Máy bay huấn luyện thường tích hợp hai chỗ ngồi, một cho người hướng dẫn và một cho phi công mới. Ngày càng nhiều máy bay huấn luyện được tích hợp các khả năng chiến đấu cao hơn, cho phép chúng hoạt động như máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Dưới đây là 5 máy bay huấn luyện có khả năng chiến đấu tiên tiến nhất hiện nay.Đứng cuối trong danh sách là huấn luyện cơ Brave Eagle - “Đại bàng dũng cảm” của Đài Loan. Hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, khả năng chiến đấu của Brave Eagle cực kỳ tiên tiến, khiến một số nhà phân tích cho rằng đây là một máy bay chiến đấu thực sự, được chế tạo dưới vỏ bọc của một máy bay huấn luyện.Brave Eagle trang bị động cơ hạng nhẹ F-CK Ching Kuo, được tích hợp radar lớn hơn, động cơ mạnh hơn và sức chứa nhiên liệu lớn hơn. Máy bay sẽ triển khai tên lửa siêu thanh Sky Sword II và trang bị radar AESA tiên tiến, giúp nó có khả năng không đối đất vượt trội, so với các loại máy bay trong biên chế của lực lượng phòng vệ Đài Loan.Tiếp theo là máy bay JL-10 của Trung Quốc, đây là thiết kế phức tạp nhất trong số các máy bay huấn luyện của Trung Quốc. JL-10 ngày càng làm mờ đi khoảng cách giữa máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện, với sự ra đời của biến thể L-15 mới và được trang bị nhiều vũ khí hơn. JL-10 là máy bay phản lực hai động cơ có hiệu suất bay rất cao, với trần bay 16km, tốc độ lên cao là 720 km/h và tốc độ tối đa đạt Mach 1,4. Máy bay được trang bị một radar lớn, theo tiêu chuẩn của máy bay huấn luyện, có thể được nâng cấp lên radar AESA trên các biến thể trong tương lai. Theo báo cáo, radar hiện tại có thể phát hiện các mục tiêu cách xa hơn 100km, có thể so sánh với nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. JL-10 được triển khai tên lửa PL-5E cho các cuộc không chiến tầm ngắn và bom dẫn đường bằng laser LT-2. Tiếp theo là máy bay JL-9, một trong những thiết kế máy bay huấn luyện tiên tiến khác của Trung Quốc, dựa trên mẫu máy bay J-7. JL-9 có hiệu suất bay rất cao, tốc độ lên cao đạt 540 km/h, tốc độ tối đa là Mach 1,5 và trần bay 16 km. JL-9 sử dụng động cơ phản lực WP-13F mạnh hơn so với JL-10. Máy bay có thể mang cả tên lửa không đối không PL-8 và PL-9, đồng thời có khả năng tiếp cận nhiều loại thiết bị nhắm mục tiêu và màn hình gắn mũ bảo hiểm tiên tiến. Một phiên bản khác của mẫu máy bay huấn luyện này là JL-9G, có khả năng cất cánh từ dốc trượt trên boong các tàu sân bay như Liêu Ninh và Sơn Đông. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả từ các huấn luyện cơ Trung Quốc. Tiếp theo là T-50 của Hàn Quốc, là một phiên bản dựa trên nền tảng máy bay chiến đấu hạng nhẹ F/A-50. T-50 được trang bị tên lửa AIM-9. Máy bay được phát triển chung với Lockheed Martin, ban đầu được dự định phát triển thành máy bay chiến đấu, trước khi chương tình KF-X xuất hiện.T-50 còn được tích hợp tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 và một bộ cảm biến mạnh hơn. Bộ thiết bị điện tử hàng không của T-50 tiên tiến hơn so với nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, cho phép triển khai tên lửa AGM-65 Maverick và tên lửa Hydra 70. Đứng đầu trong danh sách là máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, được thiết kế mô phỏng nền tảng chiến đấu cơ Su-30SM, vì thế Yak-130 cũng giữ được khả năng chiến đấu đáng kể. Ngoài ra hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và khả năng tiếp cận hàng loạt vũ khí tiên tiến của máy bay cũng rất đáng gờm.Máy bay có thể tải trọng lên đến 3 tấn, bao gồm nhiều loại đạn và tên lửa dẫn đường tác chiến điện tử. Yak-130 được xem như là máy bay phản lực tấn công, hiện đang được quân đội Nga xem xét phát triển một biến thể được trang bị mạnh hơn, chuyên thực hiện cho các nhiệm vụ đặc biệt. Nguồn ảnh: Flickr. Huấn luyện cơ Yak-130 của Nga - loại máy bay huấn luyện bán chạy bậc nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Russia1.
Máy bay huấn luyện thường tích hợp hai chỗ ngồi, một cho người hướng dẫn và một cho phi công mới. Ngày càng nhiều máy bay huấn luyện được tích hợp các khả năng chiến đấu cao hơn, cho phép chúng hoạt động như máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Dưới đây là 5 máy bay huấn luyện có khả năng chiến đấu tiên tiến nhất hiện nay.
Đứng cuối trong danh sách là huấn luyện cơ Brave Eagle - “Đại bàng dũng cảm” của Đài Loan. Hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, khả năng chiến đấu của Brave Eagle cực kỳ tiên tiến, khiến một số nhà phân tích cho rằng đây là một máy bay chiến đấu thực sự, được chế tạo dưới vỏ bọc của một máy bay huấn luyện.
Brave Eagle trang bị động cơ hạng nhẹ F-CK Ching Kuo, được tích hợp radar lớn hơn, động cơ mạnh hơn và sức chứa nhiên liệu lớn hơn. Máy bay sẽ triển khai tên lửa siêu thanh Sky Sword II và trang bị radar AESA tiên tiến, giúp nó có khả năng không đối đất vượt trội, so với các loại máy bay trong biên chế của lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Tiếp theo là máy bay JL-10 của Trung Quốc, đây là thiết kế phức tạp nhất trong số các máy bay huấn luyện của Trung Quốc. JL-10 ngày càng làm mờ đi khoảng cách giữa máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện, với sự ra đời của biến thể L-15 mới và được trang bị nhiều vũ khí hơn.
JL-10 là máy bay phản lực hai động cơ có hiệu suất bay rất cao, với trần bay 16km, tốc độ lên cao là 720 km/h và tốc độ tối đa đạt Mach 1,4. Máy bay được trang bị một radar lớn, theo tiêu chuẩn của máy bay huấn luyện, có thể được nâng cấp lên radar AESA trên các biến thể trong tương lai.
Theo báo cáo, radar hiện tại có thể phát hiện các mục tiêu cách xa hơn 100km, có thể so sánh với nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. JL-10 được triển khai tên lửa PL-5E cho các cuộc không chiến tầm ngắn và bom dẫn đường bằng laser LT-2.
Tiếp theo là máy bay JL-9, một trong những thiết kế máy bay huấn luyện tiên tiến khác của Trung Quốc, dựa trên mẫu máy bay J-7. JL-9 có hiệu suất bay rất cao, tốc độ lên cao đạt 540 km/h, tốc độ tối đa là Mach 1,5 và trần bay 16 km.
JL-9 sử dụng động cơ phản lực WP-13F mạnh hơn so với JL-10. Máy bay có thể mang cả tên lửa không đối không PL-8 và PL-9, đồng thời có khả năng tiếp cận nhiều loại thiết bị nhắm mục tiêu và màn hình gắn mũ bảo hiểm tiên tiến.
Một phiên bản khác của mẫu máy bay huấn luyện này là JL-9G, có khả năng cất cánh từ dốc trượt trên boong các tàu sân bay như Liêu Ninh và Sơn Đông. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả từ các huấn luyện cơ Trung Quốc.
Tiếp theo là T-50 của Hàn Quốc, là một phiên bản dựa trên nền tảng máy bay chiến đấu hạng nhẹ F/A-50. T-50 được trang bị tên lửa AIM-9. Máy bay được phát triển chung với Lockheed Martin, ban đầu được dự định phát triển thành máy bay chiến đấu, trước khi chương tình KF-X xuất hiện.
T-50 còn được tích hợp tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 và một bộ cảm biến mạnh hơn. Bộ thiết bị điện tử hàng không của T-50 tiên tiến hơn so với nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, cho phép triển khai tên lửa AGM-65 Maverick và tên lửa Hydra 70.
Đứng đầu trong danh sách là máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, được thiết kế mô phỏng nền tảng chiến đấu cơ Su-30SM, vì thế Yak-130 cũng giữ được khả năng chiến đấu đáng kể. Ngoài ra hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và khả năng tiếp cận hàng loạt vũ khí tiên tiến của máy bay cũng rất đáng gờm.
Máy bay có thể tải trọng lên đến 3 tấn, bao gồm nhiều loại đạn và tên lửa dẫn đường tác chiến điện tử. Yak-130 được xem như là máy bay phản lực tấn công, hiện đang được quân đội Nga xem xét phát triển một biến thể được trang bị mạnh hơn, chuyên thực hiện cho các nhiệm vụ đặc biệt. Nguồn ảnh: Flickr.
Huấn luyện cơ Yak-130 của Nga - loại máy bay huấn luyện bán chạy bậc nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Russia1.