư hỏng.
Ngoài ra chiếc máy bay siêu thanh Tu-144 này của Liên Xô đã thiếu may mắn hơn so với người anh em cùng thế hệ.
Sự cố nghiêm trọng đầu tiên của Tu-144 chính là thảm kịch tại sân bay Le Bourget, Paris vào ngày 3/6/1973, khi nó đang bay trình diễn.
Nguyên nhân của tai nạn này là do một chiếc phi cơ chiến đấu Mirage của Pháp xuất hiện tại khu vực bay với mục đích chụp ảnh "con chim sắt" siêu tốc của Liên Xô.
Việc phải thao tác đột ngột để tránh va chạm đã khiến Tu-144 bị mất kiểm soát và đâm xuống đất làm 13 người thiệt mạng, gồm 7 người dưới mặt đất và phi hành đoàn 6 người.
Thảm kịch tại Pháp đã không thể ngăn được Tu-144 thực hiện các chuyến bay thương mại đầu tiên từ Moscow đi Alma-Ata (Kazakhstan) bắt đầu từ ngày 26/12/1975.
Nhưng sứ mệnh của chiếc máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên trên thế giới này đã kết thúc bởi một thảm kịch thứ hai ngày 23/5/1978.
Khi đó, một chiếc Tu-144D phiên bản tiên tiến đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Yegoryevsky, gần Matxcơva, do một trong những ống dẫn nhiên liệu bị nổ gây cháy. Hai trong số phi hành đoàn 7 người của chuyến bay định mệnh này thiệt mạng.
Tới ngày 1/6/1978, ban giám đốc hãng hàng không quốc gia Liên Xô Aeroflot quyết định hủy các chuyến bay chở khách của Tu-144.
Sau đó, một trong những chiếc Tu-144D cải tiến còn được sử dụng trong một thời gian ngắn để chở hàng khẩn cấp giữa Matxcơva và Khabarovsk.
Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1999, một chiếc Tu-144D khác còn được khai thác như một phòng thí nghiệm bay trong dự án chung Nga-Mỹ, tìm hiểu tương lai của việc đi lại bằng máy bay siêu thanh.
Bên cạnh những thảm kịch tai nạn, một nhân tố khác góp phần kết liễu niềm tự hào Tu-144 chính là tiềm năng thương mại quá thấp.
Trong khi máy bay Concorde của Anh và Pháp, vốn cũng ngốn chi phí cao khi khai thác, nhưng nhờ sự ủng hộ của số đông người phương Tây coi thời gian là tiền bạc và cần di chuyển nhanh liên lục địa, nên nó vẫn tồn tại và sinh lợi.
Còn tại Liên Xô thì không có nhiều người "khát" thời gian như vậy và điều này đồng nghĩa với việc tốc độ chóng mặt của Tu-144 chỉ là điều không cần thiết.
Do nhu cầu thấp nên trong suốt 8 năm sản xuất, Liên Xô chỉ cho ra lò 16 chiếc máy bay siêu thanh loại này.
Hiện nay 7 trong số 16 chiếc Tu-144 được sản xuất đang nằm trong các bảo tàng hàng không ở Nga và nước ngoài.