Không quân Ấn Độ mới đây đã nhận những chiếc tiêm kích đa năng Rafale đầu tiên trong tổng số 36 chiếc đã đặt hàng, họ còn dự định sẽ mua sắm tới 126 máy bay thuộc các lô đặt hàng tiếp theo.Việc Ấn Độ không tiếp tục đặt mua tiêm kích đa năng Su-30MKI bất chấp họ đang duy trì phi đội rất lớn và còn dự định nâng cấp lên chuẩn Super 30 được coi là bất ngờ lớn.Nhưng theo đại diện không quân Ấn Độ, việc họ lựa chọn Rafale vì chiếc tiêm kích này có nhiều ưu điểm hơn hẳn Su-30MKI về cả tính năng kỹ chiến thuật lẫn độ tin cậy trong khai thác.Đến lúc này lại xuất hiện luồng ý kiến khác, đó là tại sao Ấn Độ không mua phiên bản cao cấp hơn của gia đình tiêm kích Sukhoi đó chính là chiến đấu cơ đa năng Su-35?Lý do khiến Ấn Độ từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga được giải thích là do sự không phù hợp của chiếc tiêm kích này so với sự kỳ vọng của không quân Ấn Độ.Theo báo chí Ấn Độ, trên thực tế Su-35 của Nga tệ hơn nhiều so với chiếc Rafale của Pháp mặc dù chúng rẻ hơn, do vậy không quân Ấn Độ đã quyết định từ chối và không có ý định xem xét mua sắm trong tương lai.So với các máy bay chiến đấu của Pháp, Su-35 của Nga có khả năng chiến đấu gần như ngang bằng, nhưng chiếc tiêm kích này không phù hợp để hoạt động trên các hàng không mẫu hạm.Với thực tế là Ấn Độ dự định bắt đầu đưa tàu sân bay nội địa vào hoạt động, chiếc Rafale của Pháp thực sự dễ chấp nhận hơn đối với New Delhi khi họ còn có thể mua phiên bản hải quân Rafale-M."Trên thực tế, các đặc điểm chung của Rafale cho thấy đây là một mô hình có thể được sử dụng trên chiến hạm. Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp sử dụng máy bay chiến đấu Rafale-M"."Ấn Độ cũng có kế hoạch chế tạo tàu sân bay mới, vì vậy họ mong muốn chọn một mô hình tiêm kích hạm có thể dựa vào để đặt niềm tin trong tương lai là điều dễ hiểu"."Về vấn đề này, Su-35 thực sự là một sự lựa chọn tệ hơn và không đáp ứng các yêu cầu của New Delhi khi thiếu hoàn toàn khả năng tùy biến", truyền thông Ấn Độ cho biết.Cần phải làm rõ rằng tiêm kích đa năng Su-35 của Nga thực sự không thể được sử dụng trên các hàng không mẫu hạm khi nó yêu cầu quãng đường cất hạ cánh khá dài.Tuy nhiên dự kiến trong tương lai gần, các máy bay chiến đấu Su-35 sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa và được kỳ vọng sẽ nhận thêm tính năng độc đáo như trên.Mặc dù vậy không quân và hải quân Ấn Độ chẳng thể nào kiên nhẫn chờ đợi phiên bản hải quân của Su-35, vì tiến độ hoàn thành các dự án vũ khí mới của Nga thường là chậm chạp.Việc Ấn Độ đặt niềm tin vào một chiến đấu cơ đã khẳng định được tính năng và độ tin cậy tỏ ra hợp lý hơn so với sản phẩm chưa được định hình một cách rõ ràng.
Không quân Ấn Độ mới đây đã nhận những chiếc tiêm kích đa năng Rafale đầu tiên trong tổng số 36 chiếc đã đặt hàng, họ còn dự định sẽ mua sắm tới 126 máy bay thuộc các lô đặt hàng tiếp theo.
Việc Ấn Độ không tiếp tục đặt mua tiêm kích đa năng Su-30MKI bất chấp họ đang duy trì phi đội rất lớn và còn dự định nâng cấp lên chuẩn Super 30 được coi là bất ngờ lớn.
Nhưng theo đại diện không quân Ấn Độ, việc họ lựa chọn Rafale vì chiếc tiêm kích này có nhiều ưu điểm hơn hẳn Su-30MKI về cả tính năng kỹ chiến thuật lẫn độ tin cậy trong khai thác.
Đến lúc này lại xuất hiện luồng ý kiến khác, đó là tại sao Ấn Độ không mua phiên bản cao cấp hơn của gia đình tiêm kích Sukhoi đó chính là chiến đấu cơ đa năng Su-35?
Lý do khiến Ấn Độ từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga được giải thích là do sự không phù hợp của chiếc tiêm kích này so với sự kỳ vọng của không quân Ấn Độ.
Theo báo chí Ấn Độ, trên thực tế Su-35 của Nga tệ hơn nhiều so với chiếc Rafale của Pháp mặc dù chúng rẻ hơn, do vậy không quân Ấn Độ đã quyết định từ chối và không có ý định xem xét mua sắm trong tương lai.
So với các máy bay chiến đấu của Pháp, Su-35 của Nga có khả năng chiến đấu gần như ngang bằng, nhưng chiếc tiêm kích này không phù hợp để hoạt động trên các hàng không mẫu hạm.
Với thực tế là Ấn Độ dự định bắt đầu đưa tàu sân bay nội địa vào hoạt động, chiếc Rafale của Pháp thực sự dễ chấp nhận hơn đối với New Delhi khi họ còn có thể mua phiên bản hải quân Rafale-M.
"Trên thực tế, các đặc điểm chung của Rafale cho thấy đây là một mô hình có thể được sử dụng trên chiến hạm. Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp sử dụng máy bay chiến đấu Rafale-M".
"Ấn Độ cũng có kế hoạch chế tạo tàu sân bay mới, vì vậy họ mong muốn chọn một mô hình tiêm kích hạm có thể dựa vào để đặt niềm tin trong tương lai là điều dễ hiểu".
"Về vấn đề này, Su-35 thực sự là một sự lựa chọn tệ hơn và không đáp ứng các yêu cầu của New Delhi khi thiếu hoàn toàn khả năng tùy biến", truyền thông Ấn Độ cho biết.
Cần phải làm rõ rằng tiêm kích đa năng Su-35 của Nga thực sự không thể được sử dụng trên các hàng không mẫu hạm khi nó yêu cầu quãng đường cất hạ cánh khá dài.
Tuy nhiên dự kiến trong tương lai gần, các máy bay chiến đấu Su-35 sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa và được kỳ vọng sẽ nhận thêm tính năng độc đáo như trên.
Mặc dù vậy không quân và hải quân Ấn Độ chẳng thể nào kiên nhẫn chờ đợi phiên bản hải quân của Su-35, vì tiến độ hoàn thành các dự án vũ khí mới của Nga thường là chậm chạp.
Việc Ấn Độ đặt niềm tin vào một chiến đấu cơ đã khẳng định được tính năng và độ tin cậy tỏ ra hợp lý hơn so với sản phẩm chưa được định hình một cách rõ ràng.