Dòng Mi-8 và các phiên bản thương mại của dòng trực thăng Mi-8 và Mi-17/171 được quân đội Nga sử dụng đã cho thấy hiệu suất và độ tin cậy tốt. Những tính năng nổi bật của dòng trực thăng này đã giành được sự ưu ái của nhiều quốc gia sử dụng. Ảnh: Trực thăng Mi-17/171 - Nguồn: Wikipedia.Vừa qua, Nga đã nâng cấp Mi-17/171 lên phiên bản trực thăng Mi-171Sh-VN, đưa loại trực thăng này trở thành loại đa năng, đa nhiệm; ngoài việc tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển mạnh mẽ, đồng thời tăng cường hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất và chống thiết giáp cũng như nâng cao hơn nữa khả năng thông tin hóa của hệ thống điện tử hàng không, giúp Mi-171 trở nên hữu dụng hơn. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSSo với các trực thăng vận tải Mi-8/17 đã sản xuất trước đây, Mi-171Sh-VN phù hợp với xu thế phát triển trực thăng vận tải chung của thế giới là tăng hỏa lực, bằng cách nâng cấp toàn diện hệ thống vũ khí đường không. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSMi-171Sh-VN được trang bị một khẩu súng máy Kord 12,7 mm bắn về một phía, được lắp đặt trên cửa sập; khác hoàn toàn với máy bay trực thăng cải tiến Mi-8AMTsh của Nga được lắp đặt ở hai bên thân máy bay. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSMi-171Sh-VN có thể mang theo tên lửa, bom và tên lửa chống tăng Ataka, biến nó thành một trực thăng vũ trang thực thụ, nhưng vẫn giữ được khả năng vận tải. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSĐể cung cấp khả năng ngắm bắn chính xác hơn cho hệ thống vũ khí trên không và cải thiện độ chính xác khi bắn của nó, hệ thống quan sát và ngắm mục tiêu OPS-24N-1L mới được phát triển, được lắp đặt đặc biệt trên Mi-171Sh-VN, có thể được sử dụng cho cả quan sát mặt đất và trên không. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSCác phiên bản Mi-8/171 được trang bị thiết bị chống nhiễu điện từ Vitebsk gắn trên khoang, giúp Mi-8 AMTSh đối phó hiệu quả với các tên lửa đất đối không mang đầu đạn dẫn đường bằng radar và quang học (nhiệt). Thiết bị này đã khẳng định được khả năng chống tên lửa phòng không xách tay và vũ khí hạng nhẹ trên chiến trường Syria. Ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSTuy nhiên, người Nga không hài lòng với khả năng bảo vệ của Mi-8/171 và cho rằng, phiên bản Mi-171Sh-VN được sử dụng làm trực thăng vận tải - vũ trang, nên phải đối mặt với nhiều đợt tấn công từ mặt đất hơn; do vậy các nhà thiết kế Nga đã tăng cường khả năng bảo vệ hơn nữa. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSPhiên bản Mi-171Sh-VN, khả năng bảo vệ của giáp được bố trí trên hầu hết các bề mặt tiếp xúc của trực thăng. Vật liệu hợp kim titan và vật liệu tổng hợp Kevlar được sử dụng làm giáp để cải thiện khả năng bảo vệ trước đạn pháo phòng không và chống tên lửa phòng không di động của đối phương. Không chỉ có buồng lái bảo được bảo vệ, mà còn cả khoang hành khách trên máy bay cũng được tăng cường cấp độ bảo vệ. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSKhông chỉ dựa vào khả năng bảo vệ thụ động bằng giáp và hệ thống chống nhiễu điện từ Vitebsk, trên thân máy bay Mi-171Sh-VN còn được trang bị phiên bản mới nhất của hệ thống tự vệ và đối phó điện tử đường không President-S, nhằm cải thiện các biện pháp đối phó điện tử chủ động, nâng cao khả năng bảo vệ mềm. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSVề nền tảng, trực thăng Mi-171Sh-VN được trang bị động cơ cải tiến với công suất lớn hơn và độ tin cậy cao hơn, cùng hệ thống cánh quạt mới bằng vật liệu tổng hợp và cánh quạt đuôi kiểu chữ X, cho khả năng và hiệu suất cao hơn. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSTrong cabin, Mi-171Sh sử dụng bộ thiết bị điện tử hàng không IBKV-17VP hoàn toàn mới, giúp cải thiện đáng kể khả năng tương tác giữa con người với máy tính. Ảnh: Buồng lái Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASSTheo Công ty Trực thăng Nga, việc sản xuất hàng loạt và chuyển giao máy bay trực thăng Mi-171Sh và Mi-171Sh-VN sẽ bắt đầu vào năm 2022. Mi-171Sh-VN có thể coi là nỗ lực cải tiến mới nhất của dòng trực thăng cải tiến Mi-8AMTsh của Nga, sau quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tế chiến đấu trên chiến trường Syria. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh VN - Nguồn: TASSMột mặt, Mi-171Sh-VN kế thừa xu hướng liên tục nâng cấp về cấu hình của các dòng máy bay trước đó như Mi-171A3/Sh. Mặt khác, nó tiếp thu và vay mượn hoàn toàn kinh nghiệm chiến đấu của Mi-8AMTsh trong cuộc chiến tại Syria để tạo ra một phiên bản trực thăng “vận tải –vũ trang” theo đúng nghĩa. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh - Nguồn: TASS Video Trực thăng Trung đoàn 917 huấn luyện cất hạ cánh trên tàu LST - Nguồn: QĐND Online
Dòng Mi-8 và các phiên bản thương mại của dòng trực thăng Mi-8 và Mi-17/171 được quân đội Nga sử dụng đã cho thấy hiệu suất và độ tin cậy tốt. Những tính năng nổi bật của dòng trực thăng này đã giành được sự ưu ái của nhiều quốc gia sử dụng. Ảnh: Trực thăng Mi-17/171 - Nguồn: Wikipedia.
