CVN-74 là tàu thứ 7 thuộc siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên thượng nghị sĩ John C. Stennis, bang Mississippi. CVN-74 được đưa vào sử dụng từ năm 1995. Tàu có cảng chính tại Bremerton, Washington, Mỹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Kích thước và sự đồ sộ của hàng không mẫu hạm này khiến nhiều người phải giật mình. CVN-74 có chiều dài tới 332,8 m (gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá), chiều rộng lớn nhất 76,8 m, nhỏ nhất 40,8 m, lượng choán nước toàn tải tới 103.300 tấn. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.CVN-74 nói riêng và hàng không mẫu hạm lớp Nimitz nói chung được đánh giá là "tuyệt tác công nghệ" tác chiến mặt nước số một thế giới. Đó là minh chứng cho nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu của Mỹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Mỗi tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng cho phép Mỹ triển khai lực lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Mặt boong được trang bị 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay từ nhà chứa lên và ngược lại. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Tàu sân bay USS John C. Stennis có thể mang theo 90 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó, lực lượng tấn công chủ lực là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Các tiêm kