Căng thẳng Nga – Mỹ liên quan tới vấn đề Syria lại tiếp tục có dấu hiệu leo thang khi mới đây đội tàu chiến Nga bất ngờ có hành động được cho là “rượt đuổi” nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman. Các phóng viên ITV có mặt trên tàu Harry S. Truman miêu tả rằng, các tàu Nga giữ khoảng cách an toàn so với nhóm tàu sân bay Mỹ. Trong khi, hoạt động trên hai tàu vẫn diễn ra bình thường, liên lạc được duy trì và tuân thủ các quy trình để không xảy ra sự cố. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù cho rằng có nhiều tàu Nga tham gia “bữa tiệc” trên Địa Trung Hải, tuy nhiên các phóng viên ITV chỉ nêu ra được tên một chiếc tàu chiến Nga – Yaroslav Mudry (777). Đây vốn là một con tàu hộ vệ cỡ lớn thuộc biên chế Hạm đội Baltic, đã được Hải quân Nga điều động tới Syria hoạt động luân phiên kể từ khi Moscow chính thức can thiệp vào cuộc chiến ở Syria. Trong ảnh là tàu Yaroslav Mudry mang số hiệu 727 tới trước năm 2016, sau đó nó được đổi sang số hiệu 777 cho tới nay. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoYaroslav Mudry là một trong hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa Project 11540 Yastreb được nghiên cứu thiết kế cuối thời kỳ Liên Xô. Lớp tàu này được dự tính cho nhiệm vụ chống ngầm đa năng, tích hợp nhiều công nghệ mới nhất Liên Xô thời bấy giờ. Nó có lượng giãn nước ước đạt 3.800 tấn (tiêu chuẩn) đến 4.400 tấn (toàn tải), dài 129m, rộng 15,6m, mớn nước 5,6m. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù thiết kế bên ngoài con tàu trông “thô kệch” so với các tàu khu trục khổng lồ của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, bất kỳ sự khinh địch nào đều sẽ phải trả giá đắt với Yaroslav Mudry. Nguồn ảnh: WikipediaCon tàu được trang bị hai bệ phóng 8 quả tên lửa hành trình Uran có tầm phóng 130km, mỗi phát bắn được ước tính đủ sức hạ một tàu chiến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, Yaroslav Mudry vốn được thiết kế cho nhiệm vụ số 1 – tác chiến chống tàu ngầm. Cho nên, hệ thống vũ khí chống mục tiêu dưới mặt nước của nó là rất mạnh. Trong ảnh là 3 trong 6 ống phóng ngư lôi 533mm trên Yaroslav Mudry được bố trí nằm gọn trong kết cấu thượng tầng – lối thiết kế độc đáo và hiếm có, ít thấy trên bất kỳ loại tàu chiến nào hiện nay. Trong các ống phóng này có thể chứa các quả ngư lôi nặng hàng tấn, hoặc tên lửa chống ngầm có tầm bắn vài chục km. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoNgoài ra, Yaroslav Mudry còn sở hữu bệ phóng roket phản lực chống ngầm truyền thống RBU-6000 không chỉ làm nhiệm vụ diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chặn ngư lôi, tiêu diệt đội người nhái phá hoại… Nguồn ảnh: WikipediaThậm chí, Yaroslav Mudry còn sở hữu cả hệ thống súng phóng lựu chống người nhái DP-65 chuyên dùng để bảo vệ ở các hải cảng đối phó với sự phá hoại từ đối phương. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.Khả năng phòng không của con tàu cũng thuộc dạng “không nên giỡn mặt” với 4 bệ phóng 32 quả đạn tên lửa của tổ hợp phòng không trên hạm tầm thấp 3K95 Kinzhal. Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn hiệu quả 1,5-12km, trần bắn từ 10 tới 6.000m, tốc độ phản ứng cực nhanh 8-14 giây. Nguồn ảnh: WikipediaTrong anh là radar điều khiển hỏa lực 3R95 của 3K95 có khả năng dẫn đường cho 8 quả đạn tấn công đồng thời 4 mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.Khả năng phát hiện sớm mục tiêu trên không của con tàu còn có sự hỗ trợ của đài cảnh giới đường không MR-710 Fregat có tầm trinh sát cực đại 296km. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.Ngoài 3K95, ở thượng tầng đuôi tàu còn có 2 module chiến đấu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không phản ứng cực nhanh Kashtan. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.Kahstan có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa chống hạm, máy bay bằng pháo 30mm (tầm bắn 500-4.000m, độ cao 3.000m) hoặc bằng 8 tên lửa (tầm bắn 1,5-8km). Nguồn ảnh: WikipediaPháo hạm cao tốc AK-100 trên tàu hộ vệ tên lửa Yaroslav Mudry. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ Nga bám đuổi tàu sân bay Mỹ trên Địa Trung Hải. (nguồn itv News)
