Nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho các hoạt động của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132) diễn ra ở Thủ đô Hà Nội từ 28/3-1/4, một lực lượng lớn cảnh sát, quân đội và nhiều đơn vị khác (bao gồm cả các loại vũ khí, khí tài) đã được triển khai bảo vệ cho các đại biểu, khu vực diễn ra hội nghị…Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngoài đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thì còn huy động ít nhất hai loại xe thiết giáp để bảo vệ IPU- 132. Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân BTR-60PB diễu hành trong buổi tổng duyệt cho lễ ra quân bảo vệ IPU-132 tại Mỹ Đình.Xe thiết giáp chở quân BTR-60PB do Liên Xô do ông V.A. Dedkov thiết kế, được nhà máy Gorkovsky sản xuất từ năm 1966. Đây là biến thể rất phổ biến của dòng xe thiết giáp huyền thoại BTR-60 được thiết kế từ năm 1955. Có hơn 26.000 chiếc BTR-60 được sản xuất ở Liên Xô và Romania, xuất khẩu tới hàng chục quốc gia (gồm cả Việt Nam). Hiện nay, xe thiết giáp BTR-60 được biên chế cho các đơn vị tăng – thiết giáp lục quân và hải quân Việt Nam.Xe thiết giáp chở quân BTR-60PB nặng 10,3 tấn, dài 7,56m, chở được 14 chiến sĩ cùng vũ khí cá nhân. Xe được trang bị 4 cặp bánh lốp cùng động cơ xăng GAZ-49B cho tốc độ trên đường băng tới 80km/h. Nhờ dùng bánh lốp nên xe có thể di chuyển trên đường giao thông dân sự mà không ngại làm hư hại mặt đường, rất phù hợp hoạt động đảm bảo an ninh trong thành phố.Đặc biệt, nhờ được trang bị chân vịt ở đuôi xe nên BTR-60PB có thể bơi nước tốt trên sông, ngòi, ven biển với tốc độ 10km/h.Xe được bọc giáp thép mỏng với điểm dày nhất là tháp pháo 10mm, tới đó là mặt trước thân xe 9mm cho phép được đạn súng máy hạng nhẹ. Hỏa lực chính của BTR-60PB có đại liên KPVT 14,5mm và súng máy đồng trục 7,62mm. Trong ảnh là xe thiết giáp BTR-60PB tham gia diễn tập đổ bộ đường biển trong năm 2014.Cùng với BTR-60PB, quân đội còn điều động cả xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 tham gia hoạt động bảo đảm an ninh IPU 132. Trong ảnh, chiếc BRDM-2 đi cùng đoàn xe của bộ đội hóa học trong lễ tổng duyệt Lễ ra quân bảo vệ IPU-132.Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 do nhà thiết kế V.K. Rubtsov nghiên cứu thiết kế và được chế tạo tại nhà máy Gorkovsky Avotmobilny Zavod (GAZ) ở Nizhny Novgorod trong giai đoạn 1962-1989 (tổng cộng 7.200 chiếc). Mẫu xe này phục vụ rộng rãi trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh, BRDM-2 được huy động tham gia phòng chống bão lụt ở Thủ đô Hà Nội.BRDM-2 nặng 7,7 tấn, dài 5,75m, rộng 2,37m, cao 2,31m, bọc giáp dày 2-14mm tùy từng vị trí. Tháp pháo đặt ở trung tâm xe được lắp đại liên KPVT 14,5mm và súng máy đồng trục 7,62mm PKT (2.000 viên đạn). Xe thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường bằng các khí tài quang học có thể quan sát toàn cảnh cả ngày và đêm. Đặc biệt, BRDM-2 cũng có khả năng lội nước không kém BTR-60PB.Tham gia bảo vệ IPU-132 lần này còn có một số khí tài trang bị của Binh chủng Hóa học và Binh chủng Thông tin. Trong ảnh là xe khí tài đặc chủng của bộ đội hóa học.
Nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho các hoạt động của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132) diễn ra ở Thủ đô Hà Nội từ 28/3-1/4, một lực lượng lớn cảnh sát, quân đội và nhiều đơn vị khác (bao gồm cả các loại vũ khí, khí tài) đã được triển khai bảo vệ cho các đại biểu, khu vực diễn ra hội nghị…
Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngoài đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thì còn huy động ít nhất hai loại xe thiết giáp để bảo vệ IPU- 132. Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân BTR-60PB diễu hành trong buổi tổng duyệt cho lễ ra quân bảo vệ IPU-132 tại Mỹ Đình.
Xe thiết giáp chở quân BTR-60PB do Liên Xô do ông V.A. Dedkov thiết kế, được nhà máy Gorkovsky sản xuất từ năm 1966. Đây là biến thể rất phổ biến của dòng xe thiết giáp huyền thoại BTR-60 được thiết kế từ năm 1955. Có hơn 26.000 chiếc BTR-60 được sản xuất ở Liên Xô và Romania, xuất khẩu tới hàng chục quốc gia (gồm cả Việt Nam). Hiện nay, xe thiết giáp BTR-60 được biên chế cho các đơn vị tăng – thiết giáp lục quân và hải quân Việt Nam.
Xe thiết giáp chở quân BTR-60PB nặng 10,3 tấn, dài 7,56m, chở được 14 chiến sĩ cùng vũ khí cá nhân. Xe được trang bị 4 cặp bánh lốp cùng động cơ xăng GAZ-49B cho tốc độ trên đường băng tới 80km/h. Nhờ dùng bánh lốp nên xe có thể di chuyển trên đường giao thông dân sự mà không ngại làm hư hại mặt đường, rất phù hợp hoạt động đảm bảo an ninh trong thành phố.
Đặc biệt, nhờ được trang bị chân vịt ở đuôi xe nên BTR-60PB có thể bơi nước tốt trên sông, ngòi, ven biển với tốc độ 10km/h.
Xe được bọc giáp thép mỏng với điểm dày nhất là tháp pháo 10mm, tới đó là mặt trước thân xe 9mm cho phép được đạn súng máy hạng nhẹ. Hỏa lực chính của BTR-60PB có đại liên KPVT 14,5mm và súng máy đồng trục 7,62mm. Trong ảnh là xe thiết giáp BTR-60PB tham gia diễn tập đổ bộ đường biển trong năm 2014.
Cùng với BTR-60PB, quân đội còn điều động cả xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 tham gia hoạt động bảo đảm an ninh IPU 132. Trong ảnh, chiếc BRDM-2 đi cùng đoàn xe của bộ đội hóa học trong lễ tổng duyệt Lễ ra quân bảo vệ IPU-132.
Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 do nhà thiết kế V.K. Rubtsov nghiên cứu thiết kế và được chế tạo tại nhà máy Gorkovsky Avotmobilny Zavod (GAZ) ở Nizhny Novgorod trong giai đoạn 1962-1989 (tổng cộng 7.200 chiếc). Mẫu xe này phục vụ rộng rãi trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh, BRDM-2 được huy động tham gia phòng chống bão lụt ở Thủ đô Hà Nội.
BRDM-2 nặng 7,7 tấn, dài 5,75m, rộng 2,37m, cao 2,31m, bọc giáp dày 2-14mm tùy từng vị trí. Tháp pháo đặt ở trung tâm xe được lắp đại liên KPVT 14,5mm và súng máy đồng trục 7,62mm PKT (2.000 viên đạn). Xe thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường bằng các khí tài quang học có thể quan sát toàn cảnh cả ngày và đêm. Đặc biệt, BRDM-2 cũng có khả năng lội nước không kém BTR-60PB.
Tham gia bảo vệ IPU-132 lần này còn có một số khí tài trang bị của Binh chủng Hóa học và Binh chủng Thông tin. Trong ảnh là xe khí tài đặc chủng của bộ đội hóa học.