Tập đoàn Máy bay United của Nga gần đây đã thông báo, các kỹ sư của hãng MiG đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho hệ thống điều khiển bay phức hợp, của máy bay chiến đấu MiG-35; hệ thống này có thể tự động xử lý, khi máy bay vượt quá góc tấn.Với trang bị hệ thống kiểm soát bay, phi công tiêm kích có thể vận hành máy bay theo ý muốn trong không chiến, và hệ thống điều khiển bay sẽ tự động điều chỉnh cho máy bay không rơi vào vòng xoáy, do vượt quá góc tấn tối đa cho phép; hiện thực hóa khả năng kiểm soát, mà không cần can thiệp của phi công.Ưu điểm lớn thứ hai của hệ thống điều khiển bay mới, đó là giúp chiến đấu cơ MiG-35 có thể hiển thị mức quá tải tối đa cho phép của máy bay, khi sử dụng bất kể loại vũ khí bên ngoài của máy bay. Nhất là những động tác cơ động phóng tên lửa.Hiện tại, hệ thống điều khiển bay bằng kỹ thuật số hoàn toàn mới này, đã được trang bị cho các tiêm kích MiG-35 và MiG-29M/M2. Sự kiện này đánh dấu 44 năm, sau chuyến bay đầu tiên của MiG-29, công nghệ tiên tiến cuối cùng, đã được triển khai trên chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên này, của Liên Xô. Kể từ khi máy bay chiến đấu MiG-29 đi vào hoạt động vào những năm 1980, nó đã bị chỉ trích ở hai khía cạnh chính, một là tầm hoạt động ngắn, do lượng nhiên liệu bên trong chỉ 3,34 tấn, nên đã hạn chế rất nhiều tiềm năng phát triển và bán kính chiến đấu của máy bay; thứ hai là hệ thống điều khiển bay lạc hậu.Không giống như tiêm kích Su-27, MiG-29 không sử dụng điều khiển bay bằng dây tiên tiến (fly-by-wire), mà sử dụng điều khiển bay thủy lực cơ học của máy bay chiến đấu MiG-23 và được bổ sung bởi hệ thống lái tự động ba trục SAU-451. Nó vẫn giúp MiG-29 đạt được khả năng cơ động không chiến cao, nhưng còn kém xa khả năng thao diễn mà máy bay thế hệ thứ tư áp dụng.Do không được trang bị hệ thống lái bằng dây, nên trong quá trình điều khiển MiG-29, nếu máy bay đạt đến góc tấn tối đa là 26 độ, bộ giới hạn sẽ tự động ngăn lại. Tất nhiên, phi công có thể vượt qua giới hạn góc tấn này một cách "cưỡng ép", để đạt được góc tấn công lớn hơn; nhưng họ phải mạo hiểm để máy bay "chòng chành" và rơi vào vòng xoáy.Như vậy có nghĩa là chỉ một số ít phi công ưu tú và phi công thử nghiệm, mới có thể "trình diễn" tuyệt vời tiêm kích MiG-29, khi cơ động chiến đấu trên không. Còn đối với hầu hết các phi công có trình độ trung bình, rõ ràng là dựa vào góc tấn công giới hạn, để duy trì an toàn bay là quan trọng hơn.Do đó, trọng tâm của quá trình cải tiến tiếp theo của MiG-29 là liên tục tăng lượng nhiên liệu bên trong, và mục đích khác là nâng cấp hệ thống điều khiển bay, từ điều khiển bay cơ học sang bay bằng dây; như vậy mới có thể cứu được tiêm kích chiến đấu MiG-29 khỏi thảm cảnh "đắp chiếu".Năm 2005, Phòng thiết kế MiG bắt đầu phát triển thế hệ máy bay chiến đấu MiG-29 thứ hai, bao gồm MiG-29M và MiG-29K (phiên bản dùng trên tàu sân bay), sử dụng chung một nền tảng khung máy bay thống nhất, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và hệ thống điều khiển bay.MiG-29 thế hệ thứ hai, sử dụng hệ thống điều khiển bay bằng dây kỹ thuật số 4 kênh, mới được phát triển để thay thế điều khiển bay cơ học của MiG-29 cũ. Ngoài khả năng giúp phi công điều khiển máy bay dễ dàng hơn, nó còn có một chức năng ga tự động, hệ thống ổn định để máy bay tiếp nhiên liệu trên không dễ dàng hơn.Là một cải tiến tiếp theo về hệ thống điện tử hàng không của MiG-29M, MiG-35 kế thừa bộ điều khiển bay này và được cải tiến hơn nữa, cho phép MiG-29 cuối cùng theo kịp các máy bay chiến đấu cùng thế hệ, trong khả năng điều khiển bay.Nhưng ngay cả khi đạt được về khả năng điều khiển bay tiên tiến, triển vọng tương lai của MiG-35 vẫn đang bị đe dọa. Do Bộ Quốc phòng Nga ưa chuộng máy bay chiến đấu hạng nặng, nên cho đến nay, chỉ có 6 đơn đặt hàng MiG-35, mua cho đội Swift, bay biểu diễn.Mặc dù được giới thiệu nhiều, nhưng khách hàng nước ngoài không mấy quan tâm đến loại máy bay chiến đấu cỡ trung hai động cơ, với chi phí vận hành cao này; do vậy MiG-35 trở thành chiếc máy bay thảm hại nhất, trong số các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: BMDP.
