Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần khẳng định, tiêm kích Su-57 Felon đã được sử dụng trong cuộc chiến Ukraine, khi tấn công các mục tiêu trên không và dưới mặt đất bằng tên lửa tầm xa.Tuy nhiên thông tin trên rất khó để xác minh, ngay cả khi có sự xuất hiện của một vũ khí là tên lửa hành trình Kh-69 (hay còn gọi là Kh-59MK2).Lý do là bởi ngoài Su-57, nhiều nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết những chiến đấu cơ Su-30, Su-34 và cả Su-35 cũng có thể sử dụng loại tên lửa tấn công này.Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Mỹ Peter Suciu nhận xét, ngay cả khi tuyên bố của Nga về các cuộc giao chiến ngoài tầm nhìn của Su-57 là chính xác thì điều đó cũng không phản ánh tốt về chiếc tiêm kích.Mặc dù được ca ngợi vì khả năng tàng hình "vượt trội", chuyên gia Suciu lưu ý rằng phương Tây nhận xét diện tích phản xạ radar (RCS) và thiết kế chung của Su-57 không đạt tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ năm thực sự, khiến nó kém tàng hình hơn nhiều so với F-35.“Việc sử dụng Su-57 rất hạn chế cho thấy ngay cả giới chức quân sự Nga cũng không hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tàng hình của nó, chủ yếu họ nghi ngờ khả năng lẩn tránh radar đối phương”, ông Suciu cho biết.Nỗi hoài nghi không chỉ giới hạn ở các chuyên gia phương Tây, nhà phân tích quân sự người Nga Vladimir Tuchkov cũng đánh giá Su-57 không đáp ứng được các tiêu chuẩn của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đặc biệt là về khả năng tàng hình.Ông Tuchkov chú ý đến vòi phun động cơ không được giấu trong thân, điều này làm tăng khả năng hiển thị trên màn hình radar của máy bay. Ngoài ra Su-57 sử dụng ít vật liệu composite hơn so với các tiêm kích thế hệ năm khác, cũng khiến chỉ số RCS tăng vọt.Nhà phân tích quốc phòng Nga Alexey Ramm cũng đánh giá Su-57 thiếu công nghệ tàng hình cần thiết khi đặt cạnh các đối thủ phương Tây, khi lưu ý rằng Felon có chỉ số RCS lớn hơn đối thủ F-22 Raptor rất nhiều, khiến radar đối phương dễ phát hiện hơn.Đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu và hiện là nhà bình luận quân sự - ông Mikhail Khodaryonok thì lại đề cập đến việc quá trình phát triển Su-57 phải đối mặt với sự chậm trễ liên tục, kèm theo nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh, đặc biệt là ở động cơ.Su-57 thường được các quan chức quân sự và truyền thông Nga quảng cáo là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng nó đang phải đối mặt với thái độ thiếu tin tưởng của cả các chuyên gia trong và ngoài nước.Một số người lưu ý rằng thiết kế của Su-57 dường như phản ánh các tính năng điển hình của tiêm kích thế hệ thứ tư, thay vì chiến đấu cơ thế hệ thứ năm thực sự.Một chuyên gia quân sự người Nga khác - ông Oleg Katkov tiếp tục chỉ ra những hạn chế của Su-57, đặc biệt là trong việc sản xuất và khả năng sẵn sàng hoạt động.Vị chuyên gia đề cập đến việc Nga gặp khó trong việc sản xuất hàng loạt Su-57, chỉ có vài chiếc đang hoạt động, trong đó bao gồm cả nguyên mẫu thử nghiệm. Sự thiếu hụt về số lượng cũng gián tiếp khẳng định chất lượng đang có vấn đề.Những yếu tố như khả năng tàng hình đáng ngờ, rào cản sản xuất và các khía cạnh thiết kế gợi nhớ đến tiêm kích thế hệ thứ tư tiếp tục gây ra cuộc tranh luận về phân loại dành cho Su-57.Cách thức sử dụng Su-57 của Nga (nếu thực sự đã tham chiến) thường tránh hiện diện tại khu vực xung đột đã làm tăng thêm sự hoài nghi liên quan đến khả năng thực sự của nó.Ngoài những thách thức này, một vấn đề quan trọng khác là số lượng. Ngay cả khi chúng đáp ứng được mọi kỳ vọng, chỉ khoảng 10 máy bay là không đủ tạo ra sự thay đổi đáng kể về cục diện chiến trường như Moskva vẫn hứa hẹn.Năm 2025 sẽ là cột mốc có ý nghĩa lớn với Su-57, nếu chưa hoàn thiện được tính năng và dây chuyền lắp ráp không chạy được hết công suất thì triển vọng của chiếc Felon thực sự rất u ám.
Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần khẳng định, tiêm kích Su-57 Felon đã được sử dụng trong cuộc chiến Ukraine, khi tấn công các mục tiêu trên không và dưới mặt đất bằng tên lửa tầm xa.
Tuy nhiên thông tin trên rất khó để xác minh, ngay cả khi có sự xuất hiện của một vũ khí là tên lửa hành trình Kh-69 (hay còn gọi là Kh-59MK2).
Lý do là bởi ngoài Su-57, nhiều nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết những chiến đấu cơ Su-30, Su-34 và cả Su-35 cũng có thể sử dụng loại tên lửa tấn công này.
Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Mỹ Peter Suciu nhận xét, ngay cả khi tuyên bố của Nga về các cuộc giao chiến ngoài tầm nhìn của Su-57 là chính xác thì điều đó cũng không phản ánh tốt về chiếc tiêm kích.
Mặc dù được ca ngợi vì khả năng tàng hình "vượt trội", chuyên gia Suciu lưu ý rằng phương Tây nhận xét diện tích phản xạ radar (RCS) và thiết kế chung của Su-57 không đạt tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ năm thực sự, khiến nó kém tàng hình hơn nhiều so với F-35.
“Việc sử dụng Su-57 rất hạn chế cho thấy ngay cả giới chức quân sự Nga cũng không hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tàng hình của nó, chủ yếu họ nghi ngờ khả năng lẩn tránh radar đối phương”, ông Suciu cho biết.
Nỗi hoài nghi không chỉ giới hạn ở các chuyên gia phương Tây, nhà phân tích quân sự người Nga Vladimir Tuchkov cũng đánh giá Su-57 không đáp ứng được các tiêu chuẩn của một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đặc biệt là về khả năng tàng hình.
Ông Tuchkov chú ý đến vòi phun động cơ không được giấu trong thân, điều này làm tăng khả năng hiển thị trên màn hình radar của máy bay. Ngoài ra Su-57 sử dụng ít vật liệu composite hơn so với các tiêm kích thế hệ năm khác, cũng khiến chỉ số RCS tăng vọt.
Nhà phân tích quốc phòng Nga Alexey Ramm cũng đánh giá Su-57 thiếu công nghệ tàng hình cần thiết khi đặt cạnh các đối thủ phương Tây, khi lưu ý rằng Felon có chỉ số RCS lớn hơn đối thủ F-22 Raptor rất nhiều, khiến radar đối phương dễ phát hiện hơn.
Đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu và hiện là nhà bình luận quân sự - ông Mikhail Khodaryonok thì lại đề cập đến việc quá trình phát triển Su-57 phải đối mặt với sự chậm trễ liên tục, kèm theo nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh, đặc biệt là ở động cơ.
Su-57 thường được các quan chức quân sự và truyền thông Nga quảng cáo là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng nó đang phải đối mặt với thái độ thiếu tin tưởng của cả các chuyên gia trong và ngoài nước.
Một số người lưu ý rằng thiết kế của Su-57 dường như phản ánh các tính năng điển hình của tiêm kích thế hệ thứ tư, thay vì chiến đấu cơ thế hệ thứ năm thực sự.
Một chuyên gia quân sự người Nga khác - ông Oleg Katkov tiếp tục chỉ ra những hạn chế của Su-57, đặc biệt là trong việc sản xuất và khả năng sẵn sàng hoạt động.
Vị chuyên gia đề cập đến việc Nga gặp khó trong việc sản xuất hàng loạt Su-57, chỉ có vài chiếc đang hoạt động, trong đó bao gồm cả nguyên mẫu thử nghiệm. Sự thiếu hụt về số lượng cũng gián tiếp khẳng định chất lượng đang có vấn đề.
Những yếu tố như khả năng tàng hình đáng ngờ, rào cản sản xuất và các khía cạnh thiết kế gợi nhớ đến tiêm kích thế hệ thứ tư tiếp tục gây ra cuộc tranh luận về phân loại dành cho Su-57.
Cách thức sử dụng Su-57 của Nga (nếu thực sự đã tham chiến) thường tránh hiện diện tại khu vực xung đột đã làm tăng thêm sự hoài nghi liên quan đến khả năng thực sự của nó.
Ngoài những thách thức này, một vấn đề quan trọng khác là số lượng. Ngay cả khi chúng đáp ứng được mọi kỳ vọng, chỉ khoảng 10 máy bay là không đủ tạo ra sự thay đổi đáng kể về cục diện chiến trường như Moskva vẫn hứa hẹn.
Năm 2025 sẽ là cột mốc có ý nghĩa lớn với Su-57, nếu chưa hoàn thiện được tính năng và dây chuyền lắp ráp không chạy được hết công suất thì triển vọng của chiếc Felon thực sự rất u ám.