Chỉ trong hai tháng liên tiếp, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã có tới hai chiến hạm "bị loại khỏi vòng chiến" bởi lý do không thể nào ngớ ngẩn hơn, khi họ không thể phát hiện và tránh được các tàu hàng dân sự trên biển. Tuy nhiên, mất hai chiến hạm hay nhiều hơn nữa thì cũng chẳng thể lung lay được sức mạnh của Hạm đội 7, hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Youtube.Quan trọng nhất trong Hạm đội 7 vẫn là nhóm tác chiến tàu sân bay số 5. Với trung tâm là tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng với sự yểm trợ tầm gần của các tàu hộ vệ tên lửa đó là chiếc USS Antietam (CG-54) và USS Shiloh (CG-67). Nguồn ảnh: Commander.Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hiện giờ vẫn hoạt động tốt ở khu vực biền Nam Hàn Quốc, nhóm tàu sân bay này hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì sau các vụ tai nạn liên tiếp vừa xảy ra với các khu trục hạm của Hạm đội 7. Nguồn ảnh: Aviation.Chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau các vụ tai nạn vừa rồi chính là Hải đoàn 15 khu trục hạm, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. Hải đoàn 15 khu trục hạm hiện đang đóng tại khu vực đảo Yokosuka, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Strate.Trong hai vụ tai nạn vừa rồi của Khu trục hạm USS John S. McCain (DDG-56) và USS Fitzgerald (DDG-62), cả hai khu trục hạm này đều thuộc biên chế Hải đoàn 15 khu trục hạm Mỹ. Nguồn ảnh: NBC.Hải đoàn 15 khu trục hạm Mỹ có biên chế đầy đủ 7 khu trục hạm. Tuy nhiên sau hai vụ tai nạn liên tiếp trong hai tháng vừa qua, số lượng khu trục hạm trong Hải đoàn này giờ giảm xuống chỉ còn có 5, thiệt hại lên tới… 28% quân số. Nguồn ảnh: Stripe.Ngoài lực lượng Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 và Hải đoàn 15 khu trục hạm, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang đóng ở Yokosuka, Nhật Bản vẫn còn một chiếc tàu chỉ huy có tuổi đời gần 50 đó là chiếc USS Blie Ridge (LCC-19). Được xếp vào lớp tàu chỉ huy đổ bộ, LCC-19 đã được hạ thủy từ năm 1969 và vẫn hoạt động tốt tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài Yokosuka, khu vực đảo Sasebo, Nhật Bản cũng là nơi đồn trú của một phần của lực lượng Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Khu vực đảo Sasebo cũng là nơi tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard (LHD-6) đang neo đậu. Nguồn ảnh: Wiki.Khu vực Sasebo còn là nơi neo đậu của nhiều tàu rà phá thủy lôi nhất của Hạm đội 7, trong đó bao gồm 4 chiếc là USS Patriot (MCM-7), USS Pioneer (MCM-9), USS Warrior (MCM-10) và USS Chief (MCM-14). Nguồn ảnh: Wiki.Khu vực đảo Guam là nơi neo đậu của biên đội tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ trong đó bao gồm tàu ngầm USS Chicago, USS Key West và USS Oklahoma City. Cả ba tàu ngầm này đều là loại tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân thuộc lớp Los Angerles. Nguồn ảnh: Military.
Chỉ trong hai tháng liên tiếp, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã có tới hai chiến hạm "bị loại khỏi vòng chiến" bởi lý do không thể nào ngớ ngẩn hơn, khi họ không thể phát hiện và tránh được các tàu hàng dân sự trên biển. Tuy nhiên, mất hai chiến hạm hay nhiều hơn nữa thì cũng chẳng thể lung lay được sức mạnh của Hạm đội 7, hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Youtube.
Quan trọng nhất trong Hạm đội 7 vẫn là nhóm tác chiến tàu sân bay số 5. Với trung tâm là tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng với sự yểm trợ tầm gần của các tàu hộ vệ tên lửa đó là chiếc USS Antietam (CG-54) và USS Shiloh (CG-67). Nguồn ảnh: Commander.
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hiện giờ vẫn hoạt động tốt ở khu vực biền Nam Hàn Quốc, nhóm tàu sân bay này hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì sau các vụ tai nạn liên tiếp vừa xảy ra với các khu trục hạm của Hạm đội 7. Nguồn ảnh: Aviation.
Chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau các vụ tai nạn vừa rồi chính là Hải đoàn 15 khu trục hạm, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. Hải đoàn 15 khu trục hạm hiện đang đóng tại khu vực đảo Yokosuka, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Strate.
Trong hai vụ tai nạn vừa rồi của Khu trục hạm USS John S. McCain (DDG-56) và USS Fitzgerald (DDG-62), cả hai khu trục hạm này đều thuộc biên chế Hải đoàn 15 khu trục hạm Mỹ. Nguồn ảnh: NBC.
Hải đoàn 15 khu trục hạm Mỹ có biên chế đầy đủ 7 khu trục hạm. Tuy nhiên sau hai vụ tai nạn liên tiếp trong hai tháng vừa qua, số lượng khu trục hạm trong Hải đoàn này giờ giảm xuống chỉ còn có 5, thiệt hại lên tới… 28% quân số. Nguồn ảnh: Stripe.
Ngoài lực lượng Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 và Hải đoàn 15 khu trục hạm, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang đóng ở Yokosuka, Nhật Bản vẫn còn một chiếc tàu chỉ huy có tuổi đời gần 50 đó là chiếc USS Blie Ridge (LCC-19). Được xếp vào lớp tàu chỉ huy đổ bộ, LCC-19 đã được hạ thủy từ năm 1969 và vẫn hoạt động tốt tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài Yokosuka, khu vực đảo Sasebo, Nhật Bản cũng là nơi đồn trú của một phần của lực lượng Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Khu vực đảo Sasebo cũng là nơi tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard (LHD-6) đang neo đậu. Nguồn ảnh: Wiki.
Khu vực Sasebo còn là nơi neo đậu của nhiều tàu rà phá thủy lôi nhất của Hạm đội 7, trong đó bao gồm 4 chiếc là USS Patriot (MCM-7), USS Pioneer (MCM-9), USS Warrior (MCM-10) và USS Chief (MCM-14). Nguồn ảnh: Wiki.
Khu vực đảo Guam là nơi neo đậu của biên đội tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ trong đó bao gồm tàu ngầm USS Chicago, USS Key West và USS Oklahoma City. Cả ba tàu ngầm này đều là loại tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân thuộc lớp Los Angerles. Nguồn ảnh: Military.