Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiều lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, trong đó mỗi đơn vị lại được trang bị một tổ hợp vũ khí khác nhau.Cụ thể, Lữ đoàn 679 là 4K44 Redut, Lữ đoàn 680 là 4K51 Rubezh, Lữ đoàn 681 là K-300P Bastion-P, còn Lữ đoàn 685 lại sử dụng đạn rocket dẫn đường EXTRA và AccuLAR do Israel sản xuất.Lữ đoàn tên lửa bờ 682 là đơn vị có tuổi đời trẻ nhất và chỉ vừa mới chính thức đi vào làm nhiệm vụ tác chiến trong thời gian gần đây.Tuy nhiên loại vũ khí trang bị cho đơn vị này vẫn đang là câu hỏi rất cần được giải đáp.Đã có dự đoán cho rằng Lữ đoàn 682 sẽ sử dụng hệ thống tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ mặt đất do Ấn Độ cung cấp theo gói tín dụng trị giá 500 triệu USD.Bên cạnh đó ý kiến khác lại cho rằng có thể là tổ hợp Klub-M thế hệ mới nhất của Nga.Nhưng phải tới gần đây trong phóng sự "Lữ đoàn 682: Hội thi mô hình học cụ huấn luyện năm 2020" đăng trên Báo Hải quân Việt Nam thì thắc mắc này mới cơ bản được giải đáp.Trong bài báo có bức ảnh một sĩ quan trẻ của Lữ đoàn 682 đang thuyết minh mô phỏng các quỹ đạo bay của tên lửa Yakhont, như vậy đây chính là loại tên lửa chống hạm mà đơn vị đang khai thác sử dụng.Do trang bị tên lửa chống hạm Yakhont nên tổ hợp vũ khí mà Lữ đoàn 682 đang vận hành chỉ có thể là tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P tương tự như Lữ đoàn 681, đây thực chất cũng là điều không gây bất ngờ.Hiện tại K-300P Bastion-P vẫn được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đáng gờm nhất thế giới.Bên cạnh đó, nó đang giữ vai trò chủ lực ngay cả trong lực lượng tên lửa bờ của Hải quân Nga trong khi Klub-M chưa thực sự sẵn sàng tác chiến.Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn tối đa 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, vận tốc tối đa Mach 2,5 và độ cao hành trình trong khoảng 20 - 30 m.Theo quảng cáo thì tên lửa Yakhont có khả năng tác chiến theo nhóm, hay như vẫn gọi là "chiến thuật bầy sói".Trong đó một quả tên lửa dẫn đầu sẽ cung cấp dữ liệu về mục tiêu cho hai quả bay kèm để nối dài tầm bắn ngoài đường chân trời vô tuyến điện từ.Việc trang bị tổ hợp K-300P Bastion-P với tên lửa Yakhont cho Lữ đoàn 682 còn giúp tạo ra sự đồng bộ, thuận tiện cho công tác đảm bảo hậu cần - kỹ thuật và nhất là tiếp thu được kinh nghiệm trong quá trình sử dụng vừa qua.Ngoài các đơn vị nói trên, rất có thể trong tương lai không xa Hải quân Việt Nam còn có thêm lữ đoàn tên lửa bờ được trang bị tổ hợp tương tự Bal-E với tên lửa chống hạm KCT 15 do chính chúng ta chế tạo.
Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiều lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, trong đó mỗi đơn vị lại được trang bị một tổ hợp vũ khí khác nhau.
Cụ thể, Lữ đoàn 679 là 4K44 Redut, Lữ đoàn 680 là 4K51 Rubezh, Lữ đoàn 681 là K-300P Bastion-P, còn Lữ đoàn 685 lại sử dụng đạn rocket dẫn đường EXTRA và AccuLAR do Israel sản xuất.
Lữ đoàn tên lửa bờ 682 là đơn vị có tuổi đời trẻ nhất và chỉ vừa mới chính thức đi vào làm nhiệm vụ tác chiến trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên loại vũ khí trang bị cho đơn vị này vẫn đang là câu hỏi rất cần được giải đáp.
Đã có dự đoán cho rằng Lữ đoàn 682 sẽ sử dụng hệ thống tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ mặt đất do Ấn Độ cung cấp theo gói tín dụng trị giá 500 triệu USD.
Bên cạnh đó ý kiến khác lại cho rằng có thể là tổ hợp Klub-M thế hệ mới nhất của Nga.
Nhưng phải tới gần đây trong phóng sự "Lữ đoàn 682: Hội thi mô hình học cụ huấn luyện năm 2020" đăng trên Báo Hải quân Việt Nam thì thắc mắc này mới cơ bản được giải đáp.
Trong bài báo có bức ảnh một sĩ quan trẻ của Lữ đoàn 682 đang thuyết minh mô phỏng các quỹ đạo bay của tên lửa Yakhont, như vậy đây chính là loại tên lửa chống hạm mà đơn vị đang khai thác sử dụng.
Do trang bị tên lửa chống hạm Yakhont nên tổ hợp vũ khí mà Lữ đoàn 682 đang vận hành chỉ có thể là tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P tương tự như Lữ đoàn 681, đây thực chất cũng là điều không gây bất ngờ.
Hiện tại K-300P Bastion-P vẫn được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đáng gờm nhất thế giới.
Bên cạnh đó, nó đang giữ vai trò chủ lực ngay cả trong lực lượng tên lửa bờ của Hải quân Nga trong khi Klub-M chưa thực sự sẵn sàng tác chiến.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn tối đa 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg, vận tốc tối đa Mach 2,5 và độ cao hành trình trong khoảng 20 - 30 m.
Theo quảng cáo thì tên lửa Yakhont có khả năng tác chiến theo nhóm, hay như vẫn gọi là "chiến thuật bầy sói".
Trong đó một quả tên lửa dẫn đầu sẽ cung cấp dữ liệu về mục tiêu cho hai quả bay kèm để nối dài tầm bắn ngoài đường chân trời vô tuyến điện từ.
Việc trang bị tổ hợp K-300P Bastion-P với tên lửa Yakhont cho Lữ đoàn 682 còn giúp tạo ra sự đồng bộ, thuận tiện cho công tác đảm bảo hậu cần - kỹ thuật và nhất là tiếp thu được kinh nghiệm trong quá trình sử dụng vừa qua.
Ngoài các đơn vị nói trên, rất có thể trong tương lai không xa Hải quân Việt Nam còn có thêm lữ đoàn tên lửa bờ được trang bị tổ hợp tương tự Bal-E với tên lửa chống hạm KCT 15 do chính chúng ta chế tạo.