Một nguồn tin cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, hai bên Việt – Nga đang thảo luận về tính năng kỹ chiến thuật cũng như trang bị vũ khí trên cặp chiến hạm lớp Gepard 3.9 này. Mặc dù các thông số kỹ thuật cụ thể vẫn đang được đàm phán, phía Hải quân Việt Nam đã bày tỏ mong muốn rằng cặp chiến hạm Gepard mới sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí tiến công mới nhất.Vũ khí mà phía Việt Nam đang đề nghị phía Nga để lắp đặt trên cặp chiến hạm Gepard mới, chính là tên lửa hành trình Kalibr, loại tên lửa đã thể hiện màn thực chiến xuất sắc tại chiến trường Syria; dự kiến mỗi tàu sẽ được trang bị 8 tên lửa Kalibr.Các tổ hợp tên lửa hành trình này rất cần thiết cho Hải quân Việt Nam để bảo vệ hiệu quả phần lãnh hải, các đảo và thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam.Lớp tàu Gepard 3.9 mới cho phép khách hàng có thể lựa chọn sử dụng các ống phóng thẳng đứng đa năng dùng cho tên lửa Kalibr-NK, thay vì bố trí cố định 8 ống phóng tên lửa Uran-E chỉ dùng cho nhiệm vụ chống hạm.Ống phóng thẳng đứng đa năng còn cho phép tàu có khả năng sử dụng tên lửa hành trình tiến công mặt đất, sử dụng tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, có thể tùy chỉnh để sử dụng cả tên lửa chống hạm Yakhont của Nga hoặc Brahmos của liên doanh Nga - Ấn Độ.Chiến hạm Gepard 3.9 là loại tàu hạng nhẹ đa năng, với lượng giãn nước từ 1.500 đến 1.930 tấn, tùy thuộc vào lựa chọn trang bị; tàu có chiều dài khoảng 100 mét và mớn nước từ 3,6 đến 4,5 m. Chiến hạm lớp Gepard 3.9 được thiết kế để tìm diệt các mục tiêu dưới nước, mặt biển và trên không; đảm nhận các nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, bảo vệ khu kinh tế biển.Vũ trang trang bị trên tàu cũng rất đa dạng, tùy theo cấu hình nhiệm vụ, gồm ngư lôi, tên lửa chống hạm, vũ khí phòng không, chống ngầm; ngoài ra trên tàu còn được biên chế một trực thăng Ka-27.Cặp tàu lớp Gepard 3.9 đầu tiên được đưa vào biên chế vào Hải quân Việt Nam cách đây 9 năm; sau đó, Việt Nam quyết định đóng thêm hai tàu loại này, với cấu hình vũ khí chống ngầm được tăng cường.Cặp tàu lớp Gepard 3.9 thứ hai được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2018 với giá trị của hợp đồng là 700 triệu USD; cặp tàu này đã góp phần tăng cường thêm sức mạnh của Hải quân Việt Nam.Nhưng tại thời điểm hiện tại, nhiều khả năng cặp tàu thứ ba sẽ tăng thêm ít nhất 100 triệu USD, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NKE mới trên tàu. Hà Nội sẽ cố gắng tận dụng tình hình hiện tại để được giảm giá kha khá từ Rosoboronexport; hơn nữa, vị thế đàm phán của Việt Nam có vẻ khá mạnh.Việt Nam không chỉ có nguồn cung cấp tàu khu trục nhẹ từ Nga, mà còn từ Hà Lan; đặc biệt lớp tàu Sigma có thể đặt hàng ngay từ công ty Damen Group có cơ sở đóng tàu đặt tại nước ta.Lớp tàu Sigma của Hà Lan đắt hơn gần ¼ so với lớp tàu Gepards của Nga và chúng không có tên lửa hành trình như Kalibr của Nga.Hầu hết các chuyên gia quân sự đều chắc chắn rằng, tên lửa hành trình Kalibr đóng vai trò then chốt trong hợp đồng của Hà Nội; mặc dù gặp một số khó khăn, tuy nhiên Việt Nam đã quyết định mua tàu mới của Nga.Hiện tại, các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam mua trước đó đều được biên chế cho Lữ đoàn 162 thuộc Vùng 4 Hải quân của Việt Nam; gồm các tàu 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo và tàu 016 Quang Trung.Video Tàu hộ vệ tên lửa 012 Lý Thái Tổ phóng tên lửa Uran-E - Nguồn: QPVN
Một nguồn tin cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, hai bên Việt – Nga đang thảo luận về tính năng kỹ chiến thuật cũng như trang bị vũ khí trên cặp chiến hạm lớp Gepard 3.9 này. Mặc dù các thông số kỹ thuật cụ thể vẫn đang được đàm phán, phía Hải quân Việt Nam đã bày tỏ mong muốn rằng cặp chiến hạm Gepard mới sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí tiến công mới nhất.
