Ngày 15/9, báo Phòng không - Không quân đăng bản tin: "Thông báo khám tuyển phi công quân sự năm học 2021-2022" với tiêu chuẩn tuyển chọn: Nam thanh niên từ 17-21 tuổi (tính đến năm 2021); Nam quân nhân từ 18-23 tuổi (tính đến năm 2021); chiều cao từ 1,65m, nặng 52kg trở lên, sức khỏe tốt... Thông báo này một lần nữa lại khiến nhiều thanh niên đất Việt háo hức mong muốn trở thành một phần của lượng không quân Việt Nam, nhất là không quân tiêm kích.Dẫu vậy, chặng đường để trở thành một phi công tiêm kích Việt Nam là không hề dễ dàng, rất khó khăn, có khi cả ngàn người mới có một người đạt đủ sức khỏe để đặt chân vào trường sĩ quan, còn ra trường hay không thì lại là chuyện khác.Một bài báo đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2012 cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về tiêu chuẩn phi công tiêm kích. “Đối với phi công tiêm kích, to cao đôi khi lại là một… nhược điểm! Vì hầu hết các khoang lái của máy bay tiêm kích đều được thiết kế nhỏ gọn. Người ‘cồng kềnh’ sẽ khó xoay sở trong chiến đấu và cả khi cần phải thoát li khỏi máy bay…”, Chính ủy Trung đoàn 935 - Thượng tá Trần Trọng Tuyến (thời điểm năm 2012) cho biết.Cũng theo vị sĩ quan chỉ huy Trung đoàn 935 trang bị máy bay Su-30, đối với phi công tiêm kích, yêu cầu số 1 không phải là to cao, mà là sự nhạy cảm. Việc đo lường sự nhạy cảm được thực hiện ngay từ vòng khám sơ tuyển được tiến hành tại các cơ sở y tế ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố. Ứng viên phải trải qua các vòng khám sơ bộ về chiều cao, cân nặng, cột sống, chân tay…Những người có gan bàn chân dày (biểu hiện của người phản ứng chậm chạp); thuận tay trái (vì buồng lái máy bay đều bố trí những nút bấm quan trọng dành cho người thuận tay phải); những người chân vòng kiềng hoặc ngắn dưới 75cm (khó sử dụng những bộ phận dùng chân trên máy bay); những người có chiều cao khi ngồi lớn hơn 93cm (vì sẽ chạm mui ca bin); những người có giọng nói không rõ ràng, mạch lạc (vì sẽ khó khăn trong liên lạc vô tuyến)… sẽ phải ngậm ngùi dừng bước.Ở nội dung khám tiếp theo, ứng viên phi công được làm điện tim, đo huyết áp, kiểm tra tâm lí… Bài kiểm tra trí nhớ với một bảng chữ được đưa ra trong vài chục giây rồi cất đi, ứng viên phải nói lại trong bảng có bao nhiêu chữ, là những chữ gì... Nội dung này cũng đánh trượt khá nhiều ứng viên.Ở vòng một, khó khăn nhất là nội dung kiểm tra chức năng tiền đình. Ứng viên được ngồi mâm xoay tròn với tốc độ 40 vòng/phút. Sau vài phút chịu rung lắc trên mâm, ứng viên bước xuống và được yêu cầu đi trên một đường thẳng. Đa phần ứng viên bước xuống từ mâm xoay phải đi… loạng choạng, đồng nghĩa với việc ra về. Chỉ những người đi “liêu xiêu” một chút hoặc giữ thăng bằng tốt là có thể tiếp tục được chọn khám vòng 2 tại Viện Y học Hàng không.Đối với phi công chiến đấu, thị giác là tối quan trọng. Ở vòng khám mắt, sau khi vượt được vòng đo thị lực với kết quả 10/10, thậm chí là 12/10, ứng viên phải trải qua những bài test để kiểm tra độ thích ứng sáng-tối bằng cách nhìn vào một bóng đèn sáng cho đồng tử co lại, rồi đèn đột ngột tắt phụt, một bảng chữ được đưa ra để xem ứng viên mất bao nhiêu thời gian mới có thể đọc được.