Một trong những bài bơi khó nhất trong khóa huấn luyện lực lượng Đặc nhiệm SEAL hay còn biết tới với cái tên Đặc nhiệm Hải quân Mỹ đó là bài bơi trói tay dưới nước. Trong bài bơi này, chân và tay của người lính sẽ được trói lại với nhau bằng một loại dây trói đặc biệt. Và khi nhảy xuống nước tư thế của họ chẳng khác gì tự sát. Nguồn ảnh: BIVới loại dây trói này, người lính có thể tự giải thoát cho mình bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nếu làm vậy họ sẽ bị đánh trượt. Phần tập luyện bị trói dưới nước bao gồm 2 bài. Ở bài đầu tiên, người lính sẽ phải để cơ thể chìm xuống đáy bể, dậm chân bật lên mặt nước lấy hơi, rồi lại chìm dần, cứ như vậy trong 20 phút. Nguồn ảnh: Youtube.Ở bài thứ hai, người lính sẽ phải bơi trong tư thế cả hai chân và hai tay đều bị trói vòng quanh bể. Nguồn ảnh: BI.Trong bài này, người lính sẽ phải bơi với tư thể nghiêng người, nhịp nhàng ngóc đầu lên thở sau đó lại quẫy người như bơi bướm. Nguồn ảnh: Youtube.Tuy nhiên, phần thử thách khó nhất chính là bài cận chiến dưới nước. Bài tập này cũng có hai phần, một là cận chiến không có thiết bị hỗ trợ và cận chiến với đầy đủ thiết bị hỗ trợ trên người. Nguồn ảnh: SOF.Trong phần cận chiến không có thiết bị, người lính sẽ bị ôm, tóm và dìm xuống nước bởi các huấn luyện viên, nhiệm vụ của họ là phải thoát được ra khỏi sự kìm cặp đó và cố ngoi lên mặt nước để thở. Nguồn ảnh: Img.Trong bài bơi cận chiến có thiết bị, mục tiêu của các huấn luyện viên lại là giật ống thở và kính bơi của học viên. Nếu học viên trồi lên khỏi mặt nước họ cũng sẽ bị đánh trượt, họ sẽ phải giành lại ống thở của mình nếu bị huấn luyện viên giật mất. Nguồn ảnh: DM.Mặc dù khóa huấn luyện có vẻ hơi nghiêm trọng hóa các tình huống thực tế, tuy nhiên Hải quân Mỹ cho rằng nếu có thay đổi nào đó trong các bài huấn luyện đặc nhiệm hải quân của họ thì đó sẽ là tăng độ khó lên chứ giảm đi thì không bao giờ. Nguồn ảnh: NBC.Theo ghi nhận của tờ NBC, hàng năm phía Hải quân Mỹ báo cáo trung bình từ 4 tới 8 vụ thương vong trong lúc huấn luyện Đặc nhiệm Hải quân. Tuy nhiên do tân bình tham gia vào lực lượng này là hoàn toàn tự nguyện nên Hải quân Mỹ không phải đối mặt với bất cứ cáo buộc pháp lý nào xảy ra trong quá trình huấn luyện tân binh SEAL. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những bài bơi khó nhất trong khóa huấn luyện lực lượng Đặc nhiệm SEAL hay còn biết tới với cái tên Đặc nhiệm Hải quân Mỹ đó là bài bơi trói tay dưới nước. Trong bài bơi này, chân và tay của người lính sẽ được trói lại với nhau bằng một loại dây trói đặc biệt. Và khi nhảy xuống nước tư thế của họ chẳng khác gì tự sát. Nguồn ảnh: BI
Với loại dây trói này, người lính có thể tự giải thoát cho mình bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nếu làm vậy họ sẽ bị đánh trượt. Phần tập luyện bị trói dưới nước bao gồm 2 bài. Ở bài đầu tiên, người lính sẽ phải để cơ thể chìm xuống đáy bể, dậm chân bật lên mặt nước lấy hơi, rồi lại chìm dần, cứ như vậy trong 20 phút. Nguồn ảnh: Youtube.
Ở bài thứ hai, người lính sẽ phải bơi trong tư thế cả hai chân và hai tay đều bị trói vòng quanh bể. Nguồn ảnh: BI.
Trong bài này, người lính sẽ phải bơi với tư thể nghiêng người, nhịp nhàng ngóc đầu lên thở sau đó lại quẫy người như bơi bướm. Nguồn ảnh: Youtube.
Tuy nhiên, phần thử thách khó nhất chính là bài cận chiến dưới nước. Bài tập này cũng có hai phần, một là cận chiến không có thiết bị hỗ trợ và cận chiến với đầy đủ thiết bị hỗ trợ trên người. Nguồn ảnh: SOF.
Trong phần cận chiến không có thiết bị, người lính sẽ bị ôm, tóm và dìm xuống nước bởi các huấn luyện viên, nhiệm vụ của họ là phải thoát được ra khỏi sự kìm cặp đó và cố ngoi lên mặt nước để thở. Nguồn ảnh: Img.
Trong bài bơi cận chiến có thiết bị, mục tiêu của các huấn luyện viên lại là giật ống thở và kính bơi của học viên. Nếu học viên trồi lên khỏi mặt nước họ cũng sẽ bị đánh trượt, họ sẽ phải giành lại ống thở của mình nếu bị huấn luyện viên giật mất. Nguồn ảnh: DM.
Mặc dù khóa huấn luyện có vẻ hơi nghiêm trọng hóa các tình huống thực tế, tuy nhiên Hải quân Mỹ cho rằng nếu có thay đổi nào đó trong các bài huấn luyện đặc nhiệm hải quân của họ thì đó sẽ là tăng độ khó lên chứ giảm đi thì không bao giờ. Nguồn ảnh: NBC.
Theo ghi nhận của tờ NBC, hàng năm phía Hải quân Mỹ báo cáo trung bình từ 4 tới 8 vụ thương vong trong lúc huấn luyện Đặc nhiệm Hải quân. Tuy nhiên do tân bình tham gia vào lực lượng này là hoàn toàn tự nguyện nên Hải quân Mỹ không phải đối mặt với bất cứ cáo buộc pháp lý nào xảy ra trong quá trình huấn luyện tân binh SEAL. Nguồn ảnh: BI.