Chính thức trang bị và sản xuất từ năm 1958, trải qua hơn 60 năm, xe tăng T-55 tới hôm nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: PinterestTất nhiên, rất khó có thể phủ nhận rằng T-55 thực tế đã quá lỗi thời lạc hậu trong tác chiến hiện đại. Dù vẫn xông pha chiến trường tới tận hôm nay ở mặt trận Syria hay Libya, nhưng nhìn chung T-55 không an toàn trước các vũ khí chống tăng thế hệ mới. Đó là lý do, để đáp ứng yêu cầu của những người vẫn dùng T-55, nhiều quốc gia đã tung ra hàng loạt gói nâng cấp. Nguồn ảnh: News YahooVí dụ như ở Nga – cha đẻ của T-55, người ta từng đưa ra phiên bản T-55M5, T-55M6 nâng cấp giáp phản ứng nổ, thay pháo hoặc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Tất nhiên, các gói cải tiến này khá đắt tiền vì thay mới hầu như toàn bộ khí tài cũ. Nguồn ảnh: Mod DBCũng có những quốc gia tự lực nâng cấp với phương án độc đáo và rẻ tiền hơn. Ví dụ điển hình là Peru, năm 2005, nước này triển khai chương trình DIEDE 2005 nâng cấp 300 chiếc T-55 đang phục vụ lên chuẩn T-55M1 Leon 1 với cách làm vô cùng bất ngờ, thú vị. Nguồn ảnh: Sputnik InternationalGói nâng cấp trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới cho T-55 gồm laser đo xa và bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka-2M gắn hai bên tháp pháo (cơ số tới 4 đạn). Nguồn ảnh: DefensionemCách làm này không can thiệp sâu vào thay đổi phần cứng trong xe để bắn tên lửa chống tăng, chủ yếu là trang bị thêm hệ thống dẫn bắn tích hợp, đạn tên lửa có thể tận dụng từ các tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác cá nhân AT-3. Tất nhiên, kiểu bố trí này cũng khá nguy hiểm khi đối phương có thể nhắm bắn gây hỏng hoặc gây nổ bệ phóng đạn khá dễ dàng. Nguồn ảnh: PinterestThấy được nhược điểm của phương án Leon 1, sau này Peru tiếp tục đề án nâng cấp T-55M2A1 Leon 2 nâng cấp sâu hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép pháo 100mm D-10T2S phóng được tên lửa chống tăng 9M117 qua nòng, tầm bắn 6.000m. Nguồn ảnh: WikipediaT-55M2A1 cũng được thay mới động cơ 630 mã lực mạnh mẽ hơn, đảm bảo khả năng cơ động khi trọng lượng tăng thêm một chút. Pháo chính hai phiên bản Leon có thể bắn được đạn xuyên thép APFSDS M-43A1/M-43A3 đạt tầm bắn 2,6km. Nguồn ảnh: Palba.czNgoài ra, Quân đội Peru từng hợp tác với Cục thiết kế Kharkiv của Ukraine tiến hành dự án "lột xác" T-55 lên chuẩn Typhoon-2 hay còn gọi là T-55AGM. Phiên bản này thay thế gần như 100% các khí tài, thiết bị cơ khí T-55 cũ. Có chăng, người ta chỉ còn giữ lại khung thân ban đầu, còn mọi thứ thay và đắp mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: deagel.comT-55 Typhoon trang bị pháo 125mm KBM-1M có thể tiêu diệt xe tăng bằng đạn APFSDS cách 3,5km, phóng tên lửa chống tăng tầm 5km. Xe được đắp giáp phản ứng nổ Nosh, có thể trang bị hệ thống phòng ngự chủ động. Động cơ được nâng lên công suất 1.050hp cho phép đạt tốc độ 75km/h. Đáng tiếc là có thể do giá thành khiến Peru không thực hiện đề án này. Nguồn ảnh: imgur.comNgoài ra, Uralvagonzavod (Nga) từng chào hàng Peru nâng cấp T-55 lên chuẩn xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT với hỏa lực hai pháo tự động 30mm; 2 súng phóng lựu 30mm và 4 tên lửa chống tăng Ataka-V. Nguồn ảnh: WikipediaVideo phiên bản nâng cấp M-55S lột xác T-55. Nguồn: Youtube
