Có tên Bofors 40mm, khẩu pháo phòng không có trọng lượng trung bình với cỡ nòng 40mm này là loại pháo phòng không được sử dụng nhiều nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cho tới nay. Trong cuộc chiến tranh thế giới, Bofors thậm chí còn được sử dụng bởi hầu hết tất cả các nước tham chiến, bất kể thuộc phe nào. Nguồn ảnh: Armguns.Khẩu pháo này được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không, tuy nhiên người ta đã sử dụng nó vào cả các nhiệm vụ tác chiến tầm gần chống hạm hoặc chống thiết giáp bọc thép hoặc thậm chí là chống bộ binh. Nguồn ảnh: Historybook.Hầu như toàn bộ các loại thiết giáp thời bấy giờ sẽ bị hạ "đo ván" chỉ với một phát bắn của khẩu pháo Bofors 40mm này. Với một số loại xe tăng hạng nhẹ, kết cục cũng tương tự. Nguồn ảnh: USarmy.Sử dụng cỡ đạn 40x311mm có vành chứa thuốc nổ mạnh, khẩu pháo này có thể bắn được với tốc độ lên tới 120 viên/phút. Nguồn ảnh: Wiki.Thêm vào đó là nòng pháo có chiều dài 2,2 mét, giúp viên đạn pháo rời nòng với gia tốc tối đa khoảng 850 mét.giây. Nguồn ảnh: Sakuva.Do được thiết kế để sử dụng vào mục đích phòng không, người ta tính toán độ cao tối đa mà pháo phòng không Bofors 40mm có thể vươn tới vào khoảng 7200 mét. Tuy nhiên trên thực tế chiến đấu, tầm cao tối đa mà khẩu pháo này vươn tới chỉ khoảng 3800 mét. Nguồn ảnh: WWII.Pháo có hai hệ thống nhắm khác nhau, một là hệ thống nhắm phản xạ đòi hỏi phải có điện từ ác-quy để hoạt động. Thứ hai là hệ thống nhắm dạng vòng truyền thống như trên các loại pháo tương tự, để hoạt đông khi không có ác-quy hoặc khi ác-quy hết điện. Nguồn ảnh: Chrysler.Mỗi khẩu đội pháo Bofors 40mm sẽ có ba người, bao gồm một chỉ huy, một ngắm bắn và một nạp đạn. Trong thực tế chiến đấu, tùy từng kiểu cải biên của pháo mà kíp chiến đấu có thể nhiều hơn 3 người. Nguồn ảnh: History.Là loại pháo 40mm phổ biến nhất trong thế kỷ 20, khẩu pháo này đã chinh chiến ở khắp các chiến trường suốt từ khi nó ra đời tới nay, thậm chí nó cũng xuất hiện trên bầu trời đường mòn Trường Sơn khi được gắn lên các máy bay C-130 để dội hỏa lực vào các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngày nay, Bofors 40mm đã không ngừng được cải tiến để có thể phù hợp hơn với mộ trường tác chiến hiện đại. Ví dụ như được trang bị hệ thống radar tự động nhắm bắn và hoạt động hoàn toàn độc lập, chỉ cần nhân lực tham gia công việc nạp đạn. Nguồn ảnh: Flickr.Những biến thể của khẩu Bofors ngày nay có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới vì suốt hơn 80 năm qua, khẩu pháo này đã xuất hiện trên quá nhiều mặt trận, được sử dụng bởi quá nhiều quốc gia và trong kho chứa của nhiều nước trên thế giới, những khẩu Bofors mới tinh vẫn dễ dàng được tìm thấy. Nguồn ảnh: History.Đây cũng là khẩu pháo phòng không được chế tạo bởi nhiều nhà sản xuất nhất trong lịch sử, chỉ tính riêng hãng Bofors đã sản xuất khẩu pháo này trong khoảng 70 năm, kể từ khi nó ra đời cho tới năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.Sau khi bước qua tuổi 70 - nghĩa là khi thời hạn bảo hộ về sở hữu trí tuệ của khẩu pháo này không còn nữa, hàng loạt các hãng sản xuất vũ khí của Anh, Mỹ và Nga đã tham gia chế tạo khẩu pháo này, biến nó trở thành khẩu pháo phòng không sống "thọ" nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo phòng không Bofors 40mm đời mới, vận hành bằng động cơ đốt trong, sức mạnh không đổi sau gần một thế kỷ ra đời.
Có tên Bofors 40mm, khẩu pháo phòng không có trọng lượng trung bình với cỡ nòng 40mm này là loại pháo phòng không được sử dụng nhiều nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cho tới nay. Trong cuộc chiến tranh thế giới, Bofors thậm chí còn được sử dụng bởi hầu hết tất cả các nước tham chiến, bất kể thuộc phe nào. Nguồn ảnh: Armguns.
Khẩu pháo này được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không, tuy nhiên người ta đã sử dụng nó vào cả các nhiệm vụ tác chiến tầm gần chống hạm hoặc chống thiết giáp bọc thép hoặc thậm chí là chống bộ binh. Nguồn ảnh: Historybook.
Hầu như toàn bộ các loại thiết giáp thời bấy giờ sẽ bị hạ "đo ván" chỉ với một phát bắn của khẩu pháo Bofors 40mm này. Với một số loại xe tăng hạng nhẹ, kết cục cũng tương tự. Nguồn ảnh: USarmy.
Sử dụng cỡ đạn 40x311mm có vành chứa thuốc nổ mạnh, khẩu pháo này có thể bắn được với tốc độ lên tới 120 viên/phút. Nguồn ảnh: Wiki.
Thêm vào đó là nòng pháo có chiều dài 2,2 mét, giúp viên đạn pháo rời nòng với gia tốc tối đa khoảng 850 mét.giây. Nguồn ảnh: Sakuva.
Do được thiết kế để sử dụng vào mục đích phòng không, người ta tính toán độ cao tối đa mà pháo phòng không Bofors 40mm có thể vươn tới vào khoảng 7200 mét. Tuy nhiên trên thực tế chiến đấu, tầm cao tối đa mà khẩu pháo này vươn tới chỉ khoảng 3800 mét. Nguồn ảnh: WWII.
Pháo có hai hệ thống nhắm khác nhau, một là hệ thống nhắm phản xạ đòi hỏi phải có điện từ ác-quy để hoạt động. Thứ hai là hệ thống nhắm dạng vòng truyền thống như trên các loại pháo tương tự, để hoạt đông khi không có ác-quy hoặc khi ác-quy hết điện. Nguồn ảnh: Chrysler.
Mỗi khẩu đội pháo Bofors 40mm sẽ có ba người, bao gồm một chỉ huy, một ngắm bắn và một nạp đạn. Trong thực tế chiến đấu, tùy từng kiểu cải biên của pháo mà kíp chiến đấu có thể nhiều hơn 3 người. Nguồn ảnh: History.
Là loại pháo 40mm phổ biến nhất trong thế kỷ 20, khẩu pháo này đã chinh chiến ở khắp các chiến trường suốt từ khi nó ra đời tới nay, thậm chí nó cũng xuất hiện trên bầu trời đường mòn Trường Sơn khi được gắn lên các máy bay C-130 để dội hỏa lực vào các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày nay, Bofors 40mm đã không ngừng được cải tiến để có thể phù hợp hơn với mộ trường tác chiến hiện đại. Ví dụ như được trang bị hệ thống radar tự động nhắm bắn và hoạt động hoàn toàn độc lập, chỉ cần nhân lực tham gia công việc nạp đạn. Nguồn ảnh: Flickr.
Những biến thể của khẩu Bofors ngày nay có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới vì suốt hơn 80 năm qua, khẩu pháo này đã xuất hiện trên quá nhiều mặt trận, được sử dụng bởi quá nhiều quốc gia và trong kho chứa của nhiều nước trên thế giới, những khẩu Bofors mới tinh vẫn dễ dàng được tìm thấy. Nguồn ảnh: History.
Đây cũng là khẩu pháo phòng không được chế tạo bởi nhiều nhà sản xuất nhất trong lịch sử, chỉ tính riêng hãng Bofors đã sản xuất khẩu pháo này trong khoảng 70 năm, kể từ khi nó ra đời cho tới năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi bước qua tuổi 70 - nghĩa là khi thời hạn bảo hộ về sở hữu trí tuệ của khẩu pháo này không còn nữa, hàng loạt các hãng sản xuất vũ khí của Anh, Mỹ và Nga đã tham gia chế tạo khẩu pháo này, biến nó trở thành khẩu pháo phòng không sống "thọ" nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo phòng không Bofors 40mm đời mới, vận hành bằng động cơ đốt trong, sức mạnh không đổi sau gần một thế kỷ ra đời.