Theo đó bảng xếp hạng của Global Fire Power với các số liệu từ năm 2016, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong top 10 quốc gia sở hữu lực lượng pháo binh (chỉ tính riêng pháo kéo) mạnh nhất thế giới với 2.200 đơn vị pháo kéo các loại, không tính đến các loại pháo tự hành hay các hợp đồng mua sắm pháo mới đang được thực hiện. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Và điều khá bất ngờ trong bảng xếp hạng này pháo binh Việt Nam vượt mặt pháo binh Mỹ - cường quốc quân sự thế giới tới 11 bậc, cụ thể pháo binh Mỹ được xếp ở hạng 17 với gần 800 đơn vị pháo kéo các loại. Điều này có thể được giải thích do học thuyết quân sự của mỗi quốc gia khác nhau và các quân binh chủng được phát triển và xây dựng trên nền tảng này. Nguồn ảnh: CANDĐây không phải là lần đầu tiên pháo binh Việt Nam được xếp vào hàng top 10 trong các bảng xếp hạng quốc tế, kể từ những ngày đầu tiên thành lập cho đến ngày này. Sức mạnh pháo binh Việt Nam cũng được chứng minh qua các trận đánh lịch sử như Chiến dịch Điện Biên Phủ, Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Xứng đáng với 8 chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng". Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Hình ảnh pháo kéo M46 130mm của Hải quân Việt Nam trong đợt diễn tập bắn đạt thật vừa được tổ chức tại Vùng 4 Hải quân, đây cũng là mẫu pháo kéo có tầm bắn xa nhất của quân đội ta. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Quay lại với danh sách của Global Fire Power, quốc gia đứng đầu thế giới về sức mạnh pháo binh hiện nay không ai khác chính là Trung Quốc với 6.246 đơn vị pháo kéo các loại, trong đó hầu hết đều do nước này tự chế tạo.Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành quốc gia sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất thế giới với nhiều chủng loại pháo khác nhau, ở thời điểm hiện tại pháo binh Trung Quốc cũng đang không ngừng được hiện đại và cơ giới hóa, dù vậy vai trò của các loại pháo kéo hoặc lựu pháo vẫn không thể bị thay thế trong Quân đội Trung Quốc.Ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của Global Fire Power chính là Nga, cường quốc quân sự thứ 2 thế giới với 4.466 đơn vị pháo kéo các loại, con số này có phần giảm sút khá nhiều so với thời Liên Xô, một phần do Quân đội Nga chuộng sử dụng pháo tự hành hơn là pháo kéo vốn có tính cơ động thấp.Chính vì lý do này mà trong nhiều thập kỷ qua, Quân đội Nga gần như không phát triển bất cứ mẫu pháo kéo mới nào mà thay vào đó là tập trận cho các đơn vị pháo tự hành hoặc nâng cấp số pháo kéo cũ hiện có thay vì sản xuất mới.Xếp ngay sau Nga, cường quốc pháo binh số 3 thế giới hiện nay thuộc về Triều Tiên với 4.300 đơn vị pháo kéo các loại, xét trên nhiều góc độ Triều Tiên là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng pháo binh (xét ở góc độ vũ khí thông thường). Các loại pháo của Bình Nhưỡng thường được thiết kế có tầm bắn lên đến hàng chục km.Ở vị trị thứ 4 trong danh sách này là Ấn Độ - cường quốc quân sự đứng thứ 2 ở châu Á với 4.158 đơn vị pháo kéo các loại, hầu hết trong số pháo này đều có nguồn gốc từ Nga hoặc Liên Xô, bên cạnh đó còn có cả các loại pháo theo tiêu chuẩn của NATO do Mỹ và châu Âu chế tạo.Đứng ở vị trí thứ 5 là Hàn Quốc với 3.854 đơn vị pháo kéo các loại, hầu hết trong số đó đều có nguồn gốc từ Mỹ và một số ít do Hàn Quốc tự chế tạo. Giống như nhiều nước châu Á, pháo binh Hàn Quốc ngày nay đầu tư khá nhiều vào lực lượng pháo tự hành hơn là pháo kéo.Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng này là một quốc gia đến từ châu Phi, đó chính là Ai Cập với 2.189 đơn vị pháo kéo các loại, Ai Cập cũng là cũng quốc gia có quân đội quy mô nhất nhì ở châu Phi.Ứng cử viên đầu tiên của Trung Đông trong danh sách này chính là Iran với vị trí thứ 8 cùng 2.188 đơn vị pháo kéo các loại, điều khá đặc biệt là Iran sở hữu song song cả các loại pháo của Mỹ và Liên Xô sản xuất.Vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng của Global Fire Power là Syria – quốc gia đang trải qua hơn 7 năm nội chiến, hiện Syria vẫn đang có trong tay 2.150 đơn vị pháo các loại.Đứng ở vị trí thứ 10 là một đại diện đến từ Đông Âu – Ukraine với 1.669 đơn vị pháo kéo các loại, trong đó hầu hết đều do Liên Xô trước đây chế tạo và Ukraine được thừa hưởng lại sau đầu những năm 1990.Mời độc giả xem video: Hải quân vùng 4 kiểm tra bắn đạn thật. (nguồn QPVN)
