Loại tên lửa chống hạm mới của Mỹ mang tên NSM được ví như một con bài "nắn gân" bất cứ đối thủ nào, đặc biệt tại các vùng biển quốc tế đang ngày một nóng lên như biển Đông.Ngày 1/10/2019, trong cuộc tập trận 2 năm một lần có tên gọi Pacific Griffin tổ chức ở gần đảo Guam, tàu tác chiến duyên hải (LCS) USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa tấn công hải quân (NSM), đánh dấu lần đầu tiên loại tên lửa NSM này được khai hỏa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.Theo kịch bản của cuộc tập trận, cùng với hỏa lực bổ sung từ các lực lượng Mỹ và Singapore, NSM đã đánh chìm tàu khu trục mục tiêu USS Ford đã ngừng hoạt động trên biển Philippines.Đảm trách sứ mệnh này cùng với Gabrielle Giffords còn có các máy bay trực thăng, tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Mỹ và các tàu hải quân Singapore."LCS đã giáng một cú đánh mạnh mẽ và đây chính là thông điệp buộc các đối thủ tiềm ẩn của chúng ta phải cảnh giác", Chuẩn đô đốc Joey Tynch cho biết. "Chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi phối hợp cùng bạn bè và đối tác của mình. LCS là sự bổ sung quan trọng cho đội hình này".Đây là lần đầu tiên một tên lửa NSM được Hải quân Mỹ triển khai đến khu vực tác chiến của Hạm đội 7 và Gabrielle Giffords cũng là tàu tác chiến duyên hải đầu tiên trang bị NSM.Theo CNN, tới đây toàn bộ hạm đội tàu tác chiến duyên hải (LCS) của Hải quân Mỹ sẽ được triển khai tên lửa NSM. Các tàu chiến LCS và tên lửa NSM sẽ cho phép Hải quân Mỹ đối đầu trực diện với các đối thủ tại các vùng biển quốc tế như biển Đông nhằm bảo vệ tự do hàng hải."Với NSM, bạn có thể tấn công hầu hết các khu vực ở biển Đông", Bryan Clark, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược bình luận.Với việc tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới NSM được Mỹ triển khai tới biển Đông, giới quan sát cho rằng, Washington sẽ quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quan trọng này.Washington ngày càng có những động thái rõ nét hơn trong việc quyết tâm bảo vệ tư do hàng hải trên biển Đông. Sau khi cử chiến hạm và máy bay tham gia buổi diễn tập với các nước ASEAN, Mỹ lại tiếp tục cử tàu chiến đem theo tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới tới khu vực này.Dòng tên lửa được Mỹ triển khai chính là NSM do Thụy Điển sản xuất. Đây được coi là tên lửa diệt hạm tối tân nhất thế giới hiện nay.Tên lửa NSM với công nghệ tàng hình và đầu dò ảnh hồng ngoại bám bắt mục tiêu từ khoảng cách cách xa 185km, chúng có thể vô hiệu hóa dễ dàng chiến hạm đối phương và nguy cơ bị bắn chặn rất nhỏ.Có thể nói rằng NSM đang là dòng tên lửa siêu hiện đại ứng dụng nhiêu kỹ thuật tiên tiến cho khả năng tác chiến đỉnh cao.Chính điều này khiến Mỹ phải xuống tiền để trang bị chúng nhằm thay thế dần ch tên lửa Harpoon.Được biết, tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ đã cùng bắt tay với Na Uy hợp tác sản xuất loại tên lửa NSM này để trang bị cho các chiến hạm ven bờ.Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa Naval Strike Missile (NSM) vẫn là loại tên lửa diệt hạm thế hệ thứ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.Hãng chế tạo Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm, từ đó cho ra đời loại tên lửa diệt hạm được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.Loại tên lửa này có khả năng bay với những quỹ đạo phức tạp, đủ để vượt qua những hệ thống phòng không trên tàu chiến.Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng để ổn định khi bay.Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, bản đồ số qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.Tên lửa NSM dài 3,96m, tầm bắn tối đa khoảng 185km. Na Uy vẫn đang tiếp tục nâng tầm bắn của loại tên lửa này lên tới gần 300km.NSM có trọng lượng 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.Điều đặc biệt, tên lửa NSM có khả năng chuyển sang trạng thái chiến đấu chỉ trong vài phút. Ngay sau khi rời khỏi hệ thống ống phóng, cánh tên lửa liền được bật ra để ổn định đường bay.Ở quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.NSM cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại cùng camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ.Đây là điều mà ngay cả tên lửa diệt hạm Kh-35 của Nga hay Harpoon của Mỹ cũng chưa làm được.Với việc triển khai loại tên lửa siêu hiện đại này tới biển Đông, giới quan sát nhận định Washington đang gửi tín hiệu nóng tới bất kỳ quốc gia nào muốn chiếm trọn vùng biển Đông làm sân nhà của mình.