Căng thẳng Nga – Mỹ liên quan tới vấn đề Syria lại tiếp tục có dấu hiệu leo thang khi mới đây đội tàu chiến Nga bất ngờ có hành động được cho là “rượt đuổi” nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman. Các phóng viên ITV có mặt trên tàu Harry S. Truman miêu tả rằng, các tàu Nga giữ khoảng cách an toàn so với nhóm tàu sân bay Mỹ. Trong khi, hoạt động trên hai tàu vẫn diễn ra bình thường, liên lạc được duy trì và tuân thủ các quy trình để không xảy ra sự cố. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù cho rằng có nhiều tàu Nga tham gia “bữa tiệc” trên Địa Trung Hải, tuy nhiên các phóng viên ITV chỉ nêu ra được tên một chiếc tàu chiến Nga – Yaroslav Mudry (777). Đây vốn là một con tàu hộ vệ cỡ lớn thuộc biên chế Hạm đội Baltic, đã được Hải quân Nga điều động tới Syria hoạt động luân phiên kể từ khi Moscow chính thức can thiệp vào cuộc chiến ở Syria. Trong ảnh là tàu Yaroslav Mudry mang số hiệu 727 tới trước năm 2016, sau đó nó được đổi sang số hiệu 777 cho tới nay. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Yaroslav Mudry là một trong hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa Project 11540 Yastreb được nghiên cứu thiết kế cuối thời kỳ Liên Xô. Lớp tàu này được dự tính cho nhiệm vụ chống ngầm đa năng, tích hợp nhiều công nghệ mới nhất Liên Xô thời bấy giờ. Nó có lượng giãn nước ước đạt 3.800 tấn (tiêu chuẩn) đến 4.400 tấn (toàn tải), dài 129m, rộng 15,6m, mớn nước 5,6m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù thiết kế bên ngoài con tàu trông “thô kệch” so với các tàu khu trục khổng lồ của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, bất kỳ sự khinh địch nào đều sẽ phải trả giá đắt với Yaroslav Mudry. Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu được trang bị hai bệ phóng 8 quả tên lửa hành trình Uran có tầm phóng 130km, mỗi phát bắn được ước tính đủ sức hạ một tàu chiến 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, Yaroslav Mudry vốn được thiết kế cho nhiệm vụ số 1 – tác chiến chống tàu ngầm. Cho nên, hệ thống vũ khí chống mục tiêu dưới mặt nước của nó là rất mạnh. Trong ảnh là 3 trong 6 ống phóng ngư lôi 533mm trên Yaroslav Mudry được bố trí nằm gọn trong kết cấu thượng tầng – lối thiết kế độc đáo và hiếm có, ít thấy trên bất kỳ loại tàu chiến nào hiện nay. Trong các ống phóng này có thể chứa các quả ngư lôi nặng hàng tấn, hoặc tên lửa chống ngầm có tầm bắn vài chục km. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Ngoài ra, Yaroslav Mudry còn sở hữu bệ phóng roket phản lực chống ngầm truyền thống RBU-6000 không chỉ làm nhiệm vụ diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chặn ngư lôi, tiêu diệt đội người nhái phá hoại… Nguồn ảnh: Wikipedia
Thậm chí, Yaroslav Mudry còn sở hữu cả hệ thống súng phóng lựu chống người nhái DP-65 chuyên dùng để bảo vệ ở các hải cảng đối phó với sự phá hoại từ đối phương. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.
Khả năng phòng không của con tàu cũng thuộc dạng “không nên giỡn mặt” với 4 bệ phóng 32 quả đạn tên lửa của tổ hợp phòng không trên hạm tầm thấp 3K95 Kinzhal. Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn hiệu quả 1,5-12km, trần bắn từ 10 tới 6.000m, tốc độ phản ứng cực nhanh 8-14 giây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong anh là radar điều khiển hỏa lực 3R95 của 3K95 có khả năng dẫn đường cho 8 quả đạn tấn công đồng thời 4 mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.
Khả năng phát hiện sớm mục tiêu trên không của con tàu còn có sự hỗ trợ của đài cảnh giới đường không MR-710 Fregat có tầm trinh sát cực đại 296km. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.
Ngoài 3K95, ở thượng tầng đuôi tàu còn có 2 module chiến đấu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không phản ứng cực nhanh Kashtan. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.
Kahstan có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa chống hạm, máy bay bằng pháo 30mm (tầm bắn 500-4.000m, độ cao 3.000m) hoặc bằng 8 tên lửa (tầm bắn 1,5-8km). Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo hạm cao tốc AK-100 trên tàu hộ vệ tên lửa Yaroslav Mudry. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko.
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ Nga bám đuổi tàu sân bay Mỹ trên Địa Trung Hải. (nguồn itv News)