Tình hình chiến sự tại khu vực Nagorno - Karabakh giữa hai quốc gia láng giềng từng thuộc khối Liên Xô cũ là Azerbaijan và Armenia đã kéo dài hơn một tháng với nhiều tổn thất cả về nhân mạng lẫn vũ khí khí tài của cả hai bên. Dẫu vậy, thực trạng chiến trường vẫn là vô cùng căng thẳng và chưa hề có dấu hiệu gì cho thấy một cuộc đàm phán hòa bình sẽ diễn ra trong tương lai. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường.Azerbaijan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh hơn cũng như có ưu thế về mặt khí tài hiện đại. Hiện nay, Không quân Azerbaijan đã kiểm soát hoàn toàn vùng trời trên chiến trường dẫu cho Armenia điều động cả những chiến đấu cơ Su-30SM vô cùng hiện đại tham chiến tuy nhiên kết quả không khả quan hơn là bao. Đặc biệt, với nòng cốt là các máy bay không người lái (UAV) vũ trang, cảm tử đã gây một thiệt hại cực kỳ lớn cho đối phương Armenia. Ảnh: UAV vũ trang của Azerbaijan tấn công mục tiêu mặt đất Armenia.Trong khi đó, lực lượng phòng không Armenia đang tỏ ra vô cùng yếu đuối và hoạt động kém hiệu quả khi không thể khắc chế được các UAV của đối phương. Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Osa tịt ngòi trước các cuộc không kích của UAV dẫn đến nhiều mất mát. Có thể thấy rằng, do UAV có diện tích phản xạ radar là vô cùng nhỏ dẫn đến việc radar của các tổ hợp phòng không vô cùng khó khăn trong việc phát hiện. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp Osa của Armenia khai hỏa.Do sự hoạt động vô cùng thiếu hiệu quả của các tổ hợp phòng không để ngăn chặn sự tấn công của UAV, các binh sĩ Armenia đã phải có cách khắc phục tạm thời đó chính là sử dụng vũ khí cá nhân để tiêu diệt UAV. Do UAV có trần bay không quá cao và tốc độ bay không quá nhanh nên trên lý thuyết nó hoàn toàn có thể bị tiêu diệt bởi súng trường bộ binh. Tuy nhiên trên thực tế chiến trường, để thực hiện được điều này là rất khó. Ảnh: Binh sĩ Armenia tấn công UAV bằng súng AK-74.Dẫu vậy, binh sĩ Armenia với khả năng tác xạ chính xác tuyệt vời vẫn có thể hạ gục được các UAV của đối thủ bằng súng trường tấn công AK-74. Với việc nhiều binh sĩ cùng tác xạ hướng về phía mục tiêu, xác suất có thể bắn hạ UAV tăng cao rõ rệt. Nhưng với việc tiêu diệt được UAV bằng súng cá nhân cũng là một thành tích cực kỳ xuất sắc. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị súng trường bắn nổ tung trên bầu trời.AK-74 là một mẫu vũ khí cá nhân được trang bị phổ biến trong quân đội Armenia bên cạnh AK-47 và AKM. Về cơ bản, đây là một phiên bản hiện đại hóa của AKM với việc chuyển sang sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm mới thay thế cho cỡ đạn 7.62x39mm tiêu chuẩn trước đó. Ngoài ra, súng cũng được trang bị một chụp bù giật kiểu mới giúp súng giảm đi đáng kể lực giật sau phát bắn. Ảnh: Binh sĩ Armenia với súng trường AK-74.Việc sử dụng cỡ đạn mới cho phép súng đạt độ chính xác cao hơn và ít giật hơn đáng kể so với AK-47/AKM, tuy nhiên việc cỡ đạn nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với việc khả năng sát thương và sức công phá cũng bị giảm bớt. Dẫu vậy, với khả năng tác xạ tốt cũng như độ ổn định của súng, trong tầm bắn hiệu quả từ 400m trở lại thì UAV hoàn toàn có thể bị AK-74 tiêu diệt. Ảnh: Binh sĩ Armenia với một khẩu AK-74.Dùng súng trường cá nhân tiêu diệt mục tiêu bay thấp không phải là chuyện hiếm, trong Chiến tranh Việt Nam, quân Giải phóng và bộ đội Bắc Việt đã có nhiều chiến công tiêu diệt máy bay địch bằng súng trường cá nhân. Điển hình như cựu chiến binh Nguyễn Thanh Kiếm đã tiêu diệt một trực thăng UH-1A của quân Mỹ bằng khẩu AK-47 của mình vào tết năm 1971. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường Karabakh.Khác với AK-47 và các phiên bản của nó được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi cũng như chuyển giao dây chuyền sản xuất cho nhiều đồng minh của mình trên khắp thế giới, AK-74 lại là đứa con cưng cực kỳ độc đáo của lực lượng này. Chỉ có các nước từng thuộc khối Liên Xô cũ và khối Waszawa (trừ Triều Tiên) có được dây chuyền sản xuất và sử dụng súng trường tấn công AK-74. Nó với cỡ đạn 5.45x39mm đặc trưng chính là sự đúc kết mang tính hiệu quả cao mà cho đến tận ngày nay vẫn được quân đội Nga tin dùng, mới đây nhất là súng trường AK-12 mới cũng dùng cỡ đạn này. Ảnh: Lính Nga với một khẩu AK-74M.Dẫu vậy, hiện nay trên chiến trường Karabakh, quân Armenia đang mất lợi thế trầm trọng, nhiều vùng kiểm soát đã bị rơi vào tay đối phương và nguy cơ bại trận đang thường trực ngay trước mắt. Có thể trong thời gian tới, Armenia sẽ đẩy mạnh cuộc tấn công để có thể tái chiếm lại các lãnh thổ đã mất nhưng với tình hình hiện nay vẫn là cực kỳ khó bởi sự hoạt động vô cùng hiệu quả của UAV Azerbaijan. Ảnh: Một binh sĩ Armenia với khẩu AK-74 của mình. Video Binh sĩ Armenia bắn hạ UAV Azerbaijan bằng súng AK-74 - Nguồn: Avia Pro
Tình hình chiến sự tại khu vực Nagorno - Karabakh giữa hai quốc gia láng giềng từng thuộc khối Liên Xô cũ là Azerbaijan và Armenia đã kéo dài hơn một tháng với nhiều tổn thất cả về nhân mạng lẫn vũ khí khí tài của cả hai bên. Dẫu vậy, thực trạng chiến trường vẫn là vô cùng căng thẳng và chưa hề có dấu hiệu gì cho thấy một cuộc đàm phán hòa bình sẽ diễn ra trong tương lai. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường.
Azerbaijan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh hơn cũng như có ưu thế về mặt khí tài hiện đại. Hiện nay, Không quân Azerbaijan đã kiểm soát hoàn toàn vùng trời trên chiến trường dẫu cho Armenia điều động cả những chiến đấu cơ Su-30SM vô cùng hiện đại tham chiến tuy nhiên kết quả không khả quan hơn là bao. Đặc biệt, với nòng cốt là các máy bay không người lái (UAV) vũ trang, cảm tử đã gây một thiệt hại cực kỳ lớn cho đối phương Armenia. Ảnh: UAV vũ trang của Azerbaijan tấn công mục tiêu mặt đất Armenia.
Trong khi đó, lực lượng phòng không Armenia đang tỏ ra vô cùng yếu đuối và hoạt động kém hiệu quả khi không thể khắc chế được các UAV của đối phương. Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Osa tịt ngòi trước các cuộc không kích của UAV dẫn đến nhiều mất mát. Có thể thấy rằng, do UAV có diện tích phản xạ radar là vô cùng nhỏ dẫn đến việc radar của các tổ hợp phòng không vô cùng khó khăn trong việc phát hiện. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp Osa của Armenia khai hỏa.