Tập đoàn Máy bay United của Nga gần đây đã thông báo, các kỹ sư của hãng MiG đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho hệ thống điều khiển bay phức hợp, của máy bay chiến đấu MiG-35; hệ thống này có thể tự động xử lý, khi máy bay vượt quá góc tấn.
Với trang bị hệ thống kiểm soát bay, phi công tiêm kích có thể vận hành máy bay theo ý muốn trong không chiến, và hệ thống điều khiển bay sẽ tự động điều chỉnh cho máy bay không rơi vào vòng xoáy, do vượt quá góc tấn tối đa cho phép; hiện thực hóa khả năng kiểm soát, mà không cần can thiệp của phi công.
Ưu điểm lớn thứ hai của hệ thống điều khiển bay mới, đó là giúp chiến đấu cơ MiG-35 có thể hiển thị mức quá tải tối đa cho phép của máy bay, khi sử dụng bất kể loại vũ khí bên ngoài của máy bay. Nhất là những động tác cơ động phóng tên lửa.
Hiện tại, hệ thống điều khiển bay bằng kỹ thuật số hoàn toàn mới này, đã được trang bị cho các tiêm kích MiG-35 và MiG-29M/M2. Sự kiện này đánh dấu 44 năm, sau chuyến bay đầu tiên của MiG-29, công nghệ tiên tiến cuối cùng, đã được triển khai trên chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên này, của Liên Xô.
Kể từ khi máy bay chiến đấu MiG-29 đi vào hoạt động vào những năm 1980, nó đã bị chỉ trích ở hai khía cạnh chính, một là tầm hoạt động ngắn, do lượng nhiên liệu bên trong chỉ 3,34 tấn, nên đã hạn chế rất nhiều tiềm năng phát triển và bán kính chiến đấu của máy bay; thứ hai là hệ thống điều khiển bay lạc hậu.
Không giống như tiêm kích Su-27, MiG-29 không sử dụng điều khiển bay bằng dây tiên tiến (fly-by-wire), mà sử dụng điều khiển bay thủy lực cơ học của máy bay chiến đấu MiG-23 và được bổ sung bởi hệ thống lái tự động ba trục SAU-451. Nó vẫn giúp MiG-29 đạt được khả năng cơ động không chiến cao, nhưng còn kém xa khả năng thao diễn mà máy bay thế hệ thứ tư áp dụng.
Do không được trang bị hệ thống lái bằng dây, nên trong quá trình điều khiển MiG-29, nếu máy bay đạt đến góc tấn tối đa là 26 độ, bộ giới hạn sẽ tự động ngăn lại. Tất nhiên, phi công có thể vượt qua giới hạn góc tấn này một cách "cưỡng ép", để đạt được góc tấn công lớn hơn; nhưng họ phải mạo hiểm để máy bay "chòng chành" và rơi vào vòng xoáy.
Như vậy có nghĩa là chỉ một số ít phi công ưu tú và phi công thử nghiệm, mới có thể "trình diễn" tuyệt vời tiêm kích MiG-29, khi cơ động chiến đấu trên không. Còn đối với hầu hết các phi công có trình độ trung bình, rõ ràng là dựa vào góc tấn công giới hạn, để duy trì an toàn bay là quan trọng hơn.
Do đó, trọng tâm của quá trình cải tiến tiếp theo của MiG-29 là liên tục tăng lượng nhiên liệu bên trong, và mục đích khác là nâng cấp hệ thống điều khiển bay, từ điều khiển bay cơ học sang bay bằng dây; như vậy mới có thể cứu được tiêm kích chiến đấu MiG-29 khỏi thảm cảnh "đắp chiếu".
Năm 2005, Phòng thiết kế MiG bắt đầu phát triển thế hệ máy bay chiến đấu MiG-29 thứ hai, bao gồm MiG-29M và MiG-29K (phiên bản dùng trên tàu sân bay), sử dụng chung một nền tảng khung máy bay thống nhất, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và hệ thống điều khiển bay.
MiG-29 thế hệ thứ hai, sử dụng hệ thống điều khiển bay bằng dây kỹ thuật số 4 kênh, mới được phát triển để thay thế điều khiển bay cơ học của MiG-29 cũ. Ngoài khả năng giúp phi công điều khiển máy bay dễ dàng hơn, nó còn có một chức năng ga tự động, hệ thống ổn định để máy bay tiếp nhiên liệu trên không dễ dàng hơn.
Là một cải tiến tiếp theo về hệ thống điện tử hàng không của MiG-29M, MiG-35 kế thừa bộ điều khiển bay này và được cải tiến hơn nữa, cho phép MiG-29 cuối cùng theo kịp các máy bay chiến đấu cùng thế hệ, trong khả năng điều khiển bay.
Nhưng ngay cả khi đạt được về khả năng điều khiển bay tiên tiến, triển vọng tương lai của MiG-35 vẫn đang bị đe dọa. Do Bộ Quốc phòng Nga ưa chuộng máy bay chiến đấu hạng nặng, nên cho đến nay, chỉ có 6 đơn đặt hàng MiG-35, mua cho đội Swift, bay biểu diễn.
Mặc dù được giới thiệu nhiều, nhưng khách hàng nước ngoài không mấy quan tâm đến loại máy bay chiến đấu cỡ trung hai động cơ, với chi phí vận hành cao này; do vậy MiG-35 trở thành chiếc máy bay thảm hại nhất, trong số các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: BMDP.