Mới đây, tại một cuộc mít tinh kỉ niệm của nhà máy đóng tàu Austal USA thuộc tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ, người ta đã khéo léo sử dụng tàu chiến ven bờ lớp Independence - Độc lập mang số hiệu USS Mobile (LCS-26) làm mái che cho hội nghị này.
Ảnh: Tàu USS Mobile tại dock nổi.Với thiết kế theo kiểu 3 thân độc đáo, cùng lượng giãn nước đầy tải lên tới hơn 3.000 tấn, con tàu được nâng cao lên khỏi dock nổi và tạo thành một mái che cho các đại biểu dự buổi lễ ngồi phía dưới. Nhà máy cũng chính là nơi vừa đóng mới chiếc chiến hạm này và nó đã được hạ thủy từ tháng 1, đang trong giai đoạn thử nghiệm trước khi chính thức bàn giao cho Hải quân Hoa Kỳ.
Ảnh: Cận cảnh bên dưới chiếc USS Mobile (LCS-26).Việc tổ chức một buổi lễ phía dưới một con tàu thực sự là ý tưởng thú vị và độc đáo, mang đậm tính chất của nhà máy đóng tàu và tạo ấn tượng sâu sắc cả cho người tham gia lẫn giới quan sát quốc tế. Có lẽ, việc được trải nghiệm một chương trình với phần mái che làm bằng chiến hạm 3.000 tấn sẽ là sự kiện vô cùng hiếm hoi trong đời những đại biểu tham dự buổi lễ mà khó có thể trải nghiệm lại.
Ảnh: Buổi lễ mít - tinh được tổ chức phía dưới tàu USS Mobile.Và cũng từ buổi lễ mít - tinh này, giới quân sát quân sự quốc tế đã nhận ra được một số điểm vô cùng đáng chú ý về thiết kế con tàu độc đáo này của Hải quân Hoa Kỳ, với cơ cấu di chuyển cũng như cấu tạo thân cực kỳ hiện đại và phức tạp.
Ảnh: Toàn cảnh buổi lễ mít - tinh với trần là chiếc chiến hạm LCS-26.Tàu tác chiến Independence sử dụng cơ cấu truyền động với 4 động cơ phản lực nước Pump-jet, cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa cực cao lên tới 44 hải lý/h. Ưu điểm của loại động cơ này so với động cơ chân vịt là giúp tàu có tốc độ di chuyển nhanh, có thể dễ dàng di chuyển tại các vùng nước nông tuy nhiên lại vô cùng tốn kém trong việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng.
Ảnh: Cận cảnh 4 động cơ phản lực nước Pump-jet của một chiếc LCS lớp Independence trên dock nổi của nhà máy Austal.Về cấu trúc, tàu sử dụng thiết kế kiểu ba thân cho phép nó rẽ sóng cực tốt cũng như độ ổn định, chịu đựng cấp sóng hơn hẳn các loại tàu thiết kế cổ điển, cùng với đó là thượng tầng được tối ưu hóa triệt để để tạo góc phản xạ cực nhỏ, cho phép nó có thể tàng hình cao trước radar tìm kiếm của đối phương.
Ảnh: Chiếc LCS-26 Mobile đang được các công nhân chuẩn bị cho buổi lễ.Dự án đóng tàu tác chiến ven bờ (LCS) lớp Independence - Độc lập được thực hiện bởi nhà máy Austal bắt đầu từ năm 2005, với kế hoạch chế tạo 19 chiếc cho Hải quân Hoa Kỳ, và đến nay đã có 11 chiếc hoàn thành, đã đi vào biên chế, 6 chiếc khác đang gấp rút hoàn thiện. Tàu có lượng giãn nước đầy tải là 3.104 tấn, chiều dài 127m, rộng 32m, mớn nước 4.3m, tầm hoạt động 4.300 hải lý và có thủy thủ đoàn 40 người.
