Tàu USS Worchester của Hải quân Mỹ với mã ký hiệu thân tàu là CLAA viết tắt của Cruiser, Light, Anti-aircraft, tạm dịch là tuần dương hạm, hạng nhẹ, phòng không. Nhiệm vụ của loại tàu này là cung cấp hỏa lực phòng không dày đặc để bảo vệ đội hình quân mình trước máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Blue.PHM là loại tàu chiến có tốc độ nhanh nhất lịch sử của Hải quân Mỹ, tiếc là nó đã bị cho nghỉ hưu. PHM là viết tắt của Patrol, Hydrofoil, Missile có nghĩa là tàu tuần tra cánh ngầm tên lửa, loại tàu này sử dụng hệ thống cánh ngầm nên có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 120 km/h. Nguồn ảnh: Youtube.Tàu khu trục săn tàu khu trục hay còn được gọi là DDK viết tắt của Detroyer Killer được trang bị giáp dày, hỏa lực mạnh và tốc độ cao để đối đầu trực diện với các tàu khu trục của đối phương, tác dụng của loại tàu này cũng giống với tuần dương hạm hạng nhẹ tuy nhiên chúng lại được đặt một tên mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: Tincan.DL hay Detroyer Leader là khu trục hạm chỉ huy, được trang bị hỏa lực phòng không cực mạnh kèm theo đó là giáp dày và là một căn cứ chỉ huy di động trên biển của các hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu USS Norfolk DL-1. Nguồn ảnh: Wiki.Trước khi các tàu vận tải, tàu đổ bộ tấn công ra đời, Hải quân Mỹ đã sử dụng một loại tàu có tên CVHA hay còn gọi là tàu chở trực thăng chiến đấu. Với sự xuất hiện của các loại tảu đổ bộ tấn công và các tàu sân bay trực thăng, CVHA đã dược cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Haze.Các tàu thuộc loại FFG hay tàu hộ vệ tên lửa thực chất có cấu tạo, các thức sử dụng và chiến thuật gần giống với các khu trục hạm tên lửa ngày nay. Ảnh: Tàu FFG-51 của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.DEG hay tàu khu trục hộ vệ tên lửa gần bờ có tác dụng gần giống với các tàu tuần duyên nhưng mang theo hỏa lực mạnh bao gồm nhiều tên lửa đối không, đối hạm làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ đất liền của nước Mỹ từ trên biển. Ảnh: Tàu USS Schofield của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu DLG-10 USS King của Hải quân Mỹ. DLG là loại tàu hộ vệ mang tên lửa hành trình, kể từ sau năm 1975 các tàu loại này đã bị loại bỏ khỏi biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Commons.PG là tàu tuần tra vũ trang, loại tàu này thường hoạt động trên các khu vực sông, ngòi hay các vùng biển gần bờ, trong chiến tranh Việt Nam phía Mỹ đã sử dụng rất nhiều tàu tuần tra vũ trang để kiểm soát giao thông đường thủy chằng chịt ở khu vực Nam Bộ. Nguồn ảnh: Pine.
Tàu USS Worchester của Hải quân Mỹ với mã ký hiệu thân tàu là CLAA viết tắt của Cruiser, Light, Anti-aircraft, tạm dịch là tuần dương hạm, hạng nhẹ, phòng không. Nhiệm vụ của loại tàu này là cung cấp hỏa lực phòng không dày đặc để bảo vệ đội hình quân mình trước máy bay đối phương. Nguồn ảnh: Blue.
PHM là loại tàu chiến có tốc độ nhanh nhất lịch sử của Hải quân Mỹ, tiếc là nó đã bị cho nghỉ hưu. PHM là viết tắt của Patrol, Hydrofoil, Missile có nghĩa là tàu tuần tra cánh ngầm tên lửa, loại tàu này sử dụng hệ thống cánh ngầm nên có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 120 km/h. Nguồn ảnh: Youtube.
Tàu khu trục săn tàu khu trục hay còn được gọi là DDK viết tắt của Detroyer Killer được trang bị giáp dày, hỏa lực mạnh và tốc độ cao để đối đầu trực diện với các tàu khu trục của đối phương, tác dụng của loại tàu này cũng giống với tuần dương hạm hạng nhẹ tuy nhiên chúng lại được đặt một tên mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: Tincan.
DL hay Detroyer Leader là khu trục hạm chỉ huy, được trang bị hỏa lực phòng không cực mạnh kèm theo đó là giáp dày và là một căn cứ chỉ huy di động trên biển của các hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu USS Norfolk DL-1. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước khi các tàu vận tải, tàu đổ bộ tấn công ra đời, Hải quân Mỹ đã sử dụng một loại tàu có tên CVHA hay còn gọi là tàu chở trực thăng chiến đấu. Với sự xuất hiện của các loại tảu đổ bộ tấn công và các tàu sân bay trực thăng, CVHA đã dược cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Haze.
Các tàu thuộc loại FFG hay tàu hộ vệ tên lửa thực chất có cấu tạo, các thức sử dụng và chiến thuật gần giống với các khu trục hạm tên lửa ngày nay. Ảnh: Tàu FFG-51 của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
DEG hay tàu khu trục hộ vệ tên lửa gần bờ có tác dụng gần giống với các tàu tuần duyên nhưng mang theo hỏa lực mạnh bao gồm nhiều tên lửa đối không, đối hạm làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ đất liền của nước Mỹ từ trên biển. Ảnh: Tàu USS Schofield của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu DLG-10 USS King của Hải quân Mỹ. DLG là loại tàu hộ vệ mang tên lửa hành trình, kể từ sau năm 1975 các tàu loại này đã bị loại bỏ khỏi biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Commons.
PG là tàu tuần tra vũ trang, loại tàu này thường hoạt động trên các khu vực sông, ngòi hay các vùng biển gần bờ, trong chiến tranh Việt Nam phía Mỹ đã sử dụng rất nhiều tàu tuần tra vũ trang để kiểm soát giao thông đường thủy chằng chịt ở khu vực Nam Bộ. Nguồn ảnh: Pine.