Latvia thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine hơn 2.500 máy bay không người lái (UAV) trị giá 4 triệu EUR. 300 chiếc đầu tiên sẽ được gửi đến Kiev trong vài ngày tới. Năm nay, Bộ Quốc phòng Latvia đã dành 20 triệu EUR để mua UAV cho Ukraine, 10 triệu EUR sẽ mua từ các doanh nghiệp quốc phòng Latvia. (Ảnh: AP Photo/Alex Babenko).Latvia có công nghệ sản xuất UAV khá phát triển, với khoảng 20 công ty tham gia, nổi bật là Atlas Aerospace và Edge Autonomy Riga. Các UAV này được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát, giám sát và điều khiển pháo binh. Ivan Tolchinsky - người sáng lập Atlas Aerospace cho biết, trong chiến sự Ukraine, các UAV của họ được dùng cho nhiều nhiệm vụ, từ trinh sát đến tấn công, UAV giá rẻ có thể vô hiệu hóa xe tăng đắt tiền. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).Các UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) truyền hình ảnh trực tiếp và được điều khiển bởi người vận hành đang rất tiềm năng, và sẽ là ưu tiên hàng đầu cho đợt giao hàng năm nay. Atlas Aerospace đã bán 1.057 chiếc UAV cho các lực lượng Ukraine, 100 chiếc là quà tặng riêng của hãng này cho Kiev. (Ảnh: AP Photo/Efrem Lukatsky).Theo Atlas Aerospace, sản phẩm của họ đã chứng minh được hiệu quả trong gần hai năm tham gia xung đột Nga - Ukraine, dù phải đối phó với một đối phương có hệ thống phòng không mạnh. Nhà sản xuất Litva này thường xuyên liên tục cải tiến khả năng bay không cần GPS và trong điều kiện bị nhiễu sóng. (Ảnh: AP/Alex Babenko).Atlas Aerospace thường sản xuất các UAV cỡ nhỏ, chuyên đối phó với hệ thống tác chiến điện tử (EW) nhỏ. Trong cuộc chạy đua vũ trang liên tục, Atlas theo dõi rất kỹ các hệ thống mới của đối phương, thường xuyên trao đổi với binh lính để liên tục cập nhật và điều chỉnh công nghệ sản xuất của mình. Giám đốc Atlas Aerospace cho biết, tuổi thọ của một UAV quan sát nhỏ thường là vài chục lần bay, UAV lớn hơn là 4-5 lần bay. Do đó, nhu cầu về các UAV mới luôn tăng. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, UAV FPV của Atlas Aerospace lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người điều khiển vì họ thường phải ở gần thiết bị, đôi khi chỉ cách vài km, trong khu vực có mìn, tay súng bắn tỉa và pháo kích của đối phương. Trong một số trường hợp, đối phương cũng có thể chiếm quyền chỉ huy UAV. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).Để khắc phục vấn đề lớn nhất liên quan đến người điều khiển, nhà sản xuất Latvia đang nghiên cứu việc tích hợp trí tuệ nhân tạo để tự động dẫn UAV tới mục tiêu, nâng hiệu quả chiến đấu lên 50%. (Ảnh: Getty Images/Libkos).Bên cạnh đó, nhà sản xuất Latvia mới đây đã tính đến việc sản xuất UAV kamikaze hoặc "máy bay ném bom nhỏ" để thả đạn, thậm chí đã làm nguyên mẫu nhưng chưa thể sản xuất do cần giấy phép riêng. Theo các tính toán từ Atlas, chỉ khoảng 10% UAV kamikaze bị tiêu diệt trên chiến trường. (Ảnh: AP)Hiện tại, Latvia đang xây dựng một khu vực quân sự ở vùng Sēlija để bắt đầu hoạt động thử nghiệm các UAV chiến đấu mới. Các nhà sản xuất nội địa khác, cũng như đến từ các nước NATO, có thể thử nghiệm hệ thống của họ tại đây. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds cho biết, khu vực này sẽ là nơi để các đại diện trong ngành công nghiệp drone kiểm tra thiết bị thường xuyên, và các đồng minh trong "Liên minh UAV" sẽ đến để thử nghiệm UAV và các phương tiện tác chiến điện tử. (Ảnh: Reuters).Trong chuyến thăm chính thức Latvia của Thủ tướng Ukraine Deniss Shmyhal vào tháng 4, Thủ tướng Latvia Evika Siliņa cho biết, các UAV mà Latvia chuyển giao cho Kiev đã được kiểm chứng và đánh giá cao trong chiến đấu. Nước này sẽ cử nhân viên sang Ukraine để phối hợp thu thập kinh nghiệm chiến đấu từ việc sử dụng UAV, đồng thời hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật. (Ảnh: X/Twitter).