Chính thức trang bị và sản xuất từ năm 1958, trải qua hơn 60 năm, xe tăng T-55 tới hôm nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest
Tất nhiên, rất khó có thể phủ nhận rằng T-55 thực tế đã quá lỗi thời lạc hậu trong tác chiến hiện đại. Dù vẫn xông pha chiến trường tới tận hôm nay ở mặt trận Syria hay Libya, nhưng nhìn chung T-55 không an toàn trước các vũ khí chống tăng thế hệ mới. Đó là lý do, để đáp ứng yêu cầu của những người vẫn dùng T-55, nhiều quốc gia đã tung ra hàng loạt gói nâng cấp. Nguồn ảnh: News Yahoo
Ví dụ như ở Nga – cha đẻ của T-55, người ta từng đưa ra phiên bản T-55M5, T-55M6 nâng cấp giáp phản ứng nổ, thay pháo hoặc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Tất nhiên, các gói cải tiến này khá đắt tiền vì thay mới hầu như toàn bộ khí tài cũ. Nguồn ảnh: Mod DB
Cũng có những quốc gia tự lực nâng cấp với phương án độc đáo và rẻ tiền hơn. Ví dụ điển hình là Peru, năm 2005, nước này triển khai chương trình DIEDE 2005 nâng cấp 300 chiếc T-55 đang phục vụ lên chuẩn T-55M1 Leon 1 với cách làm vô cùng bất ngờ, thú vị. Nguồn ảnh: Sputnik International
Gói nâng cấp trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới cho T-55 gồm laser đo xa và bệ phóng tên lửa chống tăng Malyutka-2M gắn hai bên tháp pháo (cơ số tới 4 đạn). Nguồn ảnh: Defensionem
Cách làm này không can thiệp sâu vào thay đổi phần cứng trong xe để bắn tên lửa chống tăng, chủ yếu là trang bị thêm hệ thống dẫn bắn tích hợp, đạn tên lửa có thể tận dụng từ các tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác cá nhân AT-3. Tất nhiên, kiểu bố trí này cũng khá nguy hiểm khi đối phương có thể nhắm bắn gây hỏng hoặc gây nổ bệ phóng đạn khá dễ dàng. Nguồn ảnh: Pinterest
Thấy được nhược điểm của phương án Leon 1, sau này Peru tiếp tục đề án nâng cấp T-55M2A1 Leon 2 nâng cấp sâu hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép pháo 100mm D-10T2S phóng được tên lửa chống tăng 9M117 qua nòng, tầm bắn 6.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-55M2A1 cũng được thay mới động cơ 630 mã lực mạnh mẽ hơn, đảm bảo khả năng cơ động khi trọng lượng tăng thêm một chút. Pháo chính hai phiên bản Leon có thể bắn được đạn xuyên thép APFSDS M-43A1/M-43A3 đạt tầm bắn 2,6km. Nguồn ảnh: Palba.cz
Ngoài ra, Quân đội Peru từng hợp tác với Cục thiết kế Kharkiv của Ukraine tiến hành dự án "lột xác" T-55 lên chuẩn Typhoon-2 hay còn gọi là T-55AGM. Phiên bản này thay thế gần như 100% các khí tài, thiết bị cơ khí T-55 cũ. Có chăng, người ta chỉ còn giữ lại khung thân ban đầu, còn mọi thứ thay và đắp mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: deagel.com
T-55 Typhoon trang bị pháo 125mm KBM-1M có thể tiêu diệt xe tăng bằng đạn APFSDS cách 3,5km, phóng tên lửa chống tăng tầm 5km. Xe được đắp giáp phản ứng nổ Nosh, có thể trang bị hệ thống phòng ngự chủ động. Động cơ được nâng lên công suất 1.050hp cho phép đạt tốc độ 75km/h. Đáng tiếc là có thể do giá thành khiến Peru không thực hiện đề án này. Nguồn ảnh: imgur.com
Ngoài ra, Uralvagonzavod (Nga) từng chào hàng Peru nâng cấp T-55 lên chuẩn xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT với hỏa lực hai pháo tự động 30mm; 2 súng phóng lựu 30mm và 4 tên lửa chống tăng Ataka-V. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video phiên bản nâng cấp M-55S lột xác T-55. Nguồn: Youtube