Được Mỹ sản xuất từ những năm 1983, tên lửa hành trình Tomahawk đến nay vẫn là một trong các loại tên lửa hiện đại và nguy hiểm nhất đang được Hải quân Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: NBCnews.Tên lửa Tomahawk có tổng trọng lượng nặng khoảng từ 1,3 cho tới 1,6 tấn tùy phiên bản trong đó đầu đạn đạt 450 kg, mang lại sức công phá cực lớn cho loại tên lửa này. Kèm theo đó là độ chính xác rất cao, tên lửa Tomahawk chỉ bị lệch mục tiêu khoảng 5-10 mét ở khoảng cách bắn tối đa 2500 km. Nguồn ảnh: Raytheon.Tên lửa Tomahawk sử dụng nhiên liệu lỏng, có khả năng bay trong mọi loại thời tiết và có tốc độ cận âm, khoảng 890 km/h, tốc độ chậm giúp nó có khả năng bay chính xác hơn so với các loại tên lửa có tốc độ cao ngày nay. Nguồn ảnh: Naval.Tên lửa Tomahawk còn có cơ cấu phóng rất đa dạng, nó có thể phóng được từ các giếng phóng thẳng đứng trên tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, phóng bằng hệ thống phóng nằm ngang trên tàu chiến hoặc phóng theo góc ngang từ trên không, tên lửa Tomahawk cũng có khả năng phóng từ dưới tàu ngầm với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Nguồn ảnh: Thaimilitary.Mặt cắt của quả tên lửa, phía đuôi là hệ thống phóng, kế tiếp là hai khoang nhiên liệu rắn, sau đó đến đầu đạn và trên cùng là hệ thống dẫn đường, định vị. Tên lửa sử dụng hệ thống 4 cánh đuôi làm nhiệm vụ ổn định quỹ đạo bay và 2 cánh thân được đặt ở vị trí 2/3 cân bằng giữa tên giúp nó ổn định độ cao và có khả năng bay như một máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Youtube.Hệ thống cánh điều khiển của quả tên lửa này giúp nó có thể phóng thẳng đứng lên không sau đó tự lấy quỹ đạo mà không cần đến hệ thống đẩy lấy quỹ đạo ở phía đầu tên lửa giống như ở một số loại tên lửa sau này. Nguồn ảnh: Vice.Sau khi đạt độ cao khoảng vài chục mét, tên lửa bắt đầu mở phần cánh thân và điều chỉnh lại quỹ đạo may phù hợp cho hành trình của mình. Hệ thống dẫn đường của tên lửa bao gồm GPS, INS và DSMAC hỗn hợp giúp nó có thể tự xây dựng quỹ đạo bay cho riêng mình dựa trên các tham số hành trình và tọa độ mục tiêu có sẵn. Nguồn ảnh: NBCnews.Dù được ra đời vào năm 1983 những phải mãi tới những năm 1991 tên lửa Tomahawk mới lần đầu tiên được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. Tổng cộng trong cuộc chiến này phía Mỹ đã phóng 288 quả tên lửa Tomahawk trong đó có 12 quả được phóng đi từ tàu ngầm và 276 quả được phóng đi từ các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa. Nguồn ảnh: Agif.Cuộc chiến tranh Iraq nắm giữ kỷ lục về số lượng tên lửa Tomahawk được phóng ra, tổng cộng trong chiến dịch tiến công vào Iraq phía Mỹ đã phóng 802 quả tên lửa Tomahawk để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất của mình. Nguồn ảnh: Scout.Mới đây nhất, vào rạng sáng ngày 7/4 theo giờ địa phương, các tàu chiến của Mỹ trên khu vực Địa Trung Hải đã phóng tổng cộng 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria, đây là hành động đáp trả được phía Mỹ sử dụng để trả đũa cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 4/4 vừa rồi ở Syria khiến hơn 70 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: Reuter.
Được Mỹ sản xuất từ những năm 1983, tên lửa hành trình Tomahawk đến nay vẫn là một trong các loại tên lửa hiện đại và nguy hiểm nhất đang được Hải quân Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: NBCnews.
Tên lửa Tomahawk có tổng trọng lượng nặng khoảng từ 1,3 cho tới 1,6 tấn tùy phiên bản trong đó đầu đạn đạt 450 kg, mang lại sức công phá cực lớn cho loại tên lửa này. Kèm theo đó là độ chính xác rất cao, tên lửa Tomahawk chỉ bị lệch mục tiêu khoảng 5-10 mét ở khoảng cách bắn tối đa 2500 km. Nguồn ảnh: Raytheon.
Tên lửa Tomahawk sử dụng nhiên liệu lỏng, có khả năng bay trong mọi loại thời tiết và có tốc độ cận âm, khoảng 890 km/h, tốc độ chậm giúp nó có khả năng bay chính xác hơn so với các loại tên lửa có tốc độ cao ngày nay. Nguồn ảnh: Naval.
Tên lửa Tomahawk còn có cơ cấu phóng rất đa dạng, nó có thể phóng được từ các giếng phóng thẳng đứng trên tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, phóng bằng hệ thống phóng nằm ngang trên tàu chiến hoặc phóng theo góc ngang từ trên không, tên lửa Tomahawk cũng có khả năng phóng từ dưới tàu ngầm với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Mặt cắt của quả tên lửa, phía đuôi là hệ thống phóng, kế tiếp là hai khoang nhiên liệu rắn, sau đó đến đầu đạn và trên cùng là hệ thống dẫn đường, định vị. Tên lửa sử dụng hệ thống 4 cánh đuôi làm nhiệm vụ ổn định quỹ đạo bay và 2 cánh thân được đặt ở vị trí 2/3 cân bằng giữa tên giúp nó ổn định độ cao và có khả năng bay như một máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Youtube.
Hệ thống cánh điều khiển của quả tên lửa này giúp nó có thể phóng thẳng đứng lên không sau đó tự lấy quỹ đạo mà không cần đến hệ thống đẩy lấy quỹ đạo ở phía đầu tên lửa giống như ở một số loại tên lửa sau này. Nguồn ảnh: Vice.
Sau khi đạt độ cao khoảng vài chục mét, tên lửa bắt đầu mở phần cánh thân và điều chỉnh lại quỹ đạo may phù hợp cho hành trình của mình. Hệ thống dẫn đường của tên lửa bao gồm GPS, INS và DSMAC hỗn hợp giúp nó có thể tự xây dựng quỹ đạo bay cho riêng mình dựa trên các tham số hành trình và tọa độ mục tiêu có sẵn. Nguồn ảnh: NBCnews.
Dù được ra đời vào năm 1983 những phải mãi tới những năm 1991 tên lửa Tomahawk mới lần đầu tiên được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. Tổng cộng trong cuộc chiến này phía Mỹ đã phóng 288 quả tên lửa Tomahawk trong đó có 12 quả được phóng đi từ tàu ngầm và 276 quả được phóng đi từ các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa. Nguồn ảnh: Agif.
Cuộc chiến tranh Iraq nắm giữ kỷ lục về số lượng tên lửa Tomahawk được phóng ra, tổng cộng trong chiến dịch tiến công vào Iraq phía Mỹ đã phóng 802 quả tên lửa Tomahawk để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất của mình. Nguồn ảnh: Scout.
Mới đây nhất, vào rạng sáng ngày 7/4 theo giờ địa phương, các tàu chiến của Mỹ trên khu vực Địa Trung Hải đã phóng tổng cộng 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria, đây là hành động đáp trả được phía Mỹ sử dụng để trả đũa cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 4/4 vừa rồi ở Syria khiến hơn 70 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: Reuter.