Ở vòng khám tuyển 2, ứng viên phải trải qua tất cả những bài đã kiểm tra ở vòng 1 với yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví như ở vòng 1 ứng viên chỉ phải ngồi mâm xoay tay để kiểm tra chức năng tiền đình, thì ở vòng hai họ phải ngồi… mâm điện. Mâm điện quay nhanh hơn với tốc độ chóng mặt 60 vòng/phút. Đầu óc quay cuồng. Ruột gan cuống thốn… Thế nên sau mấy phút, nhiều người vừa bước khỏi ghế điện đã… “đổ cái rầm”….Khắc nghiệt nhất ở vòng này là nội dung kiểm tra sức chịu đựng trong môi trường giảm áp. Ứng viên được đưa vào một khoang máy kín mít có hệ thống hút chân không. Áp suất được điều chỉnh giảm xuống, oxy được rút bớt ra để môi trường trong khoang máy tương đương với máy bay đang độ cao 5000 mét. Trong 30 phút ở môi trường áp thấp, thiếu ôxy, ứng viên sẽ phải kiểm tra chức năng khí áp tai, khí áp xoang, độ nhạy của thính giác, thị giác, công năng hô hấp của phổi…Vượt qua vòng khám sức khỏe, con đường đối với phi công tiêm kích vẫn còn lắm gian nan và thách thức rất lớn. Vì học trong nước hay ngoài nước thì quy trình đều khắt khe vô cùng, nhiều người được cho sang Nga đào tạo nhưng vẫn... trượt. Năm học đầu tiên hầu như tất cả phải học nguyên lý cấu tạo, hoạt động máy bay, năm thứ 2 tiếp cận máy bay nhưng là học lái dưới đất.Trong các bài tập dưới đất, khó khăn nhất là việc tập phản xạ trong khoang lái tối. Hàng mấy trăm nút điều khiển nhỏ li ti, dày chi chít, học viên phải căng mắt ra nhìn, ấn và gọi tên chính xác từng nút. Chậm một tích tắc là không đạt yêu cầu. Bởi đối với tốc độ của máy bay tiêm kích siêu âm, chậm một phần mười giây hoặc ấn nhầm nút điều khiển đồng nghĩa với việc phá hủy máy bay.Sang năm thứ 4 học viên mới được hành quân ra phi trường. Nghĩa là tới một trung đoàn huấn luyện bay đầu tiên để tập bay trên những chiếc máy bay cánh quạt một động cơ Yak- 52. Sau một năm, những người xuất sắc sẽ được chuyển sang một trung đoàn khác để học lái máy bay phản lực L-39 với tốc độ cận âm.Lên được máy bay thì thử thách vẫn còn rất nhiều, không ít học viên phi công tiêm kích trượt ngay ở bài bay Yak-52. Một trong những bài bay khó nhằn nhất là chuyện hạ cánh, giữ lái không cân, máy bay sẽ tròng trành, nghiêng ngả, thậm chí lật nhào. Rà phanh giật cục có thể làm nổ lốp, máy bay sẽ lao ra khỏi đường băng… Nhiều người tuy đã được bay hàng chục lần trên không nhưng trầy trật mãi, không thể qua được khoa mục này, đồng nghĩa với việc họ phải chuyển qua học lái máy bay trực thăng, máy bay vận tải cánh bằng hoặc học làm sĩ quan chỉ huy mặt đất…Nhìn chung, trong khuôn khổ một bài viết rất khó mô tả chi tiết được quá trình trở thành phi công tiêm kích. Chỉ biết rằng việc này không khác gì “đãi cát tìm vàng”, theo vị chỉ huy Trung đoàn 935, riêng khóa của anh được tuyển năm 1986, cả nước có 26.000 người dự tuyển, nhưng chỉ có 60 người được gửi đi Liên Xô học tập. Tuy nhiên, hiện chỉ có đúng 5 người trở thành phi công tiêm kích siêu âm. Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN
Ngày 15/9, báo Phòng không - Không quân đăng bản tin: "Thông báo khám tuyển phi công quân sự năm học 2021-2022" với tiêu chuẩn tuyển chọn: Nam thanh niên từ 17-21 tuổi (tính đến năm 2021); Nam quân nhân từ 18-23 tuổi (tính đến năm 2021); chiều cao từ 1,65m, nặng 52kg trở lên, sức khỏe tốt... Thông báo này một lần nữa lại khiến nhiều thanh niên đất Việt háo hức mong muốn trở thành một phần của lượng không quân Việt Nam, nhất là không quân tiêm kích.
