Súng trường AK-47 được ra mắt năm 1947, và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1949. Nó đã nhanh chóng trở thành súng trường tiêu chuẩn cho các lực lượng Soviet. Súng trường AK-47 sau đó đã phục vụ tận tụy cho rất nhiều quốc gia, thậm chí được xuất khẩu toàn thế giới. Nó vẫn đang rất được ưa chuộng cho tới ngày nay tại các đơn vị quân sự và cảnh sát. Nếu có chiến tranh, chắc chắn sẽ có AK-47 góp mặt. Trong khi đó, Súng trường AK-74 ra mắt năm 1974, và nhanh chóng thay thế AK-47 để trở thành loại súng trường tiêu chuẩn. Mẫu súng này mang dáng dấp của AK-47, được tham gia thực chiến lần đầu trong cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan.AK-74 sử dụng loại đạn cỡ trung 5.45 x 39mm, vì cỡ đạn 7.62mm đã không còn phổ biến, bản thân Nga đã phải thừa nhận sự ưu việt của cỡ đạn 5,45mm khi lựa chọn AK-74 thay cho huyền thoại AK-47.Cỡ đạn 5,45mm nhỏ hơn, đồng nghĩa người lính sẽ mang được nhiều đạn hơn so với cỡ đạn 7,65mm dù phải chịu cùng một trọng lượng đạn dự trữ như nhau. Ngoài ra, cỡ đạn nhỏ hơn cũng cho độ chính xác cao hơn khi khai hoả ở tốc độ cao.Trong một cuộc đối đầu, AK-47 sẽ có lợi thế hơn bởi nó sử dụng đạn cỡ lớn hơn, dễ dàng triệt hạ các rào chắn. Nó có thể bắn phá gạch, gỗ, kính và các vật liệu khác không chút khó khăn.Ngoài ra, AK-47 cũng dễ sở hữu hơn AK-74 khi nó có giá rẻ hơn rất nhiều. Hơn nữa, đạn 7.62 cũng rẻ và phổ biến hơn, đặc biệt ở những khu vực ngoài châu Âu.Tuy nhiên, kích cỡ lớn chưa chắc đã vượt trội hoàn toàn. Mặc dù có độ xuyên phá cao hơn, những viên đạn 5.45 cỡ nhỏ hơn lại có khả năng vỡ và phóng các mảnh nhỏ vào mục tiêu, trong khi đạn 7.62 thường sẽ xuyên thẳng qua.Đạn cỡ trung cũng giúp tăng tầm chiến đấu tối đa lên 500m. Ngoài ra, cỡ đạn nhỏ cũng giúp giảm độ giật khi khai hỏa, giúp AK-74 dễ sử dụng hơn, nhất là trong các trường hợp cận chiến.Việc sở hữu đạn nhẹ hơn cũng giúp binh lính có thể mang theo số lượng đạn nhiều hơn. Do vậy, AK-74 đang ngày càng trở nên phổ biết, tuy chưa thể đạt được danh tiếng như AK-47.
Súng trường AK-47 được ra mắt năm 1947, và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1949. Nó đã nhanh chóng trở thành súng trường tiêu chuẩn cho các lực lượng Soviet.
Súng trường AK-47 sau đó đã phục vụ tận tụy cho rất nhiều quốc gia, thậm chí được xuất khẩu toàn thế giới. Nó vẫn đang rất được ưa chuộng cho tới ngày nay tại các đơn vị quân sự và cảnh sát. Nếu có chiến tranh, chắc chắn sẽ có AK-47 góp mặt.
Trong khi đó, Súng trường AK-74 ra mắt năm 1974, và nhanh chóng thay thế AK-47 để trở thành loại súng trường tiêu chuẩn. Mẫu súng này mang dáng dấp của AK-47, được tham gia thực chiến lần đầu trong cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan.
AK-74 sử dụng loại đạn cỡ trung 5.45 x 39mm, vì cỡ đạn 7.62mm đã không còn phổ biến, bản thân Nga đã phải thừa nhận sự ưu việt của cỡ đạn 5,45mm khi lựa chọn AK-74 thay cho huyền thoại AK-47.
Cỡ đạn 5,45mm nhỏ hơn, đồng nghĩa người lính sẽ mang được nhiều đạn hơn so với cỡ đạn 7,65mm dù phải chịu cùng một trọng lượng đạn dự trữ như nhau. Ngoài ra, cỡ đạn nhỏ hơn cũng cho độ chính xác cao hơn khi khai hoả ở tốc độ cao.
Trong một cuộc đối đầu, AK-47 sẽ có lợi thế hơn bởi nó sử dụng đạn cỡ lớn hơn, dễ dàng triệt hạ các rào chắn. Nó có thể bắn phá gạch, gỗ, kính và các vật liệu khác không chút khó khăn.
Ngoài ra, AK-47 cũng dễ sở hữu hơn AK-74 khi nó có giá rẻ hơn rất nhiều. Hơn nữa, đạn 7.62 cũng rẻ và phổ biến hơn, đặc biệt ở những khu vực ngoài châu Âu.
Tuy nhiên, kích cỡ lớn chưa chắc đã vượt trội hoàn toàn. Mặc dù có độ xuyên phá cao hơn, những viên đạn 5.45 cỡ nhỏ hơn lại có khả năng vỡ và phóng các mảnh nhỏ vào mục tiêu, trong khi đạn 7.62 thường sẽ xuyên thẳng qua.
Đạn cỡ trung cũng giúp tăng tầm chiến đấu tối đa lên 500m. Ngoài ra, cỡ đạn nhỏ cũng giúp giảm độ giật khi khai hỏa, giúp AK-74 dễ sử dụng hơn, nhất là trong các trường hợp cận chiến.
Việc sở hữu đạn nhẹ hơn cũng giúp binh lính có thể mang theo số lượng đạn nhiều hơn. Do vậy, AK-74 đang ngày càng trở nên phổ biết, tuy chưa thể đạt được danh tiếng như AK-47.