Vũ khí mà phía Việt Nam đang đề nghị phía Nga để lắp đặt trên cặp chiến hạm Gepard mới, chính là tên lửa hành trình Kalibr, loại tên lửa đã thể hiện màn thực chiến xuất sắc tại chiến trường Syria; dự kiến mỗi tàu sẽ được trang bị 8 tên lửa Kalibr.
Các tổ hợp tên lửa hành trình này rất cần thiết cho Hải quân Việt Nam để bảo vệ hiệu quả phần lãnh hải, các đảo và thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam.
Lớp tàu Gepard 3.9 mới cho phép khách hàng có thể lựa chọn sử dụng các ống phóng thẳng đứng đa năng dùng cho tên lửa Kalibr-NK, thay vì bố trí cố định 8 ống phóng tên lửa Uran-E chỉ dùng cho nhiệm vụ chống hạm.
Ống phóng thẳng đứng đa năng còn cho phép tàu có khả năng sử dụng tên lửa hành trình tiến công mặt đất, sử dụng tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, có thể tùy chỉnh để sử dụng cả tên lửa chống hạm Yakhont của Nga hoặc Brahmos của liên doanh Nga - Ấn Độ.
Chiến hạm Gepard 3.9 là loại tàu hạng nhẹ đa năng, với lượng giãn nước từ 1.500 đến 1.930 tấn, tùy thuộc vào lựa chọn trang bị; tàu có chiều dài khoảng 100 mét và mớn nước từ 3,6 đến 4,5 m.
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 được thiết kế để tìm diệt các mục tiêu dưới nước, mặt biển và trên không; đảm nhận các nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, bảo vệ khu kinh tế biển.
Vũ trang trang bị trên tàu cũng rất đa dạng, tùy theo cấu hình nhiệm vụ, gồm ngư lôi, tên lửa chống hạm, vũ khí phòng không, chống ngầm; ngoài ra trên tàu còn được biên chế một trực thăng Ka-27.
Cặp tàu lớp Gepard 3.9 đầu tiên được đưa vào biên chế vào Hải quân Việt Nam cách đây 9 năm; sau đó, Việt Nam quyết định đóng thêm hai tàu loại này, với cấu hình vũ khí chống ngầm được tăng cường.
Cặp tàu lớp Gepard 3.9 thứ hai được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2018 với giá trị của hợp đồng là 700 triệu USD; cặp tàu này đã góp phần tăng cường thêm sức mạnh của Hải quân Việt Nam.
Nhưng tại thời điểm hiện tại, nhiều khả năng cặp tàu thứ ba sẽ tăng thêm ít nhất 100 triệu USD, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NKE mới trên tàu. Hà Nội sẽ cố gắng tận dụng tình hình hiện tại để được giảm giá kha khá từ Rosoboronexport; hơn nữa, vị thế đàm phán của Việt Nam có vẻ khá mạnh.
Việt Nam không chỉ có nguồn cung cấp tàu khu trục nhẹ từ Nga, mà còn từ Hà Lan; đặc biệt lớp tàu Sigma có thể đặt hàng ngay từ công ty Damen Group có cơ sở đóng tàu đặt tại nước ta.
Lớp tàu Sigma của Hà Lan đắt hơn gần ¼ so với lớp tàu Gepards của Nga và chúng không có tên lửa hành trình như Kalibr của Nga.
Hầu hết các chuyên gia quân sự đều chắc chắn rằng, tên lửa hành trình Kalibr đóng vai trò then chốt trong hợp đồng của Hà Nội; mặc dù gặp một số khó khăn, tuy nhiên Việt Nam đã quyết định mua tàu mới của Nga.
Hiện tại, các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam mua trước đó đều được biên chế cho Lữ đoàn 162 thuộc Vùng 4 Hải quân của Việt Nam; gồm các tàu 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo và tàu 016 Quang Trung.
Video Tàu hộ vệ tên lửa 012 Lý Thái Tổ phóng tên lửa Uran-E - Nguồn: QPVN