Dẫu vậy, chặng đường để trở thành một phi công tiêm kích Việt Nam là không hề dễ dàng, rất khó khăn, có khi cả ngàn người mới có một người đạt đủ sức khỏe để đặt chân vào trường sĩ quan, còn ra trường hay không thì lại là chuyện khác.
Một bài báo đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2012 cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về tiêu chuẩn phi công tiêm kích. “Đối với phi công tiêm kích, to cao đôi khi lại là một… nhược điểm! Vì hầu hết các khoang lái của máy bay tiêm kích đều được thiết kế nhỏ gọn. Người ‘cồng kềnh’ sẽ khó xoay sở trong chiến đấu và cả khi cần phải thoát li khỏi máy bay…”, Chính ủy Trung đoàn 935 - Thượng tá Trần Trọng Tuyến (thời điểm năm 2012) cho biết.
Cũng theo vị sĩ quan chỉ huy Trung đoàn 935 trang bị máy bay Su-30, đối với phi công tiêm kích, yêu cầu số 1 không phải là to cao, mà là sự nhạy cảm. Việc đo lường sự nhạy cảm được thực hiện ngay từ vòng khám sơ tuyển được tiến hành tại các cơ sở y tế ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố. Ứng viên phải trải qua các vòng khám sơ bộ về chiều cao, cân nặng, cột sống, chân tay…
Những người có gan bàn chân dày (biểu hiện của người phản ứng chậm chạp); thuận tay trái (vì buồng lái máy bay đều bố trí những nút bấm quan trọng dành cho người thuận tay phải); những người chân vòng kiềng hoặc ngắn dưới 75cm (khó sử dụng những bộ phận dùng chân trên máy bay); những người có chiều cao khi ngồi lớn hơn 93cm (vì sẽ chạm mui ca bin); những người có giọng nói không rõ ràng, mạch lạc (vì sẽ khó khăn trong liên lạc vô tuyến)… sẽ phải ngậm ngùi dừng bước.
Ở nội dung khám tiếp theo, ứng viên phi công được làm điện tim, đo huyết áp, kiểm tra tâm lí… Bài kiểm tra trí nhớ với một bảng chữ được đưa ra trong vài chục giây rồi cất đi, ứng viên phải nói lại trong bảng có bao nhiêu chữ, là những chữ gì... Nội dung này cũng đánh trượt khá nhiều ứng viên.
Ở vòng một, khó khăn nhất là nội dung kiểm tra chức năng tiền đình. Ứng viên được ngồi mâm xoay tròn với tốc độ 40 vòng/phút. Sau vài phút chịu rung lắc trên mâm, ứng viên bước xuống và được yêu cầu đi trên một đường thẳng. Đa phần ứng viên bước xuống từ mâm xoay phải đi… loạng choạng, đồng nghĩa với việc ra về. Chỉ những người đi “liêu xiêu” một chút hoặc giữ thăng bằng tốt là có thể tiếp tục được chọn khám vòng 2 tại Viện Y học Hàng không.
Đối với phi công chiến đấu, thị giác là tối quan trọng. Ở vòng khám mắt, sau khi vượt được vòng đo thị lực với kết quả 10/10, thậm chí là 12/10, ứng viên phải trải qua những bài test để kiểm tra độ thích ứng sáng-tối bằng cách nhìn vào một bóng đèn sáng cho đồng tử co lại, rồi đèn đột ngột tắt phụt, một bảng chữ được đưa ra để xem ứng viên mất bao nhiêu thời gian mới có thể đọc được.