Latvia thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine hơn 2.500 máy bay không người lái (UAV) trị giá 4 triệu EUR. 300 chiếc đầu tiên sẽ được gửi đến Kiev trong vài ngày tới. Năm nay, Bộ Quốc phòng Latvia đã dành 20 triệu EUR để mua UAV cho Ukraine, 10 triệu EUR sẽ mua từ các doanh nghiệp quốc phòng Latvia. (Ảnh: AP Photo/Alex Babenko).
Latvia có công nghệ sản xuất UAV khá phát triển, với khoảng 20 công ty tham gia, nổi bật là Atlas Aerospace và Edge Autonomy Riga. Các UAV này được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát, giám sát và điều khiển pháo binh. Ivan Tolchinsky - người sáng lập Atlas Aerospace cho biết, trong chiến sự Ukraine, các UAV của họ được dùng cho nhiều nhiệm vụ, từ trinh sát đến tấn công, UAV giá rẻ có thể vô hiệu hóa xe tăng đắt tiền. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).
Các UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) truyền hình ảnh trực tiếp và được điều khiển bởi người vận hành đang rất tiềm năng, và sẽ là ưu tiên hàng đầu cho đợt giao hàng năm nay. Atlas Aerospace đã bán 1.057 chiếc UAV cho các lực lượng Ukraine, 100 chiếc là quà tặng riêng của hãng này cho Kiev. (Ảnh: AP Photo/Efrem Lukatsky).
Theo Atlas Aerospace, sản phẩm của họ đã chứng minh được hiệu quả trong gần hai năm tham gia xung đột Nga - Ukraine, dù phải đối phó với một đối phương có hệ thống phòng không mạnh. Nhà sản xuất Litva này thường xuyên liên tục cải tiến khả năng bay không cần GPS và trong điều kiện bị nhiễu sóng. (Ảnh: AP/Alex Babenko).
Atlas Aerospace thường sản xuất các UAV cỡ nhỏ, chuyên đối phó với hệ thống tác chiến điện tử (EW) nhỏ. Trong cuộc chạy đua vũ trang liên tục, Atlas theo dõi rất kỹ các hệ thống mới của đối phương, thường xuyên trao đổi với binh lính để liên tục cập nhật và điều chỉnh công nghệ sản xuất của mình. Giám đốc Atlas Aerospace cho biết, tuổi thọ của một UAV quan sát nhỏ thường là vài chục lần bay, UAV lớn hơn là 4-5 lần bay. Do đó, nhu cầu về các UAV mới luôn tăng. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, UAV FPV của Atlas Aerospace lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người điều khiển vì họ thường phải ở gần thiết bị, đôi khi chỉ cách vài km, trong khu vực có mìn, tay súng bắn tỉa và pháo kích của đối phương. Trong một số trường hợp, đối phương cũng có thể chiếm quyền chỉ huy UAV. (Ảnh: Getty Images/Anadolu Agency).
Để khắc phục vấn đề lớn nhất liên quan đến người điều khiển, nhà sản xuất Latvia đang nghiên cứu việc tích hợp trí tuệ nhân tạo để tự động dẫn UAV tới mục tiêu, nâng hiệu quả chiến đấu lên 50%. (Ảnh: Getty Images/Libkos).
Bên cạnh đó, nhà sản xuất Latvia mới đây đã tính đến việc sản xuất UAV kamikaze hoặc "máy bay ném bom nhỏ" để thả đạn, thậm chí đã làm nguyên mẫu nhưng chưa thể sản xuất do cần giấy phép riêng. Theo các tính toán từ Atlas, chỉ khoảng 10% UAV kamikaze bị tiêu diệt trên chiến trường. (Ảnh: AP)
Hiện tại, Latvia đang xây dựng một khu vực quân sự ở vùng Sēlija để bắt đầu hoạt động thử nghiệm các UAV chiến đấu mới. Các nhà sản xuất nội địa khác, cũng như đến từ các nước NATO, có thể thử nghiệm hệ thống của họ tại đây. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds cho biết, khu vực này sẽ là nơi để các đại diện trong ngành công nghiệp drone kiểm tra thiết bị thường xuyên, và các đồng minh trong "Liên minh UAV" sẽ đến để thử nghiệm UAV và các phương tiện tác chiến điện tử. (Ảnh: Reuters).
Trong chuyến thăm chính thức Latvia của Thủ tướng Ukraine Deniss Shmyhal vào tháng 4, Thủ tướng Latvia Evika Siliņa cho biết, các UAV mà Latvia chuyển giao cho Kiev đã được kiểm chứng và đánh giá cao trong chiến đấu. Nước này sẽ cử nhân viên sang Ukraine để phối hợp thu thập kinh nghiệm chiến đấu từ việc sử dụng UAV, đồng thời hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật. (Ảnh: X/Twitter).