Vào đầu tháng 12/2019, hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn từ cổng thông tin điện tử của Tổng thống Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga đã đưa ra thông tin đáng chú ý.Truyền thông nước bạn nêu rõ, Việt Nam bày tỏ mong muốn mua thêm cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ ba (chiếc số 5 và số 6) do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk chế tạo.Thông tin trên được đăng tải sau cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với Tổng thống Cộng hòa Tatarstan, ông Rustam Minnikhanov vào trưa 9/12/2019 (theo giờ địa phương).Truyền thông Nga cho rằng như vậy sau nhiều dự đoán, hợp đồng đóng mới cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân nhân dân Việt Nam đã có tín hiệu tích cực.Trước đó có nhiều thông tin cho rằng Việt Nam sẽ đặt mua cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba với cấu hình vũ khí mạnh hơn bao gồm tên lửa phòng không tầm trung và tên lửa chống hạm Kalibr.Tuy nhiên mới đây trang tin RealTime của Nga vào ngày 17/1 dẫn lời ông Renat Mistakhov - Tổng giám đốc Tập đoàn đóng tàu Ak Bars lại cho biết thông tin khác hẳn.Cụ thể là việc đặt đóng thêm cặp chiến hạm Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Việt Nam vẫn chưa có đàm phán nào diễn ra và tất cả đều rơi vào “im lặng”.Được biết Ak Bars là tập đoàn sở hữu nhà máy đóng tàu mang tên Gorky ở Zelenodolsk (Cộng hòa Tatarstan, Nga), nơi chuyên đóng các tàu tên lửa, và đây chính là cơ sở đã đóng 4 chiến hạm Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.“Dĩ nhiên là trên truyền hình có đưa tin về việc đặt đóng cặp tàu Gepard thứ ba, chúng tôi hy vọng nếu họ mời thì chúng tôi sẽ thực hiện. Tuy nhiên đến nay vẫn không có đơn đặt hàng nào từ quốc gia ASEAN, chỉ có sự im lặng”, ông Mistakhov nói.Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, việc đàm phán đặt đóng thêm tàu chiến Gepard thực tế đã chấm dứt sau thời gian kéo dài hơn 2 năm, kể từ khi Việt Nam nhận cặp tàu chiến thứ hai.Giải thích nguyên nhân trên, truyền thông Nga cho rằng phía Việt Nam đang tìm kiếm một mẫu chiến hạm tiên tiến hơn thay vì chiếc Gepard chỉ là bản sửa đổi từ nguyên mẫu có từ thập niên 1980.Mới đây Nga đã cho ra mắt phiên bản Gepard thế hệ 2 đó là tàu hộ vệ tên lửa đa năng Dự án 11664, nhưng về cơ bản thiết kế của nó cũng chưa có gì đột phá ngoại trừ lượng giãn nước lớn hơn.Bên cạnh đó, việc Ukraine từ chối cung cấp động cơ turbine khí cho Nga để lắp vào các tàu chiến đồng thời năng lực thi công khá hạn chế của nhà máy Zelenodolsk khi thường mất tới 5 năm mới hoàn thành một cặp chiến hạm cũng được xem là trở ngại lớn.Để thay thế Gepard 3.9, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ tái khởi động Dự án SIGMA 9814 hợp tác cùng tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan hoặc học tập các quốc gia láng giềng khi đặt Hàn Quốc đóng mới chiến hạm 3.000 tấn.
Vào đầu tháng 12/2019, hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn từ cổng thông tin điện tử của Tổng thống Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga đã đưa ra thông tin đáng chú ý.
Truyền thông nước bạn nêu rõ, Việt Nam bày tỏ mong muốn mua thêm cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ ba (chiếc số 5 và số 6) do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk chế tạo.
Thông tin trên được đăng tải sau cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với Tổng thống Cộng hòa Tatarstan, ông Rustam Minnikhanov vào trưa 9/12/2019 (theo giờ địa phương).
Truyền thông Nga cho rằng như vậy sau nhiều dự đoán, hợp đồng đóng mới cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân nhân dân Việt Nam đã có tín hiệu tích cực.
Trước đó có nhiều thông tin cho rằng Việt Nam sẽ đặt mua cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba với cấu hình vũ khí mạnh hơn bao gồm tên lửa phòng không tầm trung và tên lửa chống hạm Kalibr.
Tuy nhiên mới đây trang tin RealTime của Nga vào ngày 17/1 dẫn lời ông Renat Mistakhov - Tổng giám đốc Tập đoàn đóng tàu Ak Bars lại cho biết thông tin khác hẳn.
Cụ thể là việc đặt đóng thêm cặp chiến hạm Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Việt Nam vẫn chưa có đàm phán nào diễn ra và tất cả đều rơi vào “im lặng”.
Được biết Ak Bars là tập đoàn sở hữu nhà máy đóng tàu mang tên Gorky ở Zelenodolsk (Cộng hòa Tatarstan, Nga), nơi chuyên đóng các tàu tên lửa, và đây chính là cơ sở đã đóng 4 chiến hạm Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.
“Dĩ nhiên là trên truyền hình có đưa tin về việc đặt đóng cặp tàu Gepard thứ ba, chúng tôi hy vọng nếu họ mời thì chúng tôi sẽ thực hiện. Tuy nhiên đến nay vẫn không có đơn đặt hàng nào từ quốc gia ASEAN, chỉ có sự im lặng”, ông Mistakhov nói.
Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, việc đàm phán đặt đóng thêm tàu chiến Gepard thực tế đã chấm dứt sau thời gian kéo dài hơn 2 năm, kể từ khi Việt Nam nhận cặp tàu chiến thứ hai.
Giải thích nguyên nhân trên, truyền thông Nga cho rằng phía Việt Nam đang tìm kiếm một mẫu chiến hạm tiên tiến hơn thay vì chiếc Gepard chỉ là bản sửa đổi từ nguyên mẫu có từ thập niên 1980.
Mới đây Nga đã cho ra mắt phiên bản Gepard thế hệ 2 đó là tàu hộ vệ tên lửa đa năng Dự án 11664, nhưng về cơ bản thiết kế của nó cũng chưa có gì đột phá ngoại trừ lượng giãn nước lớn hơn.
Bên cạnh đó, việc Ukraine từ chối cung cấp động cơ turbine khí cho Nga để lắp vào các tàu chiến đồng thời năng lực thi công khá hạn chế của nhà máy Zelenodolsk khi thường mất tới 5 năm mới hoàn thành một cặp chiến hạm cũng được xem là trở ngại lớn.
Để thay thế Gepard 3.9, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ tái khởi động Dự án SIGMA 9814 hợp tác cùng tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan hoặc học tập các quốc gia láng giềng khi đặt Hàn Quốc đóng mới chiến hạm 3.000 tấn.