Chiến tranh Thế giới thứ nhất là cuộc chiến đầu tiên mà máy bay được sử dụng như các phương tiện chiến tranh. Việc xuất hiện một loại vũ khí mới như máy bay vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức với những nước tham gia cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.Thách thức lớn nhất mà các kỹ sư chế tạo máy bay phải trải qua đó là họ không biết phải đặt hệ thống hoả lực trên máy bay như thế nào cho phù hợp. Nếu đặt hoả lực ngay trên động cơ, mỗi khi khai hoả đạn từ súng máy có thể bắn trúng vào cánh quạt. Nhưng nếu đặt hoả lực ở hai bên cánh, phi công sẽ rất khó bắn trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuối cùng để tăng cường độ chính xác của mỗi loạt đạn, các phi công chấp nhận chọn thiết kế súng máy phía sau cánh quạt. Dù sao thì thời điểm này máy bay cũng có tốc độ khá thấp, nếu hỏng hóc thì hạ cánh khẩn cấp cũng không có gì quá khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.Một thiết kế kiểu "tạm bợ" đã ra đời để hạn chế việc cánh quạt súng máy bị bắn trúng. Đó là thiết kế một thanh thép hình tam giác ở cánh quạt. Khi bị đạn bắn trúng, hệ thống chắn đạn này sẽ đánh bật viên đạn ra, bảo vệ cánh quạt được nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Warhistory.Hệ thống này cũng không hiệu quả cho lắm và không giải quyết được triệt để vấn đề vì nó sẽ làm cánh trở nên nặng nề hơn, số vòng quay tối đa bị giảm và cần phải nhắc thêm, vào thời kỳ này động cơ máy bay rất yếu. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuối cùng, một cách thức mang tính cách mạng đã ra đời, cho phép các tiêm kích khai hoả thoải mái mà không lo cánh quạt bị bắn trúng. Đó là hệ thống đồng bộ hoả lực. Nguồn ảnh: Warhistory.Với hệ thống đồng bộ giữa động cơ và cò súng này, mỗi khi cánh quạt và nòng súng ở vị trí thẳng hàng với nhau súng sẽ không khai hoả mà chỉ khai hoả khi cánh quạt nằm không thẳng hàng với nòng súng. Do động cơ cánh quạt có số vòng quay khá lớn, tốc độ bắn của súng máy gần như vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Warhistory.Thậm chí người ta còn gắn vài ba khẩu súng máy vào mũi máy bay cùng với hệ thống đồng bộ này để đạt được tốc độ bắn kinh hoàng nhất. Hệ thống đồng bộ này ngay sau khi ra đời đã bị lộ và được mọi quốc gia tham chiến sao chép lại vì nó cực kỳ đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây là bước tiến đấu tiên trong việc thiết kế chiến đấu cơ sử dụng động cơ cánh quạt. Các hệ thống đồng bộ hoả lực sau này đều có nguồn gốc từ hệ thống đồng bộ thô sơ nhất ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.Một "di sản" khác của Chiến tranh Thế giới thứ nhất đó là vị trí xạ thủ súng máy đuôi. Vị trí này đã ra đời từ những ngày đầu lực lượng không quân được đưa vào sử dụng và tồn tại cho tới tận... Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.Vị trí này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã dần trở nên vô dụng, tuy nhiên tới tận Chiến tranh Việt Nam, nhiều tù binh phi công Mỹ vẫn thắc mắc rằng tại sao Không quân Mỹ vẫn giữ lại vị trí pháo thủ đuôi trong thời đại tên lửa làm gì để giờ đây họ phải ngồi ở... Hilton Hà Nội như thế này. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Không quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất là cuộc chiến đầu tiên mà máy bay được sử dụng như các phương tiện chiến tranh. Việc xuất hiện một loại vũ khí mới như máy bay vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức với những nước tham gia cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thách thức lớn nhất mà các kỹ sư chế tạo máy bay phải trải qua đó là họ không biết phải đặt hệ thống hoả lực trên máy bay như thế nào cho phù hợp. Nếu đặt hoả lực ngay trên động cơ, mỗi khi khai hoả đạn từ súng máy có thể bắn trúng vào cánh quạt. Nhưng nếu đặt hoả lực ở hai bên cánh, phi công sẽ rất khó bắn trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng để tăng cường độ chính xác của mỗi loạt đạn, các phi công chấp nhận chọn thiết kế súng máy phía sau cánh quạt. Dù sao thì thời điểm này máy bay cũng có tốc độ khá thấp, nếu hỏng hóc thì hạ cánh khẩn cấp cũng không có gì quá khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một thiết kế kiểu "tạm bợ" đã ra đời để hạn chế việc cánh quạt súng máy bị bắn trúng. Đó là thiết kế một thanh thép hình tam giác ở cánh quạt. Khi bị đạn bắn trúng, hệ thống chắn đạn này sẽ đánh bật viên đạn ra, bảo vệ cánh quạt được nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hệ thống này cũng không hiệu quả cho lắm và không giải quyết được triệt để vấn đề vì nó sẽ làm cánh trở nên nặng nề hơn, số vòng quay tối đa bị giảm và cần phải nhắc thêm, vào thời kỳ này động cơ máy bay rất yếu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng, một cách thức mang tính cách mạng đã ra đời, cho phép các tiêm kích khai hoả thoải mái mà không lo cánh quạt bị bắn trúng. Đó là hệ thống đồng bộ hoả lực. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với hệ thống đồng bộ giữa động cơ và cò súng này, mỗi khi cánh quạt và nòng súng ở vị trí thẳng hàng với nhau súng sẽ không khai hoả mà chỉ khai hoả khi cánh quạt nằm không thẳng hàng với nòng súng. Do động cơ cánh quạt có số vòng quay khá lớn, tốc độ bắn của súng máy gần như vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí người ta còn gắn vài ba khẩu súng máy vào mũi máy bay cùng với hệ thống đồng bộ này để đạt được tốc độ bắn kinh hoàng nhất. Hệ thống đồng bộ này ngay sau khi ra đời đã bị lộ và được mọi quốc gia tham chiến sao chép lại vì nó cực kỳ đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây là bước tiến đấu tiên trong việc thiết kế chiến đấu cơ sử dụng động cơ cánh quạt. Các hệ thống đồng bộ hoả lực sau này đều có nguồn gốc từ hệ thống đồng bộ thô sơ nhất ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một "di sản" khác của Chiến tranh Thế giới thứ nhất đó là vị trí xạ thủ súng máy đuôi. Vị trí này đã ra đời từ những ngày đầu lực lượng không quân được đưa vào sử dụng và tồn tại cho tới tận... Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vị trí này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã dần trở nên vô dụng, tuy nhiên tới tận Chiến tranh Việt Nam, nhiều tù binh phi công Mỹ vẫn thắc mắc rằng tại sao Không quân Mỹ vẫn giữ lại vị trí pháo thủ đuôi trong thời đại tên lửa làm gì để giờ đây họ phải ngồi ở... Hilton Hà Nội như thế này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Không quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.