Kể từ khi đặt chân lên chiến trường Việt Nam, các tướng lĩnh và chuyên gia quân sự của Mỹ đã đặt mục tiêu phải "nhổ" bằng được cái gai ở Đất thép Củ Chi bằng mọi giá vì căn cứ địa này của Quân Giải phóng nằm ngay sát Sài Gòn và được đánh giá là có vị trí chiến lược trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Để làm được điều đó, quân đội Mỹ đã huy động tới khu vực này tổng cộng hàng vạn quân, cùng các loại khí tài cỡ lớn, tham mở nhiều trận càn quét quy mô. Thậm chí, chúng dùng cả khí độc bơm vào địa đạo Củ Chi nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng đóng tại đây. Nguồn ảnh: Flickr.Mặc dù vậy, các lực lượng quân giải phóng và bộ đội địa phương, du kích chiến đấu tại Củ Chi vẫn ngoan cường chống trả mãnh liệt sức mạnh tưởng chừng không thể địch nổi của quân đội Mỹ ở đây. Nguồn ảnh: Flickr.Chính lối đánh du kích, lảng tránh, không đụng độ trực diện mà chỉ đánh những lúc định bất ngờ nhất đã khiến phần đông quân đội Mỹ ở đây dù có trang bị vượt trội nhưng cũng dần tỏ ra chán nản do quá căng thẳng. Nguồn ảnh: Flickr.Pháo tự hành Vua Chiến Trường cỡ nòng 175mm được quân đội Mỹ đưa tới Chiến trường Việt Nam cũng có mặt tại Đất Thép Củ Chi. Nguồn ảnh: Flickr.Do có cỡ nòng lớn nhất, hỏa lực mạnh nhất nên khẩu pháo này được Mỹ phong "Vua" ở Chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên nó lại có độ cơ động quá thấp, không phù hợp với chiến trường Việt Nam nên vị "Vua" tự phong này không đóng góp được nhiều cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: Flickr.Xe thiết giáp cứu hộ xe tăng của quân đội Mỹ tại Củ Chi. Nguồn ảnh: Flickr. Nguồn ảnh: Flickr.Xe tăng hạng trung M48 Patton được quân đội Mỹ huy động tới Củ Chi. Đây là loại xe tăng được đánh giá là khá tốt thời bấy giờ nhưng nó không phải là đối thủ của xe tăng chủ lực T-54/55 và Type 59 mà Quân Giải phóng được trang bị sau này. Nguồn ảnh: Flickr.Thực tế tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam cho thấy, M48 Patton chỉ tương đương với PT-76 và K-63, nghĩa là chiếc xe tăng hạng trung này của Mỹ chỉ đủ sức chiến đấu với tăng hạng nhẹ của Liên Xô. Nguồn ảnh: Flickr.Xe thiết giáp M113 nổi tiếng của Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Loại thiết giáp này có lớp giáp được đặt hai bên sườn gần như thẳng đứng nên có thể dễ dàng bị tiêu diệt chỉ bằng một phát B-40 duy nhất. Thậm chí súng máy 14,5mm cũng có thể đục thủng được vỏ thép của chiếc xe thiết giáp này. Nguồn ảnh: Flickr.Vẻ mặt thất thần và chán đời của binh lính Mỹ khi họ phải tham gia những cuộc hành quân dài bất tận với vũ khí được trang bị tới tận răng nhưng không hề gặp bất cứ ai để tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.Với lối đánh thông minh, táo bạo và mưu mẹo, Đất Thép Củ Chi đã trở thành thành trì vững chắc cho Cách mạng miền Nam, trụ vững cho tới khi kháng chiến kết thúc. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ tại đất thép Củ Chi.
Kể từ khi đặt chân lên chiến trường Việt Nam, các tướng lĩnh và chuyên gia quân sự của Mỹ đã đặt mục tiêu phải "nhổ" bằng được cái gai ở Đất thép Củ Chi bằng mọi giá vì căn cứ địa này của Quân Giải phóng nằm ngay sát Sài Gòn và được đánh giá là có vị trí chiến lược trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Để làm được điều đó, quân đội Mỹ đã huy động tới khu vực này tổng cộng hàng vạn quân, cùng các loại khí tài cỡ lớn, tham mở nhiều trận càn quét quy mô. Thậm chí, chúng dùng cả khí độc bơm vào địa đạo Củ Chi nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng đóng tại đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù vậy, các lực lượng quân giải phóng và bộ đội địa phương, du kích chiến đấu tại Củ Chi vẫn ngoan cường chống trả mãnh liệt sức mạnh tưởng chừng không thể địch nổi của quân đội Mỹ ở đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Chính lối đánh du kích, lảng tránh, không đụng độ trực diện mà chỉ đánh những lúc định bất ngờ nhất đã khiến phần đông quân đội Mỹ ở đây dù có trang bị vượt trội nhưng cũng dần tỏ ra chán nản do quá căng thẳng. Nguồn ảnh: Flickr.
Pháo tự hành Vua Chiến Trường cỡ nòng 175mm được quân đội Mỹ đưa tới Chiến trường Việt Nam cũng có mặt tại Đất Thép Củ Chi. Nguồn ảnh: Flickr.
Do có cỡ nòng lớn nhất, hỏa lực mạnh nhất nên khẩu pháo này được Mỹ phong "Vua" ở Chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên nó lại có độ cơ động quá thấp, không phù hợp với chiến trường Việt Nam nên vị "Vua" tự phong này không đóng góp được nhiều cho cuộc chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Xe thiết giáp cứu hộ xe tăng của quân đội Mỹ tại Củ Chi. Nguồn ảnh: Flickr. Nguồn ảnh: Flickr.
Xe tăng hạng trung M48 Patton được quân đội Mỹ huy động tới Củ Chi. Đây là loại xe tăng được đánh giá là khá tốt thời bấy giờ nhưng nó không phải là đối thủ của xe tăng chủ lực T-54/55 và Type 59 mà Quân Giải phóng được trang bị sau này. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực tế tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam cho thấy, M48 Patton chỉ tương đương với PT-76 và K-63, nghĩa là chiếc xe tăng hạng trung này của Mỹ chỉ đủ sức chiến đấu với tăng hạng nhẹ của Liên Xô. Nguồn ảnh: Flickr.
Xe thiết giáp M113 nổi tiếng của Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Loại thiết giáp này có lớp giáp được đặt hai bên sườn gần như thẳng đứng nên có thể dễ dàng bị tiêu diệt chỉ bằng một phát B-40 duy nhất. Thậm chí súng máy 14,5mm cũng có thể đục thủng được vỏ thép của chiếc xe thiết giáp này. Nguồn ảnh: Flickr.
Vẻ mặt thất thần và chán đời của binh lính Mỹ khi họ phải tham gia những cuộc hành quân dài bất tận với vũ khí được trang bị tới tận răng nhưng không hề gặp bất cứ ai để tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.
Với lối đánh thông minh, táo bạo và mưu mẹo, Đất Thép Củ Chi đã trở thành thành trì vững chắc cho Cách mạng miền Nam, trụ vững cho tới khi kháng chiến kết thúc. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ tại đất thép Củ Chi.