Trong một bộ phim tàu liệu được kênh truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc phát sóng gần đây nhân kỷ hiệm 60 năm ngày lực lượng tên lửa Trung Quốc cho thấy, tên lửa HQ-2 hay còn gọi là Hồng Kỳ-2, xuất hiện song song với các dòng tên lửa đất đối không mới nhất của phòng không Trung Quốc, điều này có thể thấy HQ-2 vẫn còn vai trò nhất định trong lực lượng phòng không của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Sina.Theo như những thước phim được CCTV đăng tải, tên lửa HQ-2 sử dụng cụm hệ thống radar khác so với phiên bản gốc của tên lửa Liên Xô là S-75 Dvina, thậm chí có hệ thống radar tương đương với tên lửa S-125 - cho thấy sự nâng cấp, cải tiến cực kỳ đáng giá của Bắc Kinh trong nỗ lực hiện đại hoá loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, hệ thống tên lửa HQ-2 của Trung Quốc thậm chí đã được trang bị thêm cả hệ thống ECCM để áp chế hệ thống ECM System-12 được sử dụng trên chiếc U-2 do Không quân Đài Loan sở hữu. Nguồn ảnh: Sina.Về cơ bản, loại tên lửa phòng không chiến lược này không có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo. HQ-2 cũng sử dụng tên lửa có trọng lượng khoảng 2,3 tấn, dài 10.600 mm và có đường kính 700mm. Nguồn ảnh: Sina.Đầu đạn nổ của loại tên lửa Trung quốc này có trọng lượng 200 kg và là đầu đạn nổ mảnh. Đầu đạn có khả năng nổ cận đích, nổ tự huỷ hoặc nổ theo mệnh lệnh từ xe phóng. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa phòng không HQ-2 có hai tầng tương đương với hai giai đoạn phóng, giai đoạn đầu tiên nó sẽ sử dụng nhiên liệu rắn để tăng gia tốc, giai đoạn thứ hai sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tổng cộng, tên lửa HQ-2 có tầm bắn tới 45 km. Nguồn ảnh: Sina.Trần bay tối đa của loại tên lửa này là 25.000 mét. Thời gian nạp trước phóng của tên lửa chỉ 5 giây và thời gian bay chỉ khoảng 20 giây trước khi hết tầm. Tốc độ của HQ-2 vào khoảng Mach 3,5. Nguồn ảnh: Sina.Khoảng 20 năm trước, Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa S-75 Dvina cho phía Iran. Mặc dù ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuy nhiên công nghệ chế tạo HQ-2 của Bắc Kinh vẫn cực kỳ hữu dụng với Iran ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc cũng viện trợ cho lực lượng tên lửa Việt Nam một số lượng lớn tên lửa HQ-2 do nước này tự sản xuất. Những tên lửa HQ-2 của Trung Quốc và S-75 của Liên Xô trên chiến trường Việt Nam đã tỏ ra hiệu quả không thua kém nhau và góp phần quan trọng trong chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc trường kỳ kháng chiến này. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ khiêu vũ với tử thần S-75 Dvina trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong một bộ phim tàu liệu được kênh truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc phát sóng gần đây nhân kỷ hiệm 60 năm ngày lực lượng tên lửa Trung Quốc cho thấy, tên lửa HQ-2 hay còn gọi là Hồng Kỳ-2, xuất hiện song song với các dòng tên lửa đất đối không mới nhất của phòng không Trung Quốc, điều này có thể thấy HQ-2 vẫn còn vai trò nhất định trong lực lượng phòng không của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Sina.
Theo như những thước phim được CCTV đăng tải, tên lửa HQ-2 sử dụng cụm hệ thống radar khác so với phiên bản gốc của tên lửa Liên Xô là S-75 Dvina, thậm chí có hệ thống radar tương đương với tên lửa S-125 - cho thấy sự nâng cấp, cải tiến cực kỳ đáng giá của Bắc Kinh trong nỗ lực hiện đại hoá loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, hệ thống tên lửa HQ-2 của Trung Quốc thậm chí đã được trang bị thêm cả hệ thống ECCM để áp chế hệ thống ECM System-12 được sử dụng trên chiếc U-2 do Không quân Đài Loan sở hữu. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, loại tên lửa phòng không chiến lược này không có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo. HQ-2 cũng sử dụng tên lửa có trọng lượng khoảng 2,3 tấn, dài 10.600 mm và có đường kính 700mm. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu đạn nổ của loại tên lửa Trung quốc này có trọng lượng 200 kg và là đầu đạn nổ mảnh. Đầu đạn có khả năng nổ cận đích, nổ tự huỷ hoặc nổ theo mệnh lệnh từ xe phóng. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa phòng không HQ-2 có hai tầng tương đương với hai giai đoạn phóng, giai đoạn đầu tiên nó sẽ sử dụng nhiên liệu rắn để tăng gia tốc, giai đoạn thứ hai sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tổng cộng, tên lửa HQ-2 có tầm bắn tới 45 km. Nguồn ảnh: Sina.
Trần bay tối đa của loại tên lửa này là 25.000 mét. Thời gian nạp trước phóng của tên lửa chỉ 5 giây và thời gian bay chỉ khoảng 20 giây trước khi hết tầm. Tốc độ của HQ-2 vào khoảng Mach 3,5. Nguồn ảnh: Sina.
Khoảng 20 năm trước, Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa S-75 Dvina cho phía Iran. Mặc dù ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuy nhiên công nghệ chế tạo HQ-2 của Bắc Kinh vẫn cực kỳ hữu dụng với Iran ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc cũng viện trợ cho lực lượng tên lửa Việt Nam một số lượng lớn tên lửa HQ-2 do nước này tự sản xuất. Những tên lửa HQ-2 của Trung Quốc và S-75 của Liên Xô trên chiến trường Việt Nam đã tỏ ra hiệu quả không thua kém nhau và góp phần quan trọng trong chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc trường kỳ kháng chiến này. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ khiêu vũ với tử thần S-75 Dvina trong Chiến tranh Việt Nam.