Ở vòng khám tuyển 2, ứng viên phải trải qua tất cả những bài đã kiểm tra ở vòng 1 với yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví như ở vòng 1 ứng viên chỉ phải ngồi mâm xoay tay để kiểm tra chức năng tiền đình, thì ở vòng hai họ phải ngồi… mâm điện. Mâm điện quay nhanh hơn với tốc độ chóng mặt 60 vòng/phút. Đầu óc quay cuồng. Ruột gan cuống thốn… Thế nên sau mấy phút, nhiều người vừa bước khỏi ghế điện đã… “đổ cái rầm”….
Khắc nghiệt nhất ở vòng này là nội dung kiểm tra sức chịu đựng trong môi trường giảm áp. Ứng viên được đưa vào một khoang máy kín mít có hệ thống hút chân không. Áp suất được điều chỉnh giảm xuống, oxy được rút bớt ra để môi trường trong khoang máy tương đương với máy bay đang độ cao 5000 mét. Trong 30 phút ở môi trường áp thấp, thiếu ôxy, ứng viên sẽ phải kiểm tra chức năng khí áp tai, khí áp xoang, độ nhạy của thính giác, thị giác, công năng hô hấp của phổi…
Vượt qua vòng khám sức khỏe, con đường đối với phi công tiêm kích vẫn còn lắm gian nan và thách thức rất lớn. Vì học trong nước hay ngoài nước thì quy trình đều khắt khe vô cùng, nhiều người được cho sang Nga đào tạo nhưng vẫn... trượt. Năm học đầu tiên hầu như tất cả phải học nguyên lý cấu tạo, hoạt động máy bay, năm thứ 2 tiếp cận máy bay nhưng là học lái dưới đất.
Trong các bài tập dưới đất, khó khăn nhất là việc tập phản xạ trong khoang lái tối. Hàng mấy trăm nút điều khiển nhỏ li ti, dày chi chít, học viên phải căng mắt ra nhìn, ấn và gọi tên chính xác từng nút. Chậm một tích tắc là không đạt yêu cầu. Bởi đối với tốc độ của máy bay tiêm kích siêu âm, chậm một phần mười giây hoặc ấn nhầm nút điều khiển đồng nghĩa với việc phá hủy máy bay.
Sang năm thứ 4 học viên mới được hành quân ra phi trường. Nghĩa là tới một trung đoàn huấn luyện bay đầu tiên để tập bay trên những chiếc máy bay cánh quạt một động cơ Yak- 52. Sau một năm, những người xuất sắc sẽ được chuyển sang một trung đoàn khác để học lái máy bay phản lực L-39 với tốc độ cận âm.
Lên được máy bay thì thử thách vẫn còn rất nhiều, không ít học viên phi công tiêm kích trượt ngay ở bài bay Yak-52. Một trong những bài bay khó nhằn nhất là chuyện hạ cánh, giữ lái không cân, máy bay sẽ tròng trành, nghiêng ngả, thậm chí lật nhào. Rà phanh giật cục có thể làm nổ lốp, máy bay sẽ lao ra khỏi đường băng… Nhiều người tuy đã được bay hàng chục lần trên không nhưng trầy trật mãi, không thể qua được khoa mục này, đồng nghĩa với việc họ phải chuyển qua học lái máy bay trực thăng, máy bay vận tải cánh bằng hoặc học làm sĩ quan chỉ huy mặt đất…
Nhìn chung, trong khuôn khổ một bài viết rất khó mô tả chi tiết được quá trình trở thành phi công tiêm kích. Chỉ biết rằng việc này không khác gì “đãi cát tìm vàng”, theo vị chỉ huy Trung đoàn 935, riêng khóa của anh được tuyển năm 1986, cả nước có 26.000 người dự tuyển, nhưng chỉ có 60 người được gửi đi Liên Xô học tập. Tuy nhiên, hiện chỉ có đúng 5 người trở thành phi công tiêm kích siêu âm.
Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN