Phát biểu tại buổi lễ bàn giao hôm 6/1, Tư lệnh Hải quân Iran, ông Alireza Tangsiri nhấn mạnh: "Tàu chiến có thể di chuyển trong bán kính 2.000 hải lý (3.700km) mà không bị các radar và hệ thống giám sát của đối phương phát hiện. Tàu chiến cũng có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 14 ngày." Ảnh: Farnews.com.Abu Mahdi được phát triển bởi Cơ quan Công nghiệp hàng không vũ trụ Iran và có tầm bắn hơn 1.000km. Phải mất 15 tháng để hoàn thành một tàu Abu Mahdi. Ông Tangsiri cũng thông báo, trong năm 2024 này, Hải quân IRGC dự kiến sẽ sản xuất 3 tàu chiến cùng loại. Ảnh: Defence Aerospace.Tàu hộ tống được đặt tên để vinh danh cố chỉ huy Iraq Abu Mahdi al-Muhandis, người đã thiệt mạng cùng với Trung tướng Qassem Soleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào năm 2020. Ảnh: Defence Aerospace.Hiện thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của con tàu vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Hải quân Alireza Tangsiri cũng hé lộ một số đặc điểm về tàu hộ tống lớp Abu Mahdi al-Muhandis mới, mô tả nó là tàu chiến được thiết kế và sản xuất trong nước với các công nghệ tránh radar tinh vi. Tàu Abu Mahdi sử dụng bốn hệ thống động cơ tự chế. Ảnh Defapress.ir.Theo tiết lộ của Tư lệnh Hải quân Alireza Tangsiri, các tàu lớp Tareq và lớp Ashura đã được trang bị tên lửa Kowsar. Ông lưu ý rằng, tên lửa Kowsar trang bị trên tàu Ashura được kết hợp với radar 3D có thể phát hiện và bắn hạ máy bay, trực thăng cũng như tên lửa hành trình ở độ cao lớn. Ảnh Defapress.ir.Quan sát từ những hình ảnh được Iran công bố, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, Abu Mahdi đã nhận được một số hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm sáu bệ phóng dạng hộp được bố trí ở phía sau, được cho là chứa các tên lửa chống hạm dòng C802. Tàu hộ tống còn được trang bị pháo 30 mm và 20 mm cùng ngư lôi hạng nhẹ. Ngoài ra, tàu Abu Mahdi có thể mang theo nhiều máy bay không người lái cùng các xuồng cao tốc. Ảnh Defapress.ir.Bên cạnh đó, Abu Mahdi còn có thể bay ở độ cao thấp để né tránh các hệ thống radar, đồng thời tự động thiết kế biểu đồ đường bay tối ưu nhờ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Với sự trợ giúp của AI, Abu Mahdi sẽ dễ dàng hơn trong việc xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh Defapress.ir.Tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi là lớp thứ ba trong loạt lớp tàu hai thân của Hải quân Iran, sau tàu lớp Shahid Nazeri được đưa vào hoạt động năm 2016 và lớp Shahid Soleimani được đưa vào hoạt động năm 2022. Ảnh: Farnews.com.Tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi có kích thước nhỏ hơn so với tàu 2 lớp trước, dài khoảng 40 m, rộng khoảng 12 m, với lượng giãn nước 250-300 tấn. Tàu không có sân đỗ trực thăng cho trực thăng tác chiến chống ngầm, cũng không có hầm chứa bệ phóng thẳng đứng như lớp Soleimani. Ảnh: Topwar.ru.Thay vì sân đỗ cho trực thăng, bệ phía sau phía trên dành riêng cho máy bay không người lái, còn bệ phía dưới mang sáu tên lửa chống hạm Qader và Qadir với tầm bắn 300 km, có hỏa lực tương đương với lớp Soleimani. Ảnh: Defence Aerospace.Bệ phía trên phía đuôi tàu còn mang theo 8 tên lửa đất đối không dẫn đường với tầm bắn 15-20 km và hai khẩu pháo 20 mm để phòng thủ. Tên lửa trang bị sở hữu một số tính năng tiên tiến như có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên đường đi, có khả năng phản ứng nhanh, lựa chọn mục tiêu chính xác và tránh được hệ thống phòng không trong hành trình bay. Ảnh: Irna.ir.Tốc độ của tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi là 37 hải lý, cao hơn tàu hai lớp trước (lần lượt là 28 và 32 hải lý), đồng thời kích thước nhỏ hơn giúp tàu có khả năng cơ động cao. Ảnh: VPK.Sự khác biệt chính giữa Abu Mahdi với các tên lửa hành trình nội địa khác là hệ thống radar của tên lửa này có thể hoạt động hiệu quả chống lại hệ thống tác chiến điện tử của tàu khu trục đối phương, giúp gia tăng khả năng tàng hình và cho phép nó tiếp cận mục tiêu mà khó bị phát hiện. Truyền thông Iran cho rằng một hoặc hai quả tên lửa Abu Mahdi là đủ để đánh chìm tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: PressTV.Theo Hải quân Iran, tên lửa hành trình thế hệ mới sẽ giúp bảo vệ bờ biển của nước này. Tên lửa hành trình Abu Mahdi có một số tính năng tiên tiến như bay ở độ cao thấp, chịu được chiến tranh điện tử, trốn tránh sự phát hiện của radar. Đáng chú ý là tên lửa hành trình mới này cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phần mềm thiết kế đường bay. Ảnh: PressTV. Giới chức Iran cho biết, tên lửa này sẽ được biên chế cho các tàu khu trục của Hải quân Iran, giúp tăng đáng kể sức mạnh của lực lượng này. Ảnh: Mehrnews Agency.
