Ngày 16/10 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc tập trận không quân Clear Sky-2018, một chiến đấu cơ Su-27UB của Không quân Ukraine gặp nạn trong quá trình bay huấn luyện làm một phi công Ukraine và một phi công Mỹ thiệt mạng. Khiến người ta đặt ra câu hỏi về lai lịch của chiến đấu cơ này trong biên chế Không quân Ukraine. Nguồn ảnh: The Drive.Theo đó chiếc Su-27UB mang số hiệu "70" (trong hình) là một trong nhiều chiếc Su-27 - Ukraine có được từ Không quân Liên Xô sau khi Liên Xô tan rã, tuy nhiên chiếc Su-27UB này từng bị loại biên sau khi hết niên hạn hoạt động trong đầu những năm 2010 nhưng sau đó vẫn được tân trang và đưa vào biên chế trở lại trong năm 2014. Nguồn ảnh: BI.Còn về Su-27 là loại chiến đấu cơ được Liên Xô sản xuất với chuyến bay đầu tiên từ năm 1977 và tới năm 1984 nó được chính thức gia nhập biên chế Không quân Liên Xô. Loại chiến đấu cơ này được NATO đặt tên là Flanker. Nguồn ảnh: BI.Flanker được phát triển trong vòng vài năm ngay sau khi Không quân Mỹ cho ra đời F-15 và F-16 - hai chiến đấu cơ siêu hiện đại của Mỹ biến cả Không quân Liên Xô trở thành lỗi thời. Su-27 chính là con bài của Moscow nhằm lấy lại "thế cân bằng" với Washington. Nguồn ảnh: BI.Tốc độ tối đa của Su-27 lên tới 2800 km/h, trần bay tối đa của loại chiến đấu cơ này lên tới 18 km. Đây là những đặc điểm cực kỳ quan trọng để Su-27 đảm nhận tốt được nhiệm vụ đánh chặn và chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: BI.Nếu đặt lên bàn cân so sánh, đối thủ lớn nhất của Su-27 đó là F-15 gần như có các thông số tương đương với chiến đấu cơ Liên Xô. Cụ thể, F-15 phiên bản đầu của Mỹ có khả năng bay với tốc độ tối đa 3000 km/h và trần bay là 19.800 mét. Nguồn ảnh: BI.Tiêm kích Su-27 có thể mang theo tối đa 10 tên lửa không đối không bao gồm các loại AA-10 và AA-11. Ngoài ra nó cũng được trang bị với pháo 30mm GSh-301 và có khả năng mang theo bom FAB-100. Nguồn ảnh: BI.Trong khi đó, F-15 chỉ có thể mang theo được tối đa 8 tên lửa không đối không bao gồm 4 tên lửa AIM-9 và 4 tên lửa AIM-120. Pháo trên chiếc F-15 cũng chỉ có cỡ nòng 20mm nhưng là pháo 6 nòng. Nguồn ảnh: Fog.Chiếc Su-27 vừa rơi ở Ukraine vừa rồi là phiên bản huấn luyện mang mã Su-27UB. Su-27UB được cất cánh lần đầu từ năm 1985, có khả năng mang vũ khí và cũng có hệ thống điều khiển vũ khí giống Su-27 kèm theo rất ít chi tiết bị chỉnh sửa. Cơ bản nhất là nó có hai ghế ngồi - phù hợp với mục đích làm phi cơ huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại các thông tin về nguyên nhân của vụ tai nạn Su-27UB hôm thứ ba vừa rồi ở Ukraine vẫn rất mù mờ, chưa rõ vụ việc có nguyên nhân do lỗi kỹ thuật hay do lỗi của con người. Nguồn ảnh: Aviation.Mời độc giả xem video: Cận cảnh máy bay Su-27UB của không quân Ukraine. (nguồn Nigel Woolley)
Ngày 16/10 vừa qua, trong khuôn khổ cuộc tập trận không quân Clear Sky-2018, một chiến đấu cơ Su-27UB của Không quân Ukraine gặp nạn trong quá trình bay huấn luyện làm một phi công Ukraine và một phi công Mỹ thiệt mạng. Khiến người ta đặt ra câu hỏi về lai lịch của chiến đấu cơ này trong biên chế Không quân Ukraine. Nguồn ảnh: The Drive.
Theo đó chiếc Su-27UB mang số hiệu "70" (trong hình) là một trong nhiều chiếc Su-27 - Ukraine có được từ Không quân Liên Xô sau khi Liên Xô tan rã, tuy nhiên chiếc Su-27UB này từng bị loại biên sau khi hết niên hạn hoạt động trong đầu những năm 2010 nhưng sau đó vẫn được tân trang và đưa vào biên chế trở lại trong năm 2014. Nguồn ảnh: BI.
Còn về Su-27 là loại chiến đấu cơ được Liên Xô sản xuất với chuyến bay đầu tiên từ năm 1977 và tới năm 1984 nó được chính thức gia nhập biên chế Không quân Liên Xô. Loại chiến đấu cơ này được NATO đặt tên là Flanker. Nguồn ảnh: BI.
Flanker được phát triển trong vòng vài năm ngay sau khi Không quân Mỹ cho ra đời F-15 và F-16 - hai chiến đấu cơ siêu hiện đại của Mỹ biến cả Không quân Liên Xô trở thành lỗi thời. Su-27 chính là con bài của Moscow nhằm lấy lại "thế cân bằng" với Washington. Nguồn ảnh: BI.
Tốc độ tối đa của Su-27 lên tới 2800 km/h, trần bay tối đa của loại chiến đấu cơ này lên tới 18 km. Đây là những đặc điểm cực kỳ quan trọng để Su-27 đảm nhận tốt được nhiệm vụ đánh chặn và chiếm ưu thế trên không. Nguồn ảnh: BI.
Nếu đặt lên bàn cân so sánh, đối thủ lớn nhất của Su-27 đó là F-15 gần như có các thông số tương đương với chiến đấu cơ Liên Xô. Cụ thể, F-15 phiên bản đầu của Mỹ có khả năng bay với tốc độ tối đa 3000 km/h và trần bay là 19.800 mét. Nguồn ảnh: BI.
Tiêm kích Su-27 có thể mang theo tối đa 10 tên lửa không đối không bao gồm các loại AA-10 và AA-11. Ngoài ra nó cũng được trang bị với pháo 30mm GSh-301 và có khả năng mang theo bom FAB-100. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi đó, F-15 chỉ có thể mang theo được tối đa 8 tên lửa không đối không bao gồm 4 tên lửa AIM-9 và 4 tên lửa AIM-120. Pháo trên chiếc F-15 cũng chỉ có cỡ nòng 20mm nhưng là pháo 6 nòng. Nguồn ảnh: Fog.
Chiếc Su-27 vừa rơi ở Ukraine vừa rồi là phiên bản huấn luyện mang mã Su-27UB. Su-27UB được cất cánh lần đầu từ năm 1985, có khả năng mang vũ khí và cũng có hệ thống điều khiển vũ khí giống Su-27 kèm theo rất ít chi tiết bị chỉnh sửa. Cơ bản nhất là nó có hai ghế ngồi - phù hợp với mục đích làm phi cơ huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại các thông tin về nguyên nhân của vụ tai nạn Su-27UB hôm thứ ba vừa rồi ở Ukraine vẫn rất mù mờ, chưa rõ vụ việc có nguyên nhân do lỗi kỹ thuật hay do lỗi của con người. Nguồn ảnh: Aviation.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh máy bay Su-27UB của không quân Ukraine. (nguồn Nigel Woolley)