Do sự hoạt động vô cùng thiếu hiệu quả của các tổ hợp phòng không để ngăn chặn sự tấn công của UAV, các binh sĩ Armenia đã phải có cách khắc phục tạm thời đó chính là sử dụng vũ khí cá nhân để tiêu diệt UAV. Do UAV có trần bay không quá cao và tốc độ bay không quá nhanh nên trên lý thuyết nó hoàn toàn có thể bị tiêu diệt bởi súng trường bộ binh. Tuy nhiên trên thực tế chiến trường, để thực hiện được điều này là rất khó. Ảnh: Binh sĩ Armenia tấn công UAV bằng súng AK-74.
Dẫu vậy, binh sĩ Armenia với khả năng tác xạ chính xác tuyệt vời vẫn có thể hạ gục được các UAV của đối thủ bằng súng trường tấn công AK-74. Với việc nhiều binh sĩ cùng tác xạ hướng về phía mục tiêu, xác suất có thể bắn hạ UAV tăng cao rõ rệt. Nhưng với việc tiêu diệt được UAV bằng súng cá nhân cũng là một thành tích cực kỳ xuất sắc. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị súng trường bắn nổ tung trên bầu trời.
AK-74 là một mẫu vũ khí cá nhân được trang bị phổ biến trong quân đội Armenia bên cạnh AK-47 và AKM. Về cơ bản, đây là một phiên bản hiện đại hóa của AKM với việc chuyển sang sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm mới thay thế cho cỡ đạn 7.62x39mm tiêu chuẩn trước đó. Ngoài ra, súng cũng được trang bị một chụp bù giật kiểu mới giúp súng giảm đi đáng kể lực giật sau phát bắn. Ảnh: Binh sĩ Armenia với súng trường AK-74.
Việc sử dụng cỡ đạn mới cho phép súng đạt độ chính xác cao hơn và ít giật hơn đáng kể so với AK-47/AKM, tuy nhiên việc cỡ đạn nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với việc khả năng sát thương và sức công phá cũng bị giảm bớt. Dẫu vậy, với khả năng tác xạ tốt cũng như độ ổn định của súng, trong tầm bắn hiệu quả từ 400m trở lại thì UAV hoàn toàn có thể bị AK-74 tiêu diệt. Ảnh: Binh sĩ Armenia với một khẩu AK-74.
Dùng súng trường cá nhân tiêu diệt mục tiêu bay thấp không phải là chuyện hiếm, trong Chiến tranh Việt Nam, quân Giải phóng và bộ đội Bắc Việt đã có nhiều chiến công tiêu diệt máy bay địch bằng súng trường cá nhân. Điển hình như cựu chiến binh Nguyễn Thanh Kiếm đã tiêu diệt một trực thăng UH-1A của quân Mỹ bằng khẩu AK-47 của mình vào tết năm 1971. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường Karabakh.
Khác với AK-47 và các phiên bản của nó được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi cũng như chuyển giao dây chuyền sản xuất cho nhiều đồng minh của mình trên khắp thế giới, AK-74 lại là đứa con cưng cực kỳ độc đáo của lực lượng này. Chỉ có các nước từng thuộc khối Liên Xô cũ và khối Waszawa (trừ Triều Tiên) có được dây chuyền sản xuất và sử dụng súng trường tấn công AK-74. Nó với cỡ đạn 5.45x39mm đặc trưng chính là sự đúc kết mang tính hiệu quả cao mà cho đến tận ngày nay vẫn được quân đội Nga tin dùng, mới đây nhất là súng trường AK-12 mới cũng dùng cỡ đạn này. Ảnh: Lính Nga với một khẩu AK-74M.
Dẫu vậy, hiện nay trên chiến trường Karabakh, quân Armenia đang mất lợi thế trầm trọng, nhiều vùng kiểm soát đã bị rơi vào tay đối phương và nguy cơ bại trận đang thường trực ngay trước mắt. Có thể trong thời gian tới, Armenia sẽ đẩy mạnh cuộc tấn công để có thể tái chiếm lại các lãnh thổ đã mất nhưng với tình hình hiện nay vẫn là cực kỳ khó bởi sự hoạt động vô cùng hiệu quả của UAV Azerbaijan. Ảnh: Một binh sĩ Armenia với khẩu AK-74 của mình.
Video Binh sĩ Armenia bắn hạ UAV Azerbaijan bằng súng AK-74 - Nguồn: Avia Pro