Vừa qua, Nga đã nâng cấp Mi-17/171 lên phiên bản trực thăng Mi-171Sh-VN, đưa loại trực thăng này trở thành loại đa năng, đa nhiệm; ngoài việc tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển mạnh mẽ, đồng thời tăng cường hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất và chống thiết giáp cũng như nâng cao hơn nữa khả năng thông tin hóa của hệ thống điện tử hàng không, giúp Mi-171 trở nên hữu dụng hơn. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
So với các trực thăng vận tải Mi-8/17 đã sản xuất trước đây, Mi-171Sh-VN phù hợp với xu thế phát triển trực thăng vận tải chung của thế giới là tăng hỏa lực, bằng cách nâng cấp toàn diện hệ thống vũ khí đường không. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Mi-171Sh-VN được trang bị một khẩu súng máy Kord 12,7 mm bắn về một phía, được lắp đặt trên cửa sập; khác hoàn toàn với máy bay trực thăng cải tiến Mi-8AMTsh của Nga được lắp đặt ở hai bên thân máy bay. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Mi-171Sh-VN có thể mang theo tên lửa, bom và tên lửa chống tăng Ataka, biến nó thành một trực thăng vũ trang thực thụ, nhưng vẫn giữ được khả năng vận tải. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Để cung cấp khả năng ngắm bắn chính xác hơn cho hệ thống vũ khí trên không và cải thiện độ chính xác khi bắn của nó, hệ thống quan sát và ngắm mục tiêu OPS-24N-1L mới được phát triển, được lắp đặt đặc biệt trên Mi-171Sh-VN, có thể được sử dụng cho cả quan sát mặt đất và trên không. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Các phiên bản Mi-8/171 được trang bị thiết bị chống nhiễu điện từ Vitebsk gắn trên khoang, giúp Mi-8 AMTSh đối phó hiệu quả với các tên lửa đất đối không mang đầu đạn dẫn đường bằng radar và quang học (nhiệt). Thiết bị này đã khẳng định được khả năng chống tên lửa phòng không xách tay và vũ khí hạng nhẹ trên chiến trường Syria. Ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Tuy nhiên, người Nga không hài lòng với khả năng bảo vệ của Mi-8/171 và cho rằng, phiên bản Mi-171Sh-VN được sử dụng làm trực thăng vận tải - vũ trang, nên phải đối mặt với nhiều đợt tấn công từ mặt đất hơn; do vậy các nhà thiết kế Nga đã tăng cường khả năng bảo vệ hơn nữa. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Phiên bản Mi-171Sh-VN, khả năng bảo vệ của giáp được bố trí trên hầu hết các bề mặt tiếp xúc của trực thăng. Vật liệu hợp kim titan và vật liệu tổng hợp Kevlar được sử dụng làm giáp để cải thiện khả năng bảo vệ trước đạn pháo phòng không và chống tên lửa phòng không di động của đối phương. Không chỉ có buồng lái bảo được bảo vệ, mà còn cả khoang hành khách trên máy bay cũng được tăng cường cấp độ bảo vệ. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Không chỉ dựa vào khả năng bảo vệ thụ động bằng giáp và hệ thống chống nhiễu điện từ Vitebsk, trên thân máy bay Mi-171Sh-VN còn được trang bị phiên bản mới nhất của hệ thống tự vệ và đối phó điện tử đường không President-S, nhằm cải thiện các biện pháp đối phó điện tử chủ động, nâng cao khả năng bảo vệ mềm. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Về nền tảng, trực thăng Mi-171Sh-VN được trang bị động cơ cải tiến với công suất lớn hơn và độ tin cậy cao hơn, cùng hệ thống cánh quạt mới bằng vật liệu tổng hợp và cánh quạt đuôi kiểu chữ X, cho khả năng và hiệu suất cao hơn. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Trong cabin, Mi-171Sh sử dụng bộ thiết bị điện tử hàng không IBKV-17VP hoàn toàn mới, giúp cải thiện đáng kể khả năng tương tác giữa con người với máy tính. Ảnh: Buồng lái Mi-171Sh-VN - Nguồn: TASS
Theo Công ty Trực thăng Nga, việc sản xuất hàng loạt và chuyển giao máy bay trực thăng Mi-171Sh và Mi-171Sh-VN sẽ bắt đầu vào năm 2022. Mi-171Sh-VN có thể coi là nỗ lực cải tiến mới nhất của dòng trực thăng cải tiến Mi-8AMTsh của Nga, sau quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tế chiến đấu trên chiến trường Syria. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh VN - Nguồn: TASS
Một mặt, Mi-171Sh-VN kế thừa xu hướng liên tục nâng cấp về cấu hình của các dòng máy bay trước đó như Mi-171A3/Sh. Mặt khác, nó tiếp thu và vay mượn hoàn toàn kinh nghiệm chiến đấu của Mi-8AMTsh trong cuộc chiến tại Syria để tạo ra một phiên bản trực thăng “vận tải –vũ trang” theo đúng nghĩa. Ảnh: Trực thăng Mi-171Sh - Nguồn: TASS
Video Trực thăng Trung đoàn 917 huấn luyện cất hạ cánh trên tàu LST - Nguồn: QĐND Online