Đầu tiên phải nhắc tới chiếc xe tăng Tiger - "Con Cọp" của Đức quốc xã. Đây là chiếc xe tăng được đánh giá là đứng đầu theo tiêu chí công nghệ chế tạo xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Tube.Ra đời từ năm 1942, cỗ xe tăng này nặng 57 tấn này được coi là loại xe tăng ngoại hạng vào thời điểm mà nó ra đời, Tiger được bọc thép dày tới nỗi, khi nó ra đời không có một loại xe tăng nào của phe Đồng minh có thể bắn xuyên được mặt trước của nó ở khoảng cách trên 500 mét. Nguồn ảnh: Valk.Tiger I được coi là tinh hoa của ngành công nghiệp chế tạo Đức, nó mang trong mình những công nghệ tiên tiến nhất, được trang bị động cơ khỏe nhất thời bấy giờ, có công suất lên tới 700 mã lực và nòng pháo huyền thoại 8,8 cm của Đức. Nguồn ảnh: Nazt.Tuy vậy, chính vì hiện đại quá nên Tiger lại rất hay lỗi vặt, nặng nề và càng về cuối chiến tranh càng tỏ ra lép vế trước hàng đàn xe tăng mang quốc tịch Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Còn về chiếc xe tăng T-34 huyền thoại của Liên Xô tất nhiên không thể được đánh giá vào loại xe tăng hiện đại nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 những nó là chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất và thành công nhất trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: TLQ.Tổng cộng đã có hơn 84.000 chiếc T-34 được Liên Xô sản xuất trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến này, đây chính là những chiếc xe tăng đã chứng tỏ được năng lực sản xuất gần như là vô hạn của đất nước có diện tích lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Thiết kế đơn giản của T-34 có thể được thể hiện qua việc phần lớn các nhà máy lắp ráp loại xe tăng này đều được cải tiến từ những nhà máy... lắp ráp máy cày từ trước chiến tranh. Nguồn ảnh: WWII.Không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, tuy nhiên hiệu quả tác chiến của T-34 lại cực kỳ cao do nó có thiết kế rất tốt, lấy tốc độ làm ưu thế và đương nhiên, lợi thế số đông luôn là một trong những quân bài chủ chốt của Liên Xô trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuối cùng, với tiêu chí cân bằng nhất và tiện nghi nhất, những chiếc Sherman do Mỹ thiết kế chính là những chiếc xe tăng đứng đầu. Nguồn ảnh: Wiki.Bước vào Chiến tranh Thế giới thứ 2 với tư thế của một kẻ "bỡ ngỡ", Mỹ đã nhanh chóng nhập cuộc bằng việc cho ra đời những chiếc xe tăng Sherman và viện trợ nó cho khắp các lực lượng Đồng minh của mình, bao gồm cả Liên Xô. Nguồn ảnh: History.Mang trong mình tư duy thiết kế của người Mỹ, xe tăng M4 Sherman có nội thất với ghế bọc da, chân côn trợ lực, hệ thống giảm xóc tốt, khoang lái rộng rãi,... mang lại sự thoải mái nhất cho toàn bộ kíp chiến đấu ngồi trong. Bản thân lính lái xe tăng Liên Xô cũng khẳng định, lái chiếc M4 Sherman giống như đi trên một chiếc xe hơi hạng sang, thay vì cảm giác ngồi trên máy cày như khi họ lái chiếc T-34. Nguồn ảnh: WWII.Tuy nhiên, hiệu quả chiến đấu của những chiếc xe tăng Sherman lại không được cao cho lắm, bù lại, Mỹ cũng giống Liên Xô, có một nguồn lực vô hạn và đã sản xuất được tổng cộng gần 50.000 chiếc Sherman trong toàn bộ cuộc chiến. Nguồn ảnh: History. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh dàn xe tăng hiện đại nhất của Đức quốc xã thời Chiến tranh Thế giới thú hai.