Ảnh: Tàu Independence trong một chuyến hải hành.Dù rằng có thiết kế hiện đại, cùng với đó là chi phí đóng mới rất đắt đỏ lên tới khoảng 500 triệu USD cho một chiếc, tuy nhiên vũ khí trên tàu lại khá khiêm tốn nếu không muốn nói là yếu kém. Vũ khí chính trên tàu là một pháo hạm Mk 110 cỡ 57mm, một hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) SeaRAM, hai pháo bắn nhanh Mk 44 cỡ 30mm, 4 súng máy hạng nặng .50cal M2 Browning, 24 ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng AGM-114L Hellfire. Ngoài ra một số ít tàu được bổ sung thêm 4x2 tên lửa chống hạm NSM. Đây có thể được coi là trang bị không hề tương xứng với một tàu chiến lượng giãn nước hơn 3.000 tấn.
Ảnh: Một tàu Independence trong chuyến hải hành.Tàu được thiết kế với sàn đáp rộng và hangar lớn có sức chức tới 2 chiếc trực thăng MH-60R/S hoặc trực thăng không người lái MQ-8B/C để phối hợp làm các nhiệm vụ dài ngày trên biển cũng như trinh sát và vận chuyển người cho tàu mẹ.
Ảnh: Kỹ thuật viên đang kiểm tra chiếc trực thăng không người lái MQ-8B trên tàu Independence.Có thể thấy rằng, các tàu tác chiến ven bờ lớp Independence có thiết kế vô cùng hiện đại và phức tạp, hơn nữa, đây cũng là các chiến hạm thường xuyên có mặt tại Biển Đông, làm nhiệm vụ tuần tra “Tự do hàng hải” cho Hải quân Hoa Kỳ nhằm tạo sức ép đối với Trung Quốc. Dẫu vậy, lớp tàu này đang nhiều ý nghĩa về mặt hiện diện và tác động vào tâm lý đối phương nhiều hơn là chiến đấu khi nó có năng lực khá hạn chế. Ngay cả chính người Mỹ cũng đã nhận thấy sự tốn kém và thiếu khả năng của loại tàu này.
Ảnh: Tàu Independence của Hải quân Hoa Kỳ và khinh hạm Type 054 của Hải quân Trung Quốc trong một lần chạm mặt trên Biển Đông. Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN
Mới đây, tại một cuộc mít tinh kỉ niệm của nhà máy đóng tàu Austal USA thuộc tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ, người ta đã khéo léo sử dụng tàu chiến ven bờ lớp Independence - Độc lập mang số hiệu USS Mobile (LCS-26) làm mái che cho hội nghị này.
Ảnh: Tàu USS Mobile tại dock nổi.
Với thiết kế theo kiểu 3 thân độc đáo, cùng lượng giãn nước đầy tải lên tới hơn 3.000 tấn, con tàu được nâng cao lên khỏi dock nổi và tạo thành một mái che cho các đại biểu dự buổi lễ ngồi phía dưới. Nhà máy cũng chính là nơi vừa đóng mới chiếc chiến hạm này và nó đã được hạ thủy từ tháng 1, đang trong giai đoạn thử nghiệm trước khi chính thức bàn giao cho Hải quân Hoa Kỳ.
Ảnh: Cận cảnh bên dưới chiếc USS Mobile (LCS-26).
Việc tổ chức một buổi lễ phía dưới một con tàu thực sự là ý tưởng thú vị và độc đáo, mang đậm tính chất của nhà máy đóng tàu và tạo ấn tượng sâu sắc cả cho người tham gia lẫn giới quan sát quốc tế. Có lẽ, việc được trải nghiệm một chương trình với phần mái che làm bằng chiến hạm 3.000 tấn sẽ là sự kiện vô cùng hiếm hoi trong đời những đại biểu tham dự buổi lễ mà khó có thể trải nghiệm lại.
Ảnh: Buổi lễ mít - tinh được tổ chức phía dưới tàu USS Mobile.
Và cũng từ buổi lễ mít - tinh này, giới quân sát quân sự quốc tế đã nhận ra được một số điểm vô cùng đáng chú ý về thiết kế con tàu độc đáo này của Hải quân Hoa Kỳ, với cơ cấu di chuyển cũng như cấu tạo thân cực kỳ hiện đại và phức tạp.
Ảnh: Toàn cảnh buổi lễ mít - tinh với trần là chiếc chiến hạm LCS-26.
