Phiên bản tàu chiến Sigma mà Việt Nam từng đàm phán để mua của Hà Lan là khinh hạm Sigma 9814. Theo cách đặt tên của phía Hà Lan, phiên bản tàu chiến này sẽ có chiều dài 98 mét và lườn rộng nhất 14 mét. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Cũng theo nhà sản xuất của phía Hà Lan, tàu Sigma 9814 được xếp loại khinh hạm với độ giãn nước 2150 tấn, mớn nước tối đa 3,75 mét. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Hà Lan từng mang hai thiết kế của tàu Sigma 9814 tới trưng bày ở Hà Nội. Trong ảnh: Hệ thống hải pháo của tàu Sigma 9814 cùng với các giếng phóng tên lửa thẳng đứng được bố trí ở khoang trước của tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Tàu được trang bị 2x4 ống phóng tên lửa Exocet làm nhiệm vụ chống hạm. Các ống phóng này được bố trí ở phía sau kiến trúc thượng tầng của tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Đặc biệt, khoang sau của các tàu Sigma ngoài một sàn đỗ trực thăng còn được bố trí sẵn một nhà chứa trực thăng. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Bên trên nhà chứa trực thăng là một pháo 20mm Danel GI-2 hoặc GIAT M693. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Cận cảnh khu vực đặt 8 ống phóng tên lửa chống hạm Exocet - loại tên lửa chống hạm phổ biến bậc nhất ở châu Âu hiện nay. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Ngoài ra ở hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi, mỗi cụm bao gồm ba ống phóng ngư lôi cỡ 324mm. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Khẩu hải pháo được trang bị trên tàu là Oto Melara 76mm - không có khác biệt quá nhiều so với khẩu pháo 76,2mm được trang bị trên các hộ vệ hạm Gepard. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Phía trước tàu cũng được trang bị một khẩu pháo 20mm, đây là pháo tự động, được điều khiển từ khoang hoả lực và không cần xạ thủ trực tiếp sử dụng. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Hai phiên bản Sigma 9814 được Hà Lan mang sang Hà Nội để trưng bày hồi năm 2014. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Phiên bản thứ hai cũng không có mấy khác biệt so với phiên bản kể trên, điểm khác biệt đáng kể duy nhất tới từ phần nhà chứa trực thăng và hệ thống ngư lôi. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Phiên bản thứ hai này đã cắt bỏ bớt đi cụm ngư lôi được đặt bên lườn tàu như ở phiên bản trước. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Ngoài ra khu vực nhà chứa trực thăng cũng không còn xuất hiện, tuy nhiên thiết kế của Sigma 9814 cho phép ta có thể dễ dàng cải biên được khoang chứa trực thăng này lên tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.Hộ vệ hạm Sigma của Indonesia sang thăm Việt Nam.
Phiên bản tàu chiến Sigma mà Việt Nam từng đàm phán để mua của Hà Lan là khinh hạm Sigma 9814. Theo cách đặt tên của phía Hà Lan, phiên bản tàu chiến này sẽ có chiều dài 98 mét và lườn rộng nhất 14 mét. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Cũng theo nhà sản xuất của phía Hà Lan, tàu Sigma 9814 được xếp loại khinh hạm với độ giãn nước 2150 tấn, mớn nước tối đa 3,75 mét. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Hà Lan từng mang hai thiết kế của tàu Sigma 9814 tới trưng bày ở Hà Nội. Trong ảnh: Hệ thống hải pháo của tàu Sigma 9814 cùng với các giếng phóng tên lửa thẳng đứng được bố trí ở khoang trước của tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Tàu được trang bị 2x4 ống phóng tên lửa Exocet làm nhiệm vụ chống hạm. Các ống phóng này được bố trí ở phía sau kiến trúc thượng tầng của tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Đặc biệt, khoang sau của các tàu Sigma ngoài một sàn đỗ trực thăng còn được bố trí sẵn một nhà chứa trực thăng. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Bên trên nhà chứa trực thăng là một pháo 20mm Danel GI-2 hoặc GIAT M693. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Cận cảnh khu vực đặt 8 ống phóng tên lửa chống hạm Exocet - loại tên lửa chống hạm phổ biến bậc nhất ở châu Âu hiện nay. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Ngoài ra ở hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi, mỗi cụm bao gồm ba ống phóng ngư lôi cỡ 324mm. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Khẩu hải pháo được trang bị trên tàu là Oto Melara 76mm - không có khác biệt quá nhiều so với khẩu pháo 76,2mm được trang bị trên các hộ vệ hạm Gepard. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Phía trước tàu cũng được trang bị một khẩu pháo 20mm, đây là pháo tự động, được điều khiển từ khoang hoả lực và không cần xạ thủ trực tiếp sử dụng. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Hai phiên bản Sigma 9814 được Hà Lan mang sang Hà Nội để trưng bày hồi năm 2014. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Phiên bản thứ hai cũng không có mấy khác biệt so với phiên bản kể trên, điểm khác biệt đáng kể duy nhất tới từ phần nhà chứa trực thăng và hệ thống ngư lôi. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Phiên bản thứ hai này đã cắt bỏ bớt đi cụm ngư lôi được đặt bên lườn tàu như ở phiên bản trước. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Ngoài ra khu vực nhà chứa trực thăng cũng không còn xuất hiện, tuy nhiên thiết kế của Sigma 9814 cho phép ta có thể dễ dàng cải biên được khoang chứa trực thăng này lên tàu. Nguồn ảnh: @Duy Lê.
Hộ vệ hạm Sigma của Indonesia sang thăm Việt Nam.