Đầu tiên phải nhắc tới chiếc xe tăng Tiger - "Con Cọp" của Đức quốc xã. Đây là chiếc xe tăng được đánh giá là đứng đầu theo tiêu chí công nghệ chế tạo xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Tube.
Ra đời từ năm 1942, cỗ xe tăng này nặng 57 tấn này được coi là loại xe tăng ngoại hạng vào thời điểm mà nó ra đời, Tiger được bọc thép dày tới nỗi, khi nó ra đời không có một loại xe tăng nào của phe Đồng minh có thể bắn xuyên được mặt trước của nó ở khoảng cách trên 500 mét. Nguồn ảnh: Valk.
Tiger I được coi là tinh hoa của ngành công nghiệp chế tạo Đức, nó mang trong mình những công nghệ tiên tiến nhất, được trang bị động cơ khỏe nhất thời bấy giờ, có công suất lên tới 700 mã lực và nòng pháo huyền thoại 8,8 cm của Đức. Nguồn ảnh: Nazt.
Tuy vậy, chính vì hiện đại quá nên Tiger lại rất hay lỗi vặt, nặng nề và càng về cuối chiến tranh càng tỏ ra lép vế trước hàng đàn xe tăng mang quốc tịch Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Còn về chiếc xe tăng T-34 huyền thoại của Liên Xô tất nhiên không thể được đánh giá vào loại xe tăng hiện đại nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 những nó là chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất và thành công nhất trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: TLQ.
Tổng cộng đã có hơn 84.000 chiếc T-34 được Liên Xô sản xuất trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến này, đây chính là những chiếc xe tăng đã chứng tỏ được năng lực sản xuất gần như là vô hạn của đất nước có diện tích lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiết kế đơn giản của T-34 có thể được thể hiện qua việc phần lớn các nhà máy lắp ráp loại xe tăng này đều được cải tiến từ những nhà máy... lắp ráp máy cày từ trước chiến tranh. Nguồn ảnh: WWII.
Không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, tuy nhiên hiệu quả tác chiến của T-34 lại cực kỳ cao do nó có thiết kế rất tốt, lấy tốc độ làm ưu thế và đương nhiên, lợi thế số đông luôn là một trong những quân bài chủ chốt của Liên Xô trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng, với tiêu chí cân bằng nhất và tiện nghi nhất, những chiếc Sherman do Mỹ thiết kế chính là những chiếc xe tăng đứng đầu. Nguồn ảnh: Wiki.
Bước vào Chiến tranh Thế giới thứ 2 với tư thế của một kẻ "bỡ ngỡ", Mỹ đã nhanh chóng nhập cuộc bằng việc cho ra đời những chiếc xe tăng Sherman và viện trợ nó cho khắp các lực lượng Đồng minh của mình, bao gồm cả Liên Xô. Nguồn ảnh: History.
Mang trong mình tư duy thiết kế của người Mỹ, xe tăng M4 Sherman có nội thất với ghế bọc da, chân côn trợ lực, hệ thống giảm xóc tốt, khoang lái rộng rãi,... mang lại sự thoải mái nhất cho toàn bộ kíp chiến đấu ngồi trong. Bản thân lính lái xe tăng Liên Xô cũng khẳng định, lái chiếc M4 Sherman giống như đi trên một chiếc xe hơi hạng sang, thay vì cảm giác ngồi trên máy cày như khi họ lái chiếc T-34. Nguồn ảnh: WWII.
Tuy nhiên, hiệu quả chiến đấu của những chiếc xe tăng Sherman lại không được cao cho lắm, bù lại, Mỹ cũng giống Liên Xô, có một nguồn lực vô hạn và đã sản xuất được tổng cộng gần 50.000 chiếc Sherman trong toàn bộ cuộc chiến. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh dàn xe tăng hiện đại nhất của Đức quốc xã thời Chiến tranh Thế giới thú hai.