Loại tên lửa chống hạm mới của Mỹ mang tên NSM được ví như một con bài "nắn gân" bất cứ đối thủ nào, đặc biệt tại các vùng biển quốc tế đang ngày một nóng lên như biển Đông.
Ngày 1/10/2019, trong cuộc tập trận 2 năm một lần có tên gọi Pacific Griffin tổ chức ở gần đảo Guam, tàu tác chiến duyên hải (LCS) USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa tấn công hải quân (NSM), đánh dấu lần đầu tiên loại tên lửa NSM này được khai hỏa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo kịch bản của cuộc tập trận, cùng với hỏa lực bổ sung từ các lực lượng Mỹ và Singapore, NSM đã đánh chìm tàu khu trục mục tiêu USS Ford đã ngừng hoạt động trên biển Philippines.
Đảm trách sứ mệnh này cùng với Gabrielle Giffords còn có các máy bay trực thăng, tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Mỹ và các tàu hải quân Singapore.
"LCS đã giáng một cú đánh mạnh mẽ và đây chính là thông điệp buộc các đối thủ tiềm ẩn của chúng ta phải cảnh giác", Chuẩn đô đốc Joey Tynch cho biết. "Chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi phối hợp cùng bạn bè và đối tác của mình. LCS là sự bổ sung quan trọng cho đội hình này".
Đây là lần đầu tiên một tên lửa NSM được Hải quân Mỹ triển khai đến khu vực tác chiến của Hạm đội 7 và Gabrielle Giffords cũng là tàu tác chiến duyên hải đầu tiên trang bị NSM.
Theo CNN, tới đây toàn bộ hạm đội tàu tác chiến duyên hải (LCS) của Hải quân Mỹ sẽ được triển khai tên lửa NSM. Các tàu chiến LCS và tên lửa NSM sẽ cho phép Hải quân Mỹ đối đầu trực diện với các đối thủ tại các vùng biển quốc tế như biển Đông nhằm bảo vệ tự do hàng hải.
"Với NSM, bạn có thể tấn công hầu hết các khu vực ở biển Đông", Bryan Clark, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược bình luận.
Với việc tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới NSM được Mỹ triển khai tới biển Đông, giới quan sát cho rằng, Washington sẽ quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quan trọng này.
Washington ngày càng có những động thái rõ nét hơn trong việc quyết tâm bảo vệ tư do hàng hải trên biển Đông. Sau khi cử chiến hạm và máy bay tham gia buổi diễn tập với các nước ASEAN, Mỹ lại tiếp tục cử tàu chiến đem theo tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới tới khu vực này.
Dòng tên lửa được Mỹ triển khai chính là NSM do Thụy Điển sản xuất. Đây được coi là tên lửa diệt hạm tối tân nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa NSM với công nghệ tàng hình và đầu dò ảnh hồng ngoại bám bắt mục tiêu từ khoảng cách cách xa 185km, chúng có thể vô hiệu hóa dễ dàng chiến hạm đối phương và nguy cơ bị bắn chặn rất nhỏ.
Có thể nói rằng NSM đang là dòng tên lửa siêu hiện đại ứng dụng nhiêu kỹ thuật tiên tiến cho khả năng tác chiến đỉnh cao.
Chính điều này khiến Mỹ phải xuống tiền để trang bị chúng nhằm thay thế dần ch tên lửa Harpoon.
Được biết, tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ đã cùng bắt tay với Na Uy hợp tác sản xuất loại tên lửa NSM này để trang bị cho các chiến hạm ven bờ.
Cho tới thời điểm hiện tại, tên lửa Naval Strike Missile (NSM) vẫn là loại tên lửa diệt hạm thế hệ thứ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.
Hãng chế tạo Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm, từ đó cho ra đời loại tên lửa diệt hạm được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.
Loại tên lửa này có khả năng bay với những quỹ đạo phức tạp, đủ để vượt qua những hệ thống phòng không trên tàu chiến.
Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng để ổn định khi bay.
Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, bản đồ số qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Tên lửa NSM dài 3,96m, tầm bắn tối đa khoảng 185km. Na Uy vẫn đang tiếp tục nâng tầm bắn của loại tên lửa này lên tới gần 300km.
NSM có trọng lượng 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.
Điều đặc biệt, tên lửa NSM có khả năng chuyển sang trạng thái chiến đấu chỉ trong vài phút. Ngay sau khi rời khỏi hệ thống ống phóng, cánh tên lửa liền được bật ra để ổn định đường bay.
Ở quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.
NSM cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại cùng camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ.
Đây là điều mà ngay cả tên lửa diệt hạm Kh-35 của Nga hay Harpoon của Mỹ cũng chưa làm được.
Với việc triển khai loại tên lửa siêu hiện đại này tới biển Đông, giới quan sát nhận định Washington đang gửi tín hiệu nóng tới bất kỳ quốc gia nào muốn chiếm trọn vùng biển Đông làm sân nhà của mình.