Tàu tác chiến Independence sử dụng cơ cấu truyền động với 4 động cơ phản lực nước Pump-jet, cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa cực cao lên tới 44 hải lý/h. Ưu điểm của loại động cơ này so với động cơ chân vịt là giúp tàu có tốc độ di chuyển nhanh, có thể dễ dàng di chuyển tại các vùng nước nông tuy nhiên lại vô cùng tốn kém trong việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng.
Ảnh: Cận cảnh 4 động cơ phản lực nước Pump-jet của một chiếc LCS lớp Independence trên dock nổi của nhà máy Austal.
Về cấu trúc, tàu sử dụng thiết kế kiểu ba thân cho phép nó rẽ sóng cực tốt cũng như độ ổn định, chịu đựng cấp sóng hơn hẳn các loại tàu thiết kế cổ điển, cùng với đó là thượng tầng được tối ưu hóa triệt để để tạo góc phản xạ cực nhỏ, cho phép nó có thể tàng hình cao trước radar tìm kiếm của đối phương.
Ảnh: Chiếc LCS-26 Mobile đang được các công nhân chuẩn bị cho buổi lễ.
Dự án đóng tàu tác chiến ven bờ (LCS) lớp Independence - Độc lập được thực hiện bởi nhà máy Austal bắt đầu từ năm 2005, với kế hoạch chế tạo 19 chiếc cho Hải quân Hoa Kỳ, và đến nay đã có 11 chiếc hoàn thành, đã đi vào biên chế, 6 chiếc khác đang gấp rút hoàn thiện. Tàu có lượng giãn nước đầy tải là 3.104 tấn, chiều dài 127m, rộng 32m, mớn nước 4.3m, tầm hoạt động 4.300 hải lý và có thủy thủ đoàn 40 người.
Ảnh: Tàu Independence trong một chuyến hải hành.
Dù rằng có thiết kế hiện đại, cùng với đó là chi phí đóng mới rất đắt đỏ lên tới khoảng 500 triệu USD cho một chiếc, tuy nhiên vũ khí trên tàu lại khá khiêm tốn nếu không muốn nói là yếu kém. Vũ khí chính trên tàu là một pháo hạm Mk 110 cỡ 57mm, một hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) SeaRAM, hai pháo bắn nhanh Mk 44 cỡ 30mm, 4 súng máy hạng nặng .50cal M2 Browning, 24 ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng AGM-114L Hellfire. Ngoài ra một số ít tàu được bổ sung thêm 4x2 tên lửa chống hạm NSM. Đây có thể được coi là trang bị không hề tương xứng với một tàu chiến lượng giãn nước hơn 3.000 tấn.
Ảnh: Một tàu Independence trong chuyến hải hành.
Tàu được thiết kế với sàn đáp rộng và hangar lớn có sức chức tới 2 chiếc trực thăng MH-60R/S hoặc trực thăng không người lái MQ-8B/C để phối hợp làm các nhiệm vụ dài ngày trên biển cũng như trinh sát và vận chuyển người cho tàu mẹ.
Ảnh: Kỹ thuật viên đang kiểm tra chiếc trực thăng không người lái MQ-8B trên tàu Independence.
Có thể thấy rằng, các tàu tác chiến ven bờ lớp Independence có thiết kế vô cùng hiện đại và phức tạp, hơn nữa, đây cũng là các chiến hạm thường xuyên có mặt tại Biển Đông, làm nhiệm vụ tuần tra “Tự do hàng hải” cho Hải quân Hoa Kỳ nhằm tạo sức ép đối với Trung Quốc. Dẫu vậy, lớp tàu này đang nhiều ý nghĩa về mặt hiện diện và tác động vào tâm lý đối phương nhiều hơn là chiến đấu khi nó có năng lực khá hạn chế. Ngay cả chính người Mỹ cũng đã nhận thấy sự tốn kém và thiếu khả năng của loại tàu này.
Ảnh: Tàu Independence của Hải quân Hoa Kỳ và khinh hạm Type 054 của Hải quân Trung Quốc trong một lần chạm mặt trên Biển Đông.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN