Hiện nay, Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Nga, tuy nhiên thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới đang ở trong giai đoạn ế ẩm. Cùng với đó là lệnh cấm vận kinh tế của phương Tây đối với Nga, khiến nền kinh tế Nga càng rơi vào khó khăn. Ảnh: Công nhân bảo dưỡng một cơ sở lọc dầu tại Nga – Nguồn: TASSĐể tăng cường tiềm lực nền kinh tế, nhiều chính sách kinh tế của Chính phủ Nga đã phát huy tác dụng; trong đó vai trò của xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự trong hệ thống kinh tế Nga càng trở nên quan trọng hơn. Ảnh: Vũ khí Nga tại triển lãm ARMY-2020 – Nguồn: TASSNga xuất khẩu rất nhiều loại vũ khí, từ tàu chiến đến tàu ngầm, từ xe tăng đến máy bay, từ vũ khí cầm tay đến quân phục chiến binh cho tương lai. Nếu những quốc gia “thân Nga” có tiền, Nga thậm chí có thể cho thuê cả tàu ngầm tiến công hạt nhân. Ảnh: Hệ thống phòng không Buk-M3 tại triển lãm ARMY-2020 – Nguồn: TASSTrong kim ngạch xuất khẩu vũ khí, máy bay chiến đấu luôn chiếm phần lớn kim ngạch buôn bán vũ khí của Nga, vì đơn giá máy bay chiến đấu cao dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Dù là máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 hay Su-35, chúng đều rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI Nga bán cho Ấn Độ – Nguồn: TopwarĐối với một số nước đang phát triển, có ngân sách quốc phòng hạn chế, vũ khí, thiết bị quân sự của Nga luôn là sự lựa chọn hợp lý, do vũ khí và thiết bị quân sự của Nga có chất lượng cao và giá cả phải chăng và có nhiều lựa chọn. Ảnh: Xe tăng T-72B1 mà Lào mua của Nga, duyệt binh hồi tháng 1/2019 - Nguồn: TopwarĐối với một số nước có ngân sách quốc phòng tương đối như Trung Quốc, Ấn Độ hay một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga đương nhiên có những vũ khí và thiết bị quân sự có chất lượng cao hơn. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 mà Trung Quốc mua của Nga –– Nguồn: TopwarTheo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hiện là hệ thống tên lửa phòng không nổi tiếng nhất thế giới cùng với Patriot của Mỹ; sức mạnh toàn diện của nó thậm chí còn mạnh hơn. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: TopwarHiện nay với sự phát triển không ngừng của các loại máy bay chiến đấu mới cũng như các loại tên lửa đạn đạo, hành trình, nên vai trò của các hệ thống tên lửa phòng không ngày càng trở lên quan trọng trong hệ thống phòng không của mỗi quốc gia. Ảnh: Tên lửa phòng không S-400 của Nga tại Syria –– Nguồn: TopwarNhiều quốc gia tìm mua các hệ thống phòng không tiên tiến, nhưng nguồn cung cấp các hệ thống phòng không này không có sẵn nguồn. Hiện nay ngoài đồng minh của Mỹ, thì các quốc gia khác nhập hệ thống tên lửa Patriot rất khó khăn; do vậy S-400 của Nga là sự lựa chọn thứ hai. Ảnh: Tên lửa S-400 của Nga tại Syria –– Nguồn: TopwarTrung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400. Mặc dù Trung Quốc đã có Hongqi-9, nhưng S-400 mạnh hơn, không chỉ có thể đánh chặn máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình mà còn tấn công các mục tiêu tàng hình và tên lửa đạn đạo. Ảnh: Năm 2018, Trung Quốc đã nhận được lô tên lửa S-400 đầu tiên của Nga – Nguồn: TASSThổ Nhĩ Kỳ cũng chính thức trở thành nước thứ hai sử dụng hệ thống phòng không S-400 trong năm nay; mặc dù việc nhập khẩu hệ thống phòng không này của Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của Mỹ và các quốc gia trong khối NATO. Ảnh: Các bộ phận của hệ thống phòng không S-400 của Nga được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019 - Nguồn: REUTERSMặc dù gặp khó khăn như vậy, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết nhập khẩu hệ thống tên lửa S-400, và vừa qua đã tiến hành bắn thử thành công; điều này cho thấy, sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không này như thế nào. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhận hệ thống phòng không S-400 của Nga – Nguồn: REUTERSĐầu năm nay, Ấn Độ cũng chính thức ký thỏa thuận với Nga để trang bị hệ thống phòng không S-400. Các công việc liên quan đang được tích cực tiến hành và dự kiến sẽ sớm được bàn giao. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phóng thử nghiệm tên lửa S-400 hôm 16/10/2020 – Nguồn: Twitter/turkeyabout.Chỉ riêng tổng số tiền của ba đơn hàng này đã lên tới gần 15 tỷ USD; mặt hàng tên lửa phòng không S-400 có thể được gọi là “Con gà đẻ trứng vàng” mới trong hoạt động buôn bán vũ khí của Nga, sau thời kỳ Nga xuất khẩu ồ ạt chiến đấu cơ Su-30 đi toàn thế giới. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: TopwarHiện nay một số “đại gia” ở Trung Đông như Ả Rập Saudi và Qatar, cũng đã “kết” tên lửa phòng không S-400, sau màn đánh chặn kém cỏi của hệ thống Patriot. Còn Iran sau khi LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, S-400 cũng là vũ khí ưu tiên được mua sắm. Đây sẽ là một tin tốt cho Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: Topwar Tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga phóng thử.
Hiện nay, Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Nga, tuy nhiên thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới đang ở trong giai đoạn ế ẩm. Cùng với đó là lệnh cấm vận kinh tế của phương Tây đối với Nga, khiến nền kinh tế Nga càng rơi vào khó khăn. Ảnh: Công nhân bảo dưỡng một cơ sở lọc dầu tại Nga – Nguồn: TASS
Để tăng cường tiềm lực nền kinh tế, nhiều chính sách kinh tế của Chính phủ Nga đã phát huy tác dụng; trong đó vai trò của xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự trong hệ thống kinh tế Nga càng trở nên quan trọng hơn. Ảnh: Vũ khí Nga tại triển lãm ARMY-2020 – Nguồn: TASS
Nga xuất khẩu rất nhiều loại vũ khí, từ tàu chiến đến tàu ngầm, từ xe tăng đến máy bay, từ vũ khí cầm tay đến quân phục chiến binh cho tương lai. Nếu những quốc gia “thân Nga” có tiền, Nga thậm chí có thể cho thuê cả tàu ngầm tiến công hạt nhân. Ảnh: Hệ thống phòng không Buk-M3 tại triển lãm ARMY-2020 – Nguồn: TASS
Trong kim ngạch xuất khẩu vũ khí, máy bay chiến đấu luôn chiếm phần lớn kim ngạch buôn bán vũ khí của Nga, vì đơn giá máy bay chiến đấu cao dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Dù là máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 hay Su-35, chúng đều rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI Nga bán cho Ấn Độ – Nguồn: Topwar
Đối với một số nước đang phát triển, có ngân sách quốc phòng hạn chế, vũ khí, thiết bị quân sự của Nga luôn là sự lựa chọn hợp lý, do vũ khí và thiết bị quân sự của Nga có chất lượng cao và giá cả phải chăng và có nhiều lựa chọn. Ảnh: Xe tăng T-72B1 mà Lào mua của Nga, duyệt binh hồi tháng 1/2019 - Nguồn: Topwar
Đối với một số nước có ngân sách quốc phòng tương đối như Trung Quốc, Ấn Độ hay một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga đương nhiên có những vũ khí và thiết bị quân sự có chất lượng cao hơn. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 mà Trung Quốc mua của Nga –– Nguồn: Topwar
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hiện là hệ thống tên lửa phòng không nổi tiếng nhất thế giới cùng với Patriot của Mỹ; sức mạnh toàn diện của nó thậm chí còn mạnh hơn. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: Topwar
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của các loại máy bay chiến đấu mới cũng như các loại tên lửa đạn đạo, hành trình, nên vai trò của các hệ thống tên lửa phòng không ngày càng trở lên quan trọng trong hệ thống phòng không của mỗi quốc gia. Ảnh: Tên lửa phòng không S-400 của Nga tại Syria –– Nguồn: Topwar
Nhiều quốc gia tìm mua các hệ thống phòng không tiên tiến, nhưng nguồn cung cấp các hệ thống phòng không này không có sẵn nguồn. Hiện nay ngoài đồng minh của Mỹ, thì các quốc gia khác nhập hệ thống tên lửa Patriot rất khó khăn; do vậy S-400 của Nga là sự lựa chọn thứ hai. Ảnh: Tên lửa S-400 của Nga tại Syria –– Nguồn: Topwar
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400. Mặc dù Trung Quốc đã có Hongqi-9, nhưng S-400 mạnh hơn, không chỉ có thể đánh chặn máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình mà còn tấn công các mục tiêu tàng hình và tên lửa đạn đạo. Ảnh: Năm 2018, Trung Quốc đã nhận được lô tên lửa S-400 đầu tiên của Nga – Nguồn: TASS
Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính thức trở thành nước thứ hai sử dụng hệ thống phòng không S-400 trong năm nay; mặc dù việc nhập khẩu hệ thống phòng không này của Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của Mỹ và các quốc gia trong khối NATO. Ảnh: Các bộ phận của hệ thống phòng không S-400 của Nga được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019 - Nguồn: REUTERS
Mặc dù gặp khó khăn như vậy, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết nhập khẩu hệ thống tên lửa S-400, và vừa qua đã tiến hành bắn thử thành công; điều này cho thấy, sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không này như thế nào. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhận hệ thống phòng không S-400 của Nga – Nguồn: REUTERS
Đầu năm nay, Ấn Độ cũng chính thức ký thỏa thuận với Nga để trang bị hệ thống phòng không S-400. Các công việc liên quan đang được tích cực tiến hành và dự kiến sẽ sớm được bàn giao. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phóng thử nghiệm tên lửa S-400 hôm 16/10/2020 – Nguồn: Twitter/turkeyabout.
Chỉ riêng tổng số tiền của ba đơn hàng này đã lên tới gần 15 tỷ USD; mặt hàng tên lửa phòng không S-400 có thể được gọi là “Con gà đẻ trứng vàng” mới trong hoạt động buôn bán vũ khí của Nga, sau thời kỳ Nga xuất khẩu ồ ạt chiến đấu cơ Su-30 đi toàn thế giới. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: Topwar
Hiện nay một số “đại gia” ở Trung Đông như Ả Rập Saudi và Qatar, cũng đã “kết” tên lửa phòng không S-400, sau màn đánh chặn kém cỏi của hệ thống Patriot. Còn Iran sau khi LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, S-400 cũng là vũ khí ưu tiên được mua sắm. Đây sẽ là một tin tốt cho Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 –– Nguồn: Topwar
Tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga phóng thử.