Theo đó bảng xếp hạng của Global Fire Power với các số liệu từ năm 2016, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong top 10 quốc gia sở hữu lực lượng pháo binh (chỉ tính riêng pháo kéo) mạnh nhất thế giới với 2.200 đơn vị pháo kéo các loại, không tính đến các loại pháo tự hành hay các hợp đồng mua sắm pháo mới đang được thực hiện. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Và điều khá bất ngờ trong bảng xếp hạng này pháo binh Việt Nam vượt mặt pháo binh Mỹ - cường quốc quân sự thế giới tới 11 bậc, cụ thể pháo binh Mỹ được xếp ở hạng 17 với gần 800 đơn vị pháo kéo các loại. Điều này có thể được giải thích do học thuyết quân sự của mỗi quốc gia khác nhau và các quân binh chủng được phát triển và xây dựng trên nền tảng này. Nguồn ảnh: CAND
Đây không phải là lần đầu tiên pháo binh Việt Nam được xếp vào hàng top 10 trong các bảng xếp hạng quốc tế, kể từ những ngày đầu tiên thành lập cho đến ngày này. Sức mạnh pháo binh Việt Nam cũng được chứng minh qua các trận đánh lịch sử như Chiến dịch Điện Biên Phủ, Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Xứng đáng với 8 chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh: "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng". Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Hình ảnh pháo kéo M46 130mm của Hải quân Việt Nam trong đợt diễn tập bắn đạt thật vừa được tổ chức tại Vùng 4 Hải quân, đây cũng là mẫu pháo kéo có tầm bắn xa nhất của quân đội ta. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Quay lại với danh sách của Global Fire Power, quốc gia đứng đầu thế giới về sức mạnh pháo binh hiện nay không ai khác chính là Trung Quốc với 6.246 đơn vị pháo kéo các loại, trong đó hầu hết đều do nước này tự chế tạo.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành quốc gia sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất thế giới với nhiều chủng loại pháo khác nhau, ở thời điểm hiện tại pháo binh Trung Quốc cũng đang không ngừng được hiện đại và cơ giới hóa, dù vậy vai trò của các loại pháo kéo hoặc lựu pháo vẫn không thể bị thay thế trong Quân đội Trung Quốc.
Ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của Global Fire Power chính là Nga, cường quốc quân sự thứ 2 thế giới với 4.466 đơn vị pháo kéo các loại, con số này có phần giảm sút khá nhiều so với thời Liên Xô, một phần do Quân đội Nga chuộng sử dụng pháo tự hành hơn là pháo kéo vốn có tính cơ động thấp.
Chính vì lý do này mà trong nhiều thập kỷ qua, Quân đội Nga gần như không phát triển bất cứ mẫu pháo kéo mới nào mà thay vào đó là tập trận cho các đơn vị pháo tự hành hoặc nâng cấp số pháo kéo cũ hiện có thay vì sản xuất mới.
Xếp ngay sau Nga, cường quốc pháo binh số 3 thế giới hiện nay thuộc về Triều Tiên với 4.300 đơn vị pháo kéo các loại, xét trên nhiều góc độ Triều Tiên là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng pháo binh (xét ở góc độ vũ khí thông thường). Các loại pháo của Bình Nhưỡng thường được thiết kế có tầm bắn lên đến hàng chục km.
Ở vị trị thứ 4 trong danh sách này là Ấn Độ - cường quốc quân sự đứng thứ 2 ở châu Á với 4.158 đơn vị pháo kéo các loại, hầu hết trong số pháo này đều có nguồn gốc từ Nga hoặc Liên Xô, bên cạnh đó còn có cả các loại pháo theo tiêu chuẩn của NATO do Mỹ và châu Âu chế tạo.
Đứng ở vị trí thứ 5 là Hàn Quốc với 3.854 đơn vị pháo kéo các loại, hầu hết trong số đó đều có nguồn gốc từ Mỹ và một số ít do Hàn Quốc tự chế tạo. Giống như nhiều nước châu Á, pháo binh Hàn Quốc ngày nay đầu tư khá nhiều vào lực lượng pháo tự hành hơn là pháo kéo.
Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng này là một quốc gia đến từ châu Phi, đó chính là Ai Cập với 2.189 đơn vị pháo kéo các loại, Ai Cập cũng là cũng quốc gia có quân đội quy mô nhất nhì ở châu Phi.
Ứng cử viên đầu tiên của Trung Đông trong danh sách này chính là Iran với vị trí thứ 8 cùng 2.188 đơn vị pháo kéo các loại, điều khá đặc biệt là Iran sở hữu song song cả các loại pháo của Mỹ và Liên Xô sản xuất.
Vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng của Global Fire Power là Syria – quốc gia đang trải qua hơn 7 năm nội chiến, hiện Syria vẫn đang có trong tay 2.150 đơn vị pháo các loại.
Đứng ở vị trí thứ 10 là một đại diện đến từ Đông Âu – Ukraine với 1.669 đơn vị pháo kéo các loại, trong đó hầu hết đều do Liên Xô trước đây chế tạo và Ukraine được thừa hưởng lại sau đầu những năm 1990.
Mời độc giả xem video: Hải quân vùng 4 kiểm tra bắn đạn thật. (nguồn QPVN)