Binh sỹ của tất cả các bên tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai đều được học cách cận chiến bằng tay với dao găm, báng súng, xẻng hoặc thậm chí là tay không. Nguồn ảnh: Pinterest.Do thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai, các loại vũ khí tự động vẫn không được phổ biến và trang bị khá ít ỏi nên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng súng trường sẽ không thể hiệu quả bằng dao găm hoặc thậm chí là tay không. Các đòn thế khóa, kẹp, bóp ngạt đối phương luôn được binh lính sử dụng trong những pha vật lộn tay không. Nguồn ảnh: WW2.Những cây súng trường với độ dài lớn và đầm tay cũng là một thứ vũ khí cực kỳ hữu hiệu trong các cuộc hỗn chiến giáp lá cà. Gần như mọi loại súng trong chiến tranh thế giới thứ hai đều có thể gắn được lưỡi lê và tùy từng loại lê mà sát thương có thể khác nhau. Nguồn ảnh: WWII.Súng lục cũng là một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm trong cận chiến, người lính có thể sử dụng súng lục chỉ bằng một tay ngay cả khi đang bị kẹp, khóa cổ. Nguồn ảnh: Granger.Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp cận chiến người lính thường hành động theo bản năng nhiều hơn. Theo đó, ngoài các loại vũ khí thông thường, mũ sắt, gạch, đá, đất, cát hay thậm chí là... răng và móng tay cũng đều có thể trở thành thứ vũ khí cực kỳ lợi hại khi tác chiến giáp lá cà. Nguồn ảnh: Art.Chính vì tầm quan trọng và sự phổ biến của kiểu tác chiến này nên các đội quân tham gia CTTG 2 thường rất chú tâm huấn luyện cho binh lính cách chiến đấu tay không. Nguồn ảnh: WWII.Các môn võ cổ truyền của Brazil, môn vật tự do hay một vài chiêu thức đơn giản của Muay Thái được sử dụng khá phổ biến vào thời gian này. Đặc biệt, tất cả các đòn đánh được binh lính sử dụng đều là các đòn hiểm, được sử dụng để tước đi mạng sống của đối phương ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.Một số đơn vị trong CTTG 2 cũng được trang bị kiếm, thứ vũ khí cận chiến này tỏ ra rất lợi hại trong các cuộc chiến đấu giáp lá cà. Nguồn ảnh: WWII.Binh lính Mỹ đang học cách thắt cổ đối phương, khi thắt hoặc bóp cổ đủ chặt, đối phương sẽ chỉ có 8 giây ngắn ngủi để thoát ra trước khi bất tỉnh. Nguồn ảnh: Future.Những cuộc cận chiến tay không giữa binh lính Đức và Liên Xô thường diễn ra rất ác liệt do thể hình to khỏe và độ liều, lỳ của binh lính cả hai bên. Nguồn ảnh: Flirk.Ngược lại, binh lính Mỹ thường tỏ ra né tránh các cuộc cận chiến tầm gần vì họ muốn tận dụng tối đa hỏa lực áp đảo của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, nhiều binh lính Mỹ cũng mang theo dao và mã tấu ra chiến trường nhất là khi họ tham chiến ở mặt trận Thái Binh Dương với kẻ địch là quân đội Nhật liều lĩnh, ranh ma, thích chiến đấu ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Army.
Binh sỹ của tất cả các bên tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai đều được học cách cận chiến bằng tay với dao găm, báng súng, xẻng hoặc thậm chí là tay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai, các loại vũ khí tự động vẫn không được phổ biến và trang bị khá ít ỏi nên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng súng trường sẽ không thể hiệu quả bằng dao găm hoặc thậm chí là tay không. Các đòn thế khóa, kẹp, bóp ngạt đối phương luôn được binh lính sử dụng trong những pha vật lộn tay không. Nguồn ảnh: WW2.
Những cây súng trường với độ dài lớn và đầm tay cũng là một thứ vũ khí cực kỳ hữu hiệu trong các cuộc hỗn chiến giáp lá cà. Gần như mọi loại súng trong chiến tranh thế giới thứ hai đều có thể gắn được lưỡi lê và tùy từng loại lê mà sát thương có thể khác nhau. Nguồn ảnh: WWII.
Súng lục cũng là một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm trong cận chiến, người lính có thể sử dụng súng lục chỉ bằng một tay ngay cả khi đang bị kẹp, khóa cổ. Nguồn ảnh: Granger.
Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp cận chiến người lính thường hành động theo bản năng nhiều hơn. Theo đó, ngoài các loại vũ khí thông thường, mũ sắt, gạch, đá, đất, cát hay thậm chí là... răng và móng tay cũng đều có thể trở thành thứ vũ khí cực kỳ lợi hại khi tác chiến giáp lá cà. Nguồn ảnh: Art.
Chính vì tầm quan trọng và sự phổ biến của kiểu tác chiến này nên các đội quân tham gia CTTG 2 thường rất chú tâm huấn luyện cho binh lính cách chiến đấu tay không. Nguồn ảnh: WWII.
Các môn võ cổ truyền của Brazil, môn vật tự do hay một vài chiêu thức đơn giản của Muay Thái được sử dụng khá phổ biến vào thời gian này. Đặc biệt, tất cả các đòn đánh được binh lính sử dụng đều là các đòn hiểm, được sử dụng để tước đi mạng sống của đối phương ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một số đơn vị trong CTTG 2 cũng được trang bị kiếm, thứ vũ khí cận chiến này tỏ ra rất lợi hại trong các cuộc chiến đấu giáp lá cà. Nguồn ảnh: WWII.
Binh lính Mỹ đang học cách thắt cổ đối phương, khi thắt hoặc bóp cổ đủ chặt, đối phương sẽ chỉ có 8 giây ngắn ngủi để thoát ra trước khi bất tỉnh. Nguồn ảnh: Future.
Những cuộc cận chiến tay không giữa binh lính Đức và Liên Xô thường diễn ra rất ác liệt do thể hình to khỏe và độ liều, lỳ của binh lính cả hai bên. Nguồn ảnh: Flirk.
Ngược lại, binh lính Mỹ thường tỏ ra né tránh các cuộc cận chiến tầm gần vì họ muốn tận dụng tối đa hỏa lực áp đảo của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, nhiều binh lính Mỹ cũng mang theo dao và mã tấu ra chiến trường nhất là khi họ tham chiến ở mặt trận Thái Binh Dương với kẻ địch là quân đội Nhật liều lĩnh, ranh ma, thích chiến đấu ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Army.