Khi nhắc tới Quân đội Israel, người ta thường nghĩ ngay tới việc đây là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông, hàng top thế giới. Thế nhưng, điều đó xem ra chỉ đúng với không quân, lục quân, hải quân thì khiến người ta phải ngỡ ngàng vì lực lượng tàu chiến khá "bé bỏng", thiếu vắng tàu cỡ bự dù Israel thừa khả năng làm được điều đó. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu vậy, “kỷ nguyên tàu bé” đang dần kết thúc khi mà vào năm 2015 Hải quân Israel “lần đầu tiên trong lịch sử” đặt chế tạo loạt 4 tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Dự kiến, trong 1-2 năm tới chiếc tàu chiến 2.000 tấn đầu tiên sẽ chính thức có mặt trong Hải quân Israel. Nguồn ảnh: WikipediaLớp tàu được định là Sa'ar 6 được chế tạo theo thiết kế tàu hộ vệ MEKO-100 của Đức, nhưng tích hợp phần lớn công nghệ vũ khí - điện tử của Israel. Tàu hộ vệ Sa’ar 6 có chiều dài 90m, chiều rộng 13,2m, chiều cao 21,5m và lượng giãn nước xấp xỉ 2.000 tấn cùng thủy thủ đoàn tối đa 70 người. Đơn giá một chiếc ước tính 480 triệu USD. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, dù chỉ có lượng giãn nước tương đương tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam nhưng tham số kỹ thuật, khả năng tác chiến của Sa’ar-6 mạnh tới mức gần “tiệm cận” với các tàu khu trục 5.000-7.000 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaThật vậy, con tàu được trang bị radar mạng pha chủ động thuộc hàng tiên tiến nhất EL/M-2248 MF-STAR được cho là có thể phát hiện cả máy bay tàng hình, tầm trinh sát mục tiêu máy bay ở tầm cao đến 250km. Theo các nguồn tin, ELM-2248 được đánh giá là tương đương với radar AN/SPY-1D trên hệ thống Aegis nhưng có anten nhỏ hơn. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống phòng không của tàu cũng đương mạnh so với kích cỡ chỉ 2.000 tấn với năng lực bảo vệ cấp biên đội kết hợp phòng thủ điểm. Cụ thể, Sa'ar-6 trang bị hệ thống phòng không tầm trung Barak-8 có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, ngoại trừ tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: WikipediaBarak-8 được triển khai bằng hệ thống phóng thẳng đứng, có tầm bắn hiệu quả đến 70km. Tên lửa Barak 8 đã thể hiện khả năng đánh chặn nổi bật trong nhiều tình huống trên thực địa trong tác chiến phản công bao vây quy mô lớn. Ngoài ra, tên lửa còn có thể được trang bị thêm động cơ đẩy phụ nhằm gia tăng tầm bắn và một hệ thống liên kết dữ liệu độc lập hỗ trợ theo dấu nhiều mục tiêu cùng lúc và tối ưu hóa khả năng phòng thủ trong một khu vực rộng. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, ngoài Barak 8, Sa'ar 6 còn được bổ sung cả hệ thống tên lửa tầm gần C-Dome - phiên bản của tổ hợp Iron-Dome nổi tiếng. Nó có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 2 tới 40km. Tên lửa của hệ thống C-Dome rất linh hoạt và khả năng thay đổi góc bay nhanh cho phép đánh chặn những mục tiêu cơ động nhất. Thiết bị kích nổ gần mục tiêu tối tân làm gia tăng tính sát thương và đầu đạn có uy lực cao của nó cho phép gia tăng khả năng hủy diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaVề năng lực chống hạm, hiện Israel vẫn chưa lựa chọn cái tên nào, nhưng xem ra chỉ dùng một trong 3 loại gồm: Gabriel, Harpoon và RBS 15 Mk3. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng ngạc nhiên, người ta dự tính tích hợp cho Sa'ar-6 tới 16 quả tên lửa - gấp đôi cả số tên lửa Uran của Gepard dù kích cỡ đạn tương đương. Trong khi đó, họ đã nhồi tới hai hệ thống phòng không, ngoài ra đủ bộ pháo nhỏ pháo lớn, ngư lôi chống ngầm, trực thăng chống ngầm. Nguồn ảnh: Navy RecognitionCụ thể, về hỏa lực pháo, Sa'ar 6 trang bị pháo hạm tốc độ cao Oto Melara 76,2mm có tầm bắn 15km, tốc độ bắn hơn 100 phát/phút. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp pháo tự động Typhoon cỡ 25-30mm. Nguồn ảnh: WikipediaVideo tham quan tàu hộ vệ lớp Sa'ar 5 của Israel. Nguồn: Youtube
Khi nhắc tới Quân đội Israel, người ta thường nghĩ ngay tới việc đây là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông, hàng top thế giới. Thế nhưng, điều đó xem ra chỉ đúng với không quân, lục quân, hải quân thì khiến người ta phải ngỡ ngàng vì lực lượng tàu chiến khá "bé bỏng", thiếu vắng tàu cỡ bự dù Israel thừa khả năng làm được điều đó. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, “kỷ nguyên tàu bé” đang dần kết thúc khi mà vào năm 2015 Hải quân Israel “lần đầu tiên trong lịch sử” đặt chế tạo loạt 4 tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Dự kiến, trong 1-2 năm tới chiếc tàu chiến 2.000 tấn đầu tiên sẽ chính thức có mặt trong Hải quân Israel. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lớp tàu được định là Sa'ar 6 được chế tạo theo thiết kế tàu hộ vệ MEKO-100 của Đức, nhưng tích hợp phần lớn công nghệ vũ khí - điện tử của Israel. Tàu hộ vệ Sa’ar 6 có chiều dài 90m, chiều rộng 13,2m, chiều cao 21,5m và lượng giãn nước xấp xỉ 2.000 tấn cùng thủy thủ đoàn tối đa 70 người. Đơn giá một chiếc ước tính 480 triệu USD. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, dù chỉ có lượng giãn nước tương đương tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam nhưng tham số kỹ thuật, khả năng tác chiến của Sa’ar-6 mạnh tới mức gần “tiệm cận” với các tàu khu trục 5.000-7.000 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, con tàu được trang bị radar mạng pha chủ động thuộc hàng tiên tiến nhất EL/M-2248 MF-STAR được cho là có thể phát hiện cả máy bay tàng hình, tầm trinh sát mục tiêu máy bay ở tầm cao đến 250km. Theo các nguồn tin, ELM-2248 được đánh giá là tương đương với radar AN/SPY-1D trên hệ thống Aegis nhưng có anten nhỏ hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng không của tàu cũng đương mạnh so với kích cỡ chỉ 2.000 tấn với năng lực bảo vệ cấp biên đội kết hợp phòng thủ điểm. Cụ thể, Sa'ar-6 trang bị hệ thống phòng không tầm trung Barak-8 có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, ngoại trừ tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Barak-8 được triển khai bằng hệ thống phóng thẳng đứng, có tầm bắn hiệu quả đến 70km. Tên lửa Barak 8 đã thể hiện khả năng đánh chặn nổi bật trong nhiều tình huống trên thực địa trong tác chiến phản công bao vây quy mô lớn. Ngoài ra, tên lửa còn có thể được trang bị thêm động cơ đẩy phụ nhằm gia tăng tầm bắn và một hệ thống liên kết dữ liệu độc lập hỗ trợ theo dấu nhiều mục tiêu cùng lúc và tối ưu hóa khả năng phòng thủ trong một khu vực rộng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, ngoài Barak 8, Sa'ar 6 còn được bổ sung cả hệ thống tên lửa tầm gần C-Dome - phiên bản của tổ hợp Iron-Dome nổi tiếng. Nó có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 2 tới 40km. Tên lửa của hệ thống C-Dome rất linh hoạt và khả năng thay đổi góc bay nhanh cho phép đánh chặn những mục tiêu cơ động nhất. Thiết bị kích nổ gần mục tiêu tối tân làm gia tăng tính sát thương và đầu đạn có uy lực cao của nó cho phép gia tăng khả năng hủy diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về năng lực chống hạm, hiện Israel vẫn chưa lựa chọn cái tên nào, nhưng xem ra chỉ dùng một trong 3 loại gồm: Gabriel, Harpoon và RBS 15 Mk3. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng ngạc nhiên, người ta dự tính tích hợp cho Sa'ar-6 tới 16 quả tên lửa - gấp đôi cả số tên lửa Uran của Gepard dù kích cỡ đạn tương đương. Trong khi đó, họ đã nhồi tới hai hệ thống phòng không, ngoài ra đủ bộ pháo nhỏ pháo lớn, ngư lôi chống ngầm, trực thăng chống ngầm. Nguồn ảnh: Navy Recognition
Cụ thể, về hỏa lực pháo, Sa'ar 6 trang bị pháo hạm tốc độ cao Oto Melara 76,2mm có tầm bắn 15km, tốc độ bắn hơn 100 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp pháo tự động Typhoon cỡ 25-30mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video tham quan tàu hộ vệ lớp Sa'ar 5 của Israel. Nguồn: Youtube