Vào tháng 1/2020, Ba Lan đã ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD với Mỹ để mua 32 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, trong khuôn khổ Chương trình Harpia (Chim ưng), nhằm thay thế số máy bay tiêm kích bom Su-22 và máy bay đánh chặn MiG-29, có từ thời Liên Xô.Đáng ngạc nhiên, trong triển lãm quốc phòng MSPO lần thứ 29 được tổ chức tại Kielce ở Ba Lan vào tháng trước, JR McDonald, Phó Chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed, đã đề cập đến một địa điểm bố trí phi đội tiêm kích F-35A thứ hai của Không quân Ba Lan ở phía tây bắc nước này, cách không xa biên giới Nga. Mỹ đã chấp thuận cung cấp trọn gói, không chỉ bao gồm việc chuyển giao 32 máy bay chiến đấu F-35, mà còn cung cấp gói đào tạo phi công và thợ kỹ thuật; buồng lái mô phỏng tiên tiến, bảo trì máy bay suốt vòng đời; và một hệ thống hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ, bình đẳng như các quốc gia đối tác F-35 khác.Trong khi việc giao hàng dự kiến bắt đầu vào năm 2024, thì vị trí khả dĩ nhất cho phi đội F-35 được quan chức Lockheed Martin chỉ ra gần đây là Căn cứ Không quân Chiến thuật số 21 “Maj Stefan Stec” ở Świdwin.Và Świdwin chỉ cách Kaliningrad, vùng lãnh thổ nằm ngoài biên giới Nga khoảng 410 km, nơi Quân đội Nga triển khai cả hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động 9K720 Iskander (SS-26 Stone) và hệ thống phòng không S-400 Triumf (SA-21 Growler).Tờ Asia Times của Ấn Độ đã viết rằng, S-400 là vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” cho bất kỳ quân đội nào. Radar cảnh giới của hệ thống có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km; bênh cạnh đó, S-400 có tính cơ động cao và có thể chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện một cuộc tấn công chỉ trong vài phút.Tất cả các radar, tên lửa và bệ phóng của S-400 đều được bố trí trên các xe tải việt dã 8×8, khiến chúng khó bị theo dõi và tiêu diệt. Hệ thống được trang bị radar mảng pha quét điện tử 92N6E có thể phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho bốn loại tên lửa khác nhau, dựa trên mối đe dọa và tầm bắn.Hiện tại căn cứ Swidwin đang hàng chục chiếc tiêm kích bom Su-22M4 và 6 chiếc Su-22UM3K huấn luyện đã cũ của Không quân Ba Lan. Theo thông tin, Warsaw có kế hoạch duy trì số máy bay này trực chiến cho đến năm 2025, nhằm giữ chân các phi công và thợ kỹ thuật có tay nghề cao.Số tiêm kích bom Su-22 của Không quân Ba Lan có từ thời Liên Xô có mặt tại căn cứ không quân Świdwin, được sử dụng để đào tạo phi công mới và cung cấp đào tạo cho Lực lượng Không quân truyền thống, Lực lượng Đặc nhiệm Ba Lan JTAC và nhiệm vụ phòng không.Trong khi phi đội F-35 của Ba Lan được đề xuất tại căn cứ không quân Świdwin, ở quá gần hệ thống phòng thủ của Nga là khá bất ngờ; thực tế là tất cả các căn cứ của Không quân Ba Lan, đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga.Từng là một phần của khối quân sự Hiệp ước Warszawa, Ba Lan trở thành thành viên chính thức của NATO do Mỹ lãnh đạo vào năm 1999. Hai quốc gia Nga và Ba Lan hiện không có “quan hệ thân thiện” với nhau.Bên cạnh việc giáp giới biên giới với Nga, căn cứ Świdwin nằm cách Biển Baltic chỉ 60 km; vị trí này sẽ giúp F-35 dễ dàng lui tới để hội quân cùng lực lượng không quân của đồng minh nếu cần.Trước đó, những chiếc tiêm kích bom Su-22 tại căn cứ, đã được Không quân Ba Lan sử dụng để hỗ trợ nhiều cuộc tập trận của NATO trong khu vực như Baltops, Astral Knight hay Spring Storm.Hợp đồng năm 2020 do Warsaw ký với Mỹ nhằm thay thế số máy bay chiến đấu Su-22 và Mikoyan MiG-29 của Không quân Ba Lan bằng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới. Hiện số máy bay Su-22 của Ba Lan đã lạc hậu và hết niên hạn sử dụng,Lô máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-35 của Ba Lan là phiên bản F-35A, dùng cho không quân; đầu tiên sẽ được đóng tại Căn cứ Không quân Chiến thuật số 32 ở Łask thuộc miền trung Ba Lan và được cho là sẽ được chuyển giao vào năm 2024-2025.Lô máy bay thứ hai, dự định bố trí tại Swidwin, ước tính sẽ được giao vào năm 2026-2027, bước vào hoạt động năm 2026 và một phi đội hoàn chỉnh vào năm 2030. Khả năng sẵn sàng khả năng chiến đấu hoàn toàn sau năm 2030.Theo Tướng Tod D. Wolters, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ và Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO ở châu Âu, vào năm 2030, toàn khối NATO sẽ có 450 chiếc F-35, đóng tại 12 địa điểm trên khắp lãnh thổ châu Âu; tạo thế áp lực lên phía Nga. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh sức mạnh và khả năng cơ động tuyệt vời của tiêm kích F-35. Nguồn: USAF.
MP4 File 34.33 MB
Vào tháng 1/2020, Ba Lan đã ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD với Mỹ để mua 32 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, trong khuôn khổ Chương trình Harpia (Chim ưng), nhằm thay thế số máy bay tiêm kích bom Su-22 và máy bay đánh chặn MiG-29, có từ thời Liên Xô.
Đáng ngạc nhiên, trong triển lãm quốc phòng MSPO lần thứ 29 được tổ chức tại Kielce ở Ba Lan vào tháng trước, JR McDonald, Phó Chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed, đã đề cập đến một địa điểm bố trí phi đội tiêm kích F-35A thứ hai của Không quân Ba Lan ở phía tây bắc nước này, cách không xa biên giới Nga.
Mỹ đã chấp thuận cung cấp trọn gói, không chỉ bao gồm việc chuyển giao 32 máy bay chiến đấu F-35, mà còn cung cấp gói đào tạo phi công và thợ kỹ thuật; buồng lái mô phỏng tiên tiến, bảo trì máy bay suốt vòng đời; và một hệ thống hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ, bình đẳng như các quốc gia đối tác F-35 khác.
Trong khi việc giao hàng dự kiến bắt đầu vào năm 2024, thì vị trí khả dĩ nhất cho phi đội F-35 được quan chức Lockheed Martin chỉ ra gần đây là Căn cứ Không quân Chiến thuật số 21 “Maj Stefan Stec” ở Świdwin.
Và Świdwin chỉ cách Kaliningrad, vùng lãnh thổ nằm ngoài biên giới Nga khoảng 410 km, nơi Quân đội Nga triển khai cả hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động 9K720 Iskander (SS-26 Stone) và hệ thống phòng không S-400 Triumf (SA-21 Growler).
Tờ Asia Times của Ấn Độ đã viết rằng, S-400 là vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” cho bất kỳ quân đội nào. Radar cảnh giới của hệ thống có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km; bênh cạnh đó, S-400 có tính cơ động cao và có thể chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện một cuộc tấn công chỉ trong vài phút.
Tất cả các radar, tên lửa và bệ phóng của S-400 đều được bố trí trên các xe tải việt dã 8×8, khiến chúng khó bị theo dõi và tiêu diệt. Hệ thống được trang bị radar mảng pha quét điện tử 92N6E có thể phát hiện 300 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho bốn loại tên lửa khác nhau, dựa trên mối đe dọa và tầm bắn.
Hiện tại căn cứ Swidwin đang hàng chục chiếc tiêm kích bom Su-22M4 và 6 chiếc Su-22UM3K huấn luyện đã cũ của Không quân Ba Lan. Theo thông tin, Warsaw có kế hoạch duy trì số máy bay này trực chiến cho đến năm 2025, nhằm giữ chân các phi công và thợ kỹ thuật có tay nghề cao.
Số tiêm kích bom Su-22 của Không quân Ba Lan có từ thời Liên Xô có mặt tại căn cứ không quân Świdwin, được sử dụng để đào tạo phi công mới và cung cấp đào tạo cho Lực lượng Không quân truyền thống, Lực lượng Đặc nhiệm Ba Lan JTAC và nhiệm vụ phòng không.
Trong khi phi đội F-35 của Ba Lan được đề xuất tại căn cứ không quân Świdwin, ở quá gần hệ thống phòng thủ của Nga là khá bất ngờ; thực tế là tất cả các căn cứ của Không quân Ba Lan, đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga.
Từng là một phần của khối quân sự Hiệp ước Warszawa, Ba Lan trở thành thành viên chính thức của NATO do Mỹ lãnh đạo vào năm 1999. Hai quốc gia Nga và Ba Lan hiện không có “quan hệ thân thiện” với nhau.
Bên cạnh việc giáp giới biên giới với Nga, căn cứ Świdwin nằm cách Biển Baltic chỉ 60 km; vị trí này sẽ giúp F-35 dễ dàng lui tới để hội quân cùng lực lượng không quân của đồng minh nếu cần.
Trước đó, những chiếc tiêm kích bom Su-22 tại căn cứ, đã được Không quân Ba Lan sử dụng để hỗ trợ nhiều cuộc tập trận của NATO trong khu vực như Baltops, Astral Knight hay Spring Storm.
Hợp đồng năm 2020 do Warsaw ký với Mỹ nhằm thay thế số máy bay chiến đấu Su-22 và Mikoyan MiG-29 của Không quân Ba Lan bằng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới. Hiện số máy bay Su-22 của Ba Lan đã lạc hậu và hết niên hạn sử dụng,
Lô máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-35 của Ba Lan là phiên bản F-35A, dùng cho không quân; đầu tiên sẽ được đóng tại Căn cứ Không quân Chiến thuật số 32 ở Łask thuộc miền trung Ba Lan và được cho là sẽ được chuyển giao vào năm 2024-2025.
Lô máy bay thứ hai, dự định bố trí tại Swidwin, ước tính sẽ được giao vào năm 2026-2027, bước vào hoạt động năm 2026 và một phi đội hoàn chỉnh vào năm 2030. Khả năng sẵn sàng khả năng chiến đấu hoàn toàn sau năm 2030.
Theo Tướng Tod D. Wolters, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ và Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO ở châu Âu, vào năm 2030, toàn khối NATO sẽ có 450 chiếc F-35, đóng tại 12 địa điểm trên khắp lãnh thổ châu Âu; tạo thế áp lực lên phía Nga. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh sức mạnh và khả năng cơ động tuyệt vời của tiêm kích F-35. Nguồn: USAF.
MP4 File 34.33 MB