Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tải loạt ảnh hiếm về sư đoàn phòng không trang bị tên lửa tầm trung HQ-16A – một trong những loại tên lửa đất đối không cự ly trung bình hiện đại nhất của nước này hiện nay. Nguồn ảnh: SinaĐáng tiếc là không có tài liệu về quy mô một sư đoàn HQ-16A gồm những bộ phận nào. Theo hình ảnh được công bố thì sư đoàn này trưng ra 12 xe phóng tự hành + 12 xe tiếp đạn + một xe radar trinh sát cỡ lớn và thêm vào đó là một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành HQ-17. Nguồn ảnh: SinaTheo các nguồn tin, một khẩu đội HQ-16 gồm 4 phóng tự hành, một xe chỉ huy và hai xe radar kèm với khí tài đảm bảo, hỗ trợ chiến đấu khác. Như vậy, một sư đoàn có thể gồm 4 khẩu đội. Nguồn ảnh: SinaMột bệ phóng tự hành kết cấu 8 ống phóng. Nguồn ảnh: SinaGóc ảnh này cho thấy có xe phóng tự hành tổ hợp phòng không HQ-17 và một xe trinh sát thiết kế kiểu Nga. Nguồn ảnh: SinaLoại radar với anten cỡ lớn ở góc trái ảnh có lẽ là radar trinh sát cảnh giới tầm xa trang bị cho cấp sư đoàn vì radar của tổ hợp HQ-16 không “đồ sộ” tới vậy. Nguồn ảnh: SinaNgoài HQ-17, sư đoàn còn có các đơn vị bảo vệ sử dụng tên lửa vác vai để đối phó mục tiêu bay thấp và cực thấp. Nguồn ảnh: SinaHQ-16 là tổ hợp phòng không tầm trung được Quân đội Trung Quốc phát triển năm 2005 trên cơ sở hệ thống phòng không hải quân Shtil. Tuy vậy, chủ yếu họ chỉ sử dụng lại đạn tên lửa, trong khi các thành phần khí tài khác đều được thiết kế lại phù hợp tác chiến trên bộ. Nguồn ảnh: Military-TodayĐạn tên lửa HQ-16 có tầm bắn tối đa khoảng 40km, nhưng chỉ tiêu diệt được tên lửa hành trình ở cự ly khoảng 3,5-18km, tầm cao tác xạ mục tiêu lên tới 18km, tỉ lệ đánh chặn một đạn - một máy bay khoảng 85%. Nguồn ảnh: China MilitaryTrong khi đó HQ-17 à phiên bản Tor-M1 của Nga nhưng được Trung Quốc sản xuất với những cải tiến riêng. Năm 1996, Bắc Kinh đặt hàng 14 bệ phóng Tor-M1 và nhận chúng năm 2000. Nguồn ảnh: zb.81.cnSau đó, có khả năng họ đã sao chép và cải tiến lại Tor-M1 để tạo ra HQ-17. So với bản Tor của Nga, HQ-17 tích hợp hệ thống nhận dạng địch - ta trên đỉnh trục radar mạng pha điện tử, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và có khả năng kết nối với mạng phòng không Trung Quốc. Nguồn ảnh: zb.81.cnHQ-17 được trang bị kiểu đạn tên lửa có tầm bắn khoảng 12km, trần bay 6km. Nguồn ảnh: zb.81.cnVideo tên lửa HQ-16 Trung Quốc đánh chặn mục tiêu tên lửa hành trình ở độ cao 4,5km. Nguồn: CCTV
Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tải loạt ảnh hiếm về sư đoàn phòng không trang bị tên lửa tầm trung HQ-16A – một trong những loại tên lửa đất đối không cự ly trung bình hiện đại nhất của nước này hiện nay. Nguồn ảnh: Sina
Đáng tiếc là không có tài liệu về quy mô một sư đoàn HQ-16A gồm những bộ phận nào. Theo hình ảnh được công bố thì sư đoàn này trưng ra 12 xe phóng tự hành + 12 xe tiếp đạn + một xe radar trinh sát cỡ lớn và thêm vào đó là một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành HQ-17. Nguồn ảnh: Sina
Theo các nguồn tin, một khẩu đội HQ-16 gồm 4 phóng tự hành, một xe chỉ huy và hai xe radar kèm với khí tài đảm bảo, hỗ trợ chiến đấu khác. Như vậy, một sư đoàn có thể gồm 4 khẩu đội. Nguồn ảnh: Sina
Một bệ phóng tự hành kết cấu 8 ống phóng. Nguồn ảnh: Sina
Góc ảnh này cho thấy có xe phóng tự hành tổ hợp phòng không HQ-17 và một xe trinh sát thiết kế kiểu Nga. Nguồn ảnh: Sina
Loại radar với anten cỡ lớn ở góc trái ảnh có lẽ là radar trinh sát cảnh giới tầm xa trang bị cho cấp sư đoàn vì radar của tổ hợp HQ-16 không “đồ sộ” tới vậy. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài HQ-17, sư đoàn còn có các đơn vị bảo vệ sử dụng tên lửa vác vai để đối phó mục tiêu bay thấp và cực thấp. Nguồn ảnh: Sina
HQ-16 là tổ hợp phòng không tầm trung được Quân đội Trung Quốc phát triển năm 2005 trên cơ sở hệ thống phòng không hải quân Shtil. Tuy vậy, chủ yếu họ chỉ sử dụng lại đạn tên lửa, trong khi các thành phần khí tài khác đều được thiết kế lại phù hợp tác chiến trên bộ. Nguồn ảnh: Military-Today
Đạn tên lửa HQ-16 có tầm bắn tối đa khoảng 40km, nhưng chỉ tiêu diệt được tên lửa hành trình ở cự ly khoảng 3,5-18km, tầm cao tác xạ mục tiêu lên tới 18km, tỉ lệ đánh chặn một đạn - một máy bay khoảng 85%. Nguồn ảnh: China Military
Trong khi đó HQ-17 à phiên bản Tor-M1 của Nga nhưng được Trung Quốc sản xuất với những cải tiến riêng. Năm 1996, Bắc Kinh đặt hàng 14 bệ phóng Tor-M1 và nhận chúng năm 2000. Nguồn ảnh: zb.81.cn
Sau đó, có khả năng họ đã sao chép và cải tiến lại Tor-M1 để tạo ra HQ-17. So với bản Tor của Nga, HQ-17 tích hợp hệ thống nhận dạng địch - ta trên đỉnh trục radar mạng pha điện tử, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và có khả năng kết nối với mạng phòng không Trung Quốc. Nguồn ảnh: zb.81.cn
HQ-17 được trang bị kiểu đạn tên lửa có tầm bắn khoảng 12km, trần bay 6km. Nguồn ảnh: zb.81.cn
Video tên lửa HQ-16 Trung Quốc đánh chặn mục tiêu tên lửa hành trình ở độ cao 4,5km. Nguồn: CCTV