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao hôm 6/1, Tư lệnh Hải quân Iran, ông Alireza Tangsiri nhấn mạnh: "Tàu chiến có thể di chuyển trong bán kính 2.000 hải lý (3.700km) mà không bị các radar và hệ thống giám sát của đối phương phát hiện. Tàu chiến cũng có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 14 ngày." Ảnh: Farnews.com.
Abu Mahdi được phát triển bởi Cơ quan Công nghiệp hàng không vũ trụ Iran và có tầm bắn hơn 1.000km. Phải mất 15 tháng để hoàn thành một tàu Abu Mahdi. Ông Tangsiri cũng thông báo, trong năm 2024 này, Hải quân IRGC dự kiến sẽ sản xuất 3 tàu chiến cùng loại. Ảnh: Defence Aerospace.
Tàu hộ tống được đặt tên để vinh danh cố chỉ huy Iraq Abu Mahdi al-Muhandis, người đã thiệt mạng cùng với Trung tướng Qassem Soleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào năm 2020. Ảnh: Defence Aerospace.
Hiện thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của con tàu vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Hải quân Alireza Tangsiri cũng hé lộ một số đặc điểm về tàu hộ tống lớp Abu Mahdi al-Muhandis mới, mô tả nó là tàu chiến được thiết kế và sản xuất trong nước với các công nghệ tránh radar tinh vi. Tàu Abu Mahdi sử dụng bốn hệ thống động cơ tự chế. Ảnh Defapress.ir.
Theo tiết lộ của Tư lệnh Hải quân Alireza Tangsiri, các tàu lớp Tareq và lớp Ashura đã được trang bị tên lửa Kowsar. Ông lưu ý rằng, tên lửa Kowsar trang bị trên tàu Ashura được kết hợp với radar 3D có thể phát hiện và bắn hạ máy bay, trực thăng cũng như tên lửa hành trình ở độ cao lớn. Ảnh Defapress.ir.
Quan sát từ những hình ảnh được Iran công bố, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, Abu Mahdi đã nhận được một số hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm sáu bệ phóng dạng hộp được bố trí ở phía sau, được cho là chứa các tên lửa chống hạm dòng C802. Tàu hộ tống còn được trang bị pháo 30 mm và 20 mm cùng ngư lôi hạng nhẹ. Ngoài ra, tàu Abu Mahdi có thể mang theo nhiều máy bay không người lái cùng các xuồng cao tốc. Ảnh Defapress.ir.
Bên cạnh đó, Abu Mahdi còn có thể bay ở độ cao thấp để né tránh các hệ thống radar, đồng thời tự động thiết kế biểu đồ đường bay tối ưu nhờ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Với sự trợ giúp của AI, Abu Mahdi sẽ dễ dàng hơn trong việc xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh Defapress.ir.
Tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi là lớp thứ ba trong loạt lớp tàu hai thân của Hải quân Iran, sau tàu lớp Shahid Nazeri được đưa vào hoạt động năm 2016 và lớp Shahid Soleimani được đưa vào hoạt động năm 2022. Ảnh: Farnews.com.
Tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi có kích thước nhỏ hơn so với tàu 2 lớp trước, dài khoảng 40 m, rộng khoảng 12 m, với lượng giãn nước 250-300 tấn. Tàu không có sân đỗ trực thăng cho trực thăng tác chiến chống ngầm, cũng không có hầm chứa bệ phóng thẳng đứng như lớp Soleimani. Ảnh: Topwar.ru.
Thay vì sân đỗ cho trực thăng, bệ phía sau phía trên dành riêng cho máy bay không người lái, còn bệ phía dưới mang sáu tên lửa chống hạm Qader và Qadir với tầm bắn 300 km, có hỏa lực tương đương với lớp Soleimani. Ảnh: Defence Aerospace.
Bệ phía trên phía đuôi tàu còn mang theo 8 tên lửa đất đối không dẫn đường với tầm bắn 15-20 km và hai khẩu pháo 20 mm để phòng thủ. Tên lửa trang bị sở hữu một số tính năng tiên tiến như có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên đường đi, có khả năng phản ứng nhanh, lựa chọn mục tiêu chính xác và tránh được hệ thống phòng không trong hành trình bay. Ảnh: Irna.ir.
Tốc độ của tàu hộ tống tên lửa Abu Mahdi là 37 hải lý, cao hơn tàu hai lớp trước (lần lượt là 28 và 32 hải lý), đồng thời kích thước nhỏ hơn giúp tàu có khả năng cơ động cao. Ảnh: VPK.
Sự khác biệt chính giữa Abu Mahdi với các tên lửa hành trình nội địa khác là hệ thống radar của tên lửa này có thể hoạt động hiệu quả chống lại hệ thống tác chiến điện tử của tàu khu trục đối phương, giúp gia tăng khả năng tàng hình và cho phép nó tiếp cận mục tiêu mà khó bị phát hiện. Truyền thông Iran cho rằng một hoặc hai quả tên lửa Abu Mahdi là đủ để đánh chìm tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: PressTV.
Theo Hải quân Iran, tên lửa hành trình thế hệ mới sẽ giúp bảo vệ bờ biển của nước này. Tên lửa hành trình Abu Mahdi có một số tính năng tiên tiến như bay ở độ cao thấp, chịu được chiến tranh điện tử, trốn tránh sự phát hiện của radar. Đáng chú ý là tên lửa hành trình mới này cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phần mềm thiết kế đường bay. Ảnh: PressTV.
Giới chức Iran cho biết, tên lửa này sẽ được biên chế cho các tàu khu trục của Hải quân Iran, giúp tăng đáng kể sức mạnh của lực lượng này. Ảnh: Mehrnews Agency.