Kế hoạch xây dựng lực lượng đặc nhiệm tàu ngầm Việt Nam hình thành từ những năm 1980. Tháng 1/1982, Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập đoàn tuyển chọn, cử người đến tất cả các đơn vị hải quân ở miền Bắc để chọn nhân sự cho việc thành lập lực lượng tàu ngầm.Tháng 6/1984 Chuẩn Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định thành lập Hải đội tầu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam với phiên hiệu là Hải đội 182 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đồng chí Trần Quang Khuê là Hải đội trưởng. Đồng chí Nguyễn Thiện Toản là Hải đội phó Chính trị.Vào tháng 5/1982, sau vòng sơ tuyển lần 2, chỉ còn 40 người được chọn từ đợt sơ tuyển tháng 1 được giữ lại. Họ phải liên tục rèn luyện thể lực, học tiếng Nga để sẵn sàng đi huấn luyện ở Liên Xô. Sau 2 năm rèn luyện với kỷ luật thép, sau đợt kiểm tra sức khỏe lần cuối, quân số được chốt lại.Tháng 7/1984, tổng cộng có 55 sỹ quan, chiến sỹ của Khung tàu 1 lên đường sang Trung tâm Huấn luyện tàu ngầm Liên Xô (đóng tại Riga, Cộng hòa Latvia), bắt đầu 21 tháng đào tạo đầu tiên về tàu ngầm.Điều đáng tự hào là các chuyên gia tàu ngầm Liên Xô lúc ấy đánh giá Việt Nam là một trong các kíp tàu tốt nhất họ từng đào tạo, không hề thua kém các nước bạn, kể cả các nước đã sừng sỏ về tàu ngầm như CHDC Đức, Cuba, Syrie, Ấn Độ, Lybia.Giảng viên môn Đấu tranh vì Sự sống Con tàu đã giành 2 điểm 5 hiếm hoi của mình cho các học viên Việt Nam. 55 thủy thủ đoàn khung tàu đầu tiên, sau một thời gian xuống tàu đã có thể tác chiến độc lập mà không cần các thủy thủ Liên Xô kèm cặp.Tháng 3/1986, 55 thủy thủ Việt Nam chính thức trải qua nghi lễ uống nước biển trên biển Baltic. Đó là nghi thức truyền thống của thủy thủ tàu ngầm trên thế giới. Từ độ sâu 70m, mỗi thủy thủ đều mở van thông đáy lấy cho mình một ít nước biển để uống. Sau giây phút đó, họ chính thức được coi là thủy thủ tàu ngầm và là thế hệ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.Riêng Thuyền trưởng Phạm Tân, ông còn trải qua một nghi thức nữa, đó là cạn hết một ly Vodka đầy từ những đồng đội Liên Xô: “Họ thả phù hiệu binh chủng vào ly rượu và bảo, “lặn xuống được, thì phải nổi lên được”. Và tôi phải cạn ly như lời hứa luôn đảm bảo đưa các chuyến tàu đi về an toàn”.Lúc chia tay các thành viên kíp tàu lên đường sang Liên Xô, Đô đốc Cương nhắn nhủ: “Các đồng chí đi thực hiện nhiệm vụ, không đồng chí nào vì lý do này khác mà được để phí hoài”. Ước mơ về một binh chủng tàu ngầm lớn mạnh và một lực lượng phát triển cũng được gửi gắm ở những gương mặt xuất sắc thế hệ đó.Mặc dù chưa được hiện thực hóa ước mơ xuống tàu gần 40 năm trước, nhưng sự hình thành của Hải đội 182 là một bài học về sự chuẩn mực, là một bước đệm cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam sau này. Đại tá Trần Văn Thịnh nhớ lại: “Thời điểm đó, công tác tuyển chọn, đào tạo nhân lực cho ngành tàu ngầm là mẫu mực”.Cho đến bây giờ, công tác tuyển chọn, đào tạo cũng kế thừa từ những kinh nghiệm trước đây. Các bài kiểm tra đều do các chuyên gia quân sự Nga tư vấn. Mỗi người đều qua 2 vòng sơ tuyển trước khi được chọn vào vòng huấn luyện chính thức. Người được chọn phải có tiền đình tốt, chịu áp luật tối thiểu là 4 amp tương đương độ sâu 40m.Những cuộc sàng lọc diễn ra liên tục để lựa chọn người không chỉ có thể lực mà còn cả ý chí. Ngoài ra, những yêu cầu về trình độ văn hóa, ngoại ngữ, ý thức chính trị cũng được đề cao. Đa phần sỹ quan được lựa chọn đều đã có thời gian tham gia đào tạo tại Liên Xô trước đó.Cùng với việc mua các tàu ngầm Kilo, Việt Nam đã tổ chức các khung đi nhận, khi sang học tập tại Nga (Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Saint Petersburg, Liên bang Nga) với kíp tàu bao gồm cả chỉ huy cơ quan lữ đoàn, cơ quan kỹ thuật cấp trên, trung tâm huấn luyện tàu ngầm.Như một mối duyên, chiếc tàu ngầm đầu tiên về Việt Nam mang tên Hà Nội, có số hiệu HQ/182. Từ mật danh Đoàn 682 đến Hải đội tàu ngầm 182 rồi tới 196, 189, chúng ta đã đi một chặng đường dài. Đó là sự tiếp nối và lớn mạnh không ngừng của Hải quân nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Kế hoạch xây dựng lực lượng đặc nhiệm tàu ngầm Việt Nam hình thành từ những năm 1980. Tháng 1/1982, Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập đoàn tuyển chọn, cử người đến tất cả các đơn vị hải quân ở miền Bắc để chọn nhân sự cho việc thành lập lực lượng tàu ngầm.
Tháng 6/1984 Chuẩn Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định thành lập Hải đội tầu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam với phiên hiệu là Hải đội 182 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đồng chí Trần Quang Khuê là Hải đội trưởng. Đồng chí Nguyễn Thiện Toản là Hải đội phó Chính trị.
Vào tháng 5/1982, sau vòng sơ tuyển lần 2, chỉ còn 40 người được chọn từ đợt sơ tuyển tháng 1 được giữ lại. Họ phải liên tục rèn luyện thể lực, học tiếng Nga để sẵn sàng đi huấn luyện ở Liên Xô. Sau 2 năm rèn luyện với kỷ luật thép, sau đợt kiểm tra sức khỏe lần cuối, quân số được chốt lại.
Tháng 7/1984, tổng cộng có 55 sỹ quan, chiến sỹ của Khung tàu 1 lên đường sang Trung tâm Huấn luyện tàu ngầm Liên Xô (đóng tại Riga, Cộng hòa Latvia), bắt đầu 21 tháng đào tạo đầu tiên về tàu ngầm.
Điều đáng tự hào là các chuyên gia tàu ngầm Liên Xô lúc ấy đánh giá Việt Nam là một trong các kíp tàu tốt nhất họ từng đào tạo, không hề thua kém các nước bạn, kể cả các nước đã sừng sỏ về tàu ngầm như CHDC Đức, Cuba, Syrie, Ấn Độ, Lybia.
Giảng viên môn Đấu tranh vì Sự sống Con tàu đã giành 2 điểm 5 hiếm hoi của mình cho các học viên Việt Nam. 55 thủy thủ đoàn khung tàu đầu tiên, sau một thời gian xuống tàu đã có thể tác chiến độc lập mà không cần các thủy thủ Liên Xô kèm cặp.
Tháng 3/1986, 55 thủy thủ Việt Nam chính thức trải qua nghi lễ uống nước biển trên biển Baltic. Đó là nghi thức truyền thống của thủy thủ tàu ngầm trên thế giới. Từ độ sâu 70m, mỗi thủy thủ đều mở van thông đáy lấy cho mình một ít nước biển để uống. Sau giây phút đó, họ chính thức được coi là thủy thủ tàu ngầm và là thế hệ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.
Riêng Thuyền trưởng Phạm Tân, ông còn trải qua một nghi thức nữa, đó là cạn hết một ly Vodka đầy từ những đồng đội Liên Xô: “Họ thả phù hiệu binh chủng vào ly rượu và bảo, “lặn xuống được, thì phải nổi lên được”. Và tôi phải cạn ly như lời hứa luôn đảm bảo đưa các chuyến tàu đi về an toàn”.
Lúc chia tay các thành viên kíp tàu lên đường sang Liên Xô, Đô đốc Cương nhắn nhủ: “Các đồng chí đi thực hiện nhiệm vụ, không đồng chí nào vì lý do này khác mà được để phí hoài”. Ước mơ về một binh chủng tàu ngầm lớn mạnh và một lực lượng phát triển cũng được gửi gắm ở những gương mặt xuất sắc thế hệ đó.
Mặc dù chưa được hiện thực hóa ước mơ xuống tàu gần 40 năm trước, nhưng sự hình thành của Hải đội 182 là một bài học về sự chuẩn mực, là một bước đệm cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam sau này. Đại tá Trần Văn Thịnh nhớ lại: “Thời điểm đó, công tác tuyển chọn, đào tạo nhân lực cho ngành tàu ngầm là mẫu mực”.
Cho đến bây giờ, công tác tuyển chọn, đào tạo cũng kế thừa từ những kinh nghiệm trước đây. Các bài kiểm tra đều do các chuyên gia quân sự Nga tư vấn. Mỗi người đều qua 2 vòng sơ tuyển trước khi được chọn vào vòng huấn luyện chính thức. Người được chọn phải có tiền đình tốt, chịu áp luật tối thiểu là 4 amp tương đương độ sâu 40m.
Những cuộc sàng lọc diễn ra liên tục để lựa chọn người không chỉ có thể lực mà còn cả ý chí. Ngoài ra, những yêu cầu về trình độ văn hóa, ngoại ngữ, ý thức chính trị cũng được đề cao. Đa phần sỹ quan được lựa chọn đều đã có thời gian tham gia đào tạo tại Liên Xô trước đó.
Cùng với việc mua các tàu ngầm Kilo, Việt Nam đã tổ chức các khung đi nhận, khi sang học tập tại Nga (Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Saint Petersburg, Liên bang Nga) với kíp tàu bao gồm cả chỉ huy cơ quan lữ đoàn, cơ quan kỹ thuật cấp trên, trung tâm huấn luyện tàu ngầm.
Như một mối duyên, chiếc tàu ngầm đầu tiên về Việt Nam mang tên Hà Nội, có số hiệu HQ/182. Từ mật danh Đoàn 682 đến Hải đội tàu ngầm 182 rồi tới 196, 189, chúng ta đã đi một chặng đường dài. Đó là sự tiếp nối và lớn mạnh không ngừng của Hải quân nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.