SPYDER là hệ thống tên lửa phòng không cơ động do hãng Rafael Advanced Defense Systems phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Israel Aerospace Industries (IAI). Việc sản xuất được thực hiện từ năm 2005 với hai phiên bản gồm: SPYDER-SR và SPYDER-MR. Hiện nay, trên thế giới có 5 quốc gia sở hữu tên lửa phòng không SPYDER, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Defense Industry DailyTuy nhiên, hiện không có thông tin rõ ràng về việc liệu Việt Nam sở hữu phiên bản nào của tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới nay. Dẫu vậy, dựa trên thông tin được báo Phòng không – Không quân công bố trong bài viết “Ngành Ra đa Quân chủng PK-KQ: Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật Ra đa” thì có khả năng, bộ đội phòng không được trang bị phiên bản tên lửa phòng không SPYDER-MR và có thể tất nhiên là cả SPYDER-SR. Nguồn ảnh: Flicks“Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, đầu tư mua sắm cho quân đội nhiều loại khí tài ra đa mới như COLCHUGA, 36D6M, ELM-2288ER, ELM-2084”, báo PK-KQ cho biết. Lưu ý, radar ELM-2084 chính là “trái tim” của hệ thống tên lửa tầm trung SPYDER-MR. Nguồn ảnh: WikipediaELM-2084 là đài radar mạng pha chủ động (AESA) 3 tham số được trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-MR, Iron Dome và David's Sling làm nhiệm vụ bắt bám mục tiêu, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực của tổ hợp phòng không. Nguồn ảnh: Trishul-tridentĐài ELM-2084 hoạt động ở băng tần S, góc phương vị 120 độ, có khả năng xử lý 1.100 mục tiêu trong chế độ giám sát đường không và phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 250km. Nguồn ảnh: Modern WeaponsSPYDER-MR vẫn sử dụng hai loại đạn tên lửa phòng không của phiên bản tầm ngắn SPYDER-SR gồm: đạn Python-5 và Derby. Tuy nhiên, tầm bắn của hai loại đạn dành cho SPYDER-MR được tăng lên cao hơn, xa hơn. Nguồn ảnh: Bharat RakshakCụ thể, các tên lửa Python-5 và Derby được lắp thêm tầng đẩy tăng cường cho tầm bắn vươn xa đến 35km, độ cao tấn công mục tiêu đường không đến 16km. Trong khi SPYDER-SR chỉ đạt tầm bắn 15km, độ cao đến 9km. Nguồn ảnh: YoutubeSự thay đổi giữa SPYDER-MR và SPYDER-SR chủ yếu nằm ở đạn tên lửa (có lắp thêm block tăng tốc) và đài radar. Mỗi loại phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn khác nhau, tùy loại mục tiêu. Do đó, có khả năng cao Việt Nam sắm đủ bộ SPYDER-MR và SPYDER-SR tạo thành lưới lửa tầm thấp – trung hiệu quả. Nguồn ảnh: Indian DefenceSPYDER-SR được trang bị đài radar bám bắt mục tiêu chiến thuật ELM-2016 trang bị anten mạng pha có tầm phát hiện mục tiêu máy bay chiến đấu 70-110km, phát hiện trực thăng cách 40km và UAV là 40-60km. Radar có thể theo dõi và bắt bám nhiều loại mục tiêu cùng lúc và dẫn đường nhiều tên lửa cùng tấn công. Nguồn ảnh: WikipediaKhung gầm cơ sở lắp bệ phóng, đài radar cũng như các khí tài đảm bảo chiến đấu tổ hợp tên lửa SPYDER của Việt Nam được cho là loại xe việt dã RMMV HX của hãng Rheinmetall MAN (Đức). Nguồn ảnh: Defence blogNhững chiếc MAN HX có trọng lượng 13,5 tấn, tải trọng 17 tấn, trang bị động cơ diesel 440 mã lực tiêu chuẩn khí thải EURO 4 cho tốc độ tối đa 100km/h, dự trữ hành trình 483km. Nguồn ảnh: Wikipedia
SPYDER là hệ thống tên lửa phòng không cơ động do hãng Rafael Advanced Defense Systems phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Israel Aerospace Industries (IAI). Việc sản xuất được thực hiện từ năm 2005 với hai phiên bản gồm: SPYDER-SR và SPYDER-MR. Hiện nay, trên thế giới có 5 quốc gia sở hữu tên lửa phòng không SPYDER, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily
Tuy nhiên, hiện không có thông tin rõ ràng về việc liệu Việt Nam sở hữu phiên bản nào của tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới nay. Dẫu vậy, dựa trên thông tin được báo Phòng không – Không quân công bố trong bài viết “Ngành Ra đa Quân chủng PK-KQ: Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật Ra đa” thì có khả năng, bộ đội phòng không được trang bị phiên bản tên lửa phòng không SPYDER-MR và có thể tất nhiên là cả SPYDER-SR. Nguồn ảnh: Flicks
“Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm, đầu tư mua sắm cho quân đội nhiều loại khí tài ra đa mới như COLCHUGA, 36D6M, ELM-2288ER, ELM-2084”, báo PK-KQ cho biết. Lưu ý, radar ELM-2084 chính là “trái tim” của hệ thống tên lửa tầm trung SPYDER-MR. Nguồn ảnh: Wikipedia
ELM-2084 là đài radar mạng pha chủ động (AESA) 3 tham số được trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-MR, Iron Dome và David's Sling làm nhiệm vụ bắt bám mục tiêu, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực của tổ hợp phòng không. Nguồn ảnh: Trishul-trident
Đài ELM-2084 hoạt động ở băng tần S, góc phương vị 120 độ, có khả năng xử lý 1.100 mục tiêu trong chế độ giám sát đường không và phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 250km. Nguồn ảnh: Modern Weapons
SPYDER-MR vẫn sử dụng hai loại đạn tên lửa phòng không của phiên bản tầm ngắn SPYDER-SR gồm: đạn Python-5 và Derby. Tuy nhiên, tầm bắn của hai loại đạn dành cho SPYDER-MR được tăng lên cao hơn, xa hơn. Nguồn ảnh: Bharat Rakshak
Cụ thể, các tên lửa Python-5 và Derby được lắp thêm tầng đẩy tăng cường cho tầm bắn vươn xa đến 35km, độ cao tấn công mục tiêu đường không đến 16km. Trong khi SPYDER-SR chỉ đạt tầm bắn 15km, độ cao đến 9km. Nguồn ảnh: Youtube
Sự thay đổi giữa SPYDER-MR và SPYDER-SR chủ yếu nằm ở đạn tên lửa (có lắp thêm block tăng tốc) và đài radar. Mỗi loại phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn khác nhau, tùy loại mục tiêu. Do đó, có khả năng cao Việt Nam sắm đủ bộ SPYDER-MR và SPYDER-SR tạo thành lưới lửa tầm thấp – trung hiệu quả. Nguồn ảnh: Indian Defence
SPYDER-SR được trang bị đài radar bám bắt mục tiêu chiến thuật ELM-2016 trang bị anten mạng pha có tầm phát hiện mục tiêu máy bay chiến đấu 70-110km, phát hiện trực thăng cách 40km và UAV là 40-60km. Radar có thể theo dõi và bắt bám nhiều loại mục tiêu cùng lúc và dẫn đường nhiều tên lửa cùng tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khung gầm cơ sở lắp bệ phóng, đài radar cũng như các khí tài đảm bảo chiến đấu tổ hợp tên lửa SPYDER của Việt Nam được cho là loại xe việt dã RMMV HX của hãng Rheinmetall MAN (Đức). Nguồn ảnh: Defence blog
Những chiếc MAN HX có trọng lượng 13,5 tấn, tải trọng 17 tấn, trang bị động cơ diesel 440 mã lực tiêu chuẩn khí thải EURO 4 cho tốc độ tối đa 100km/h, dự trữ hành trình 483km. Nguồn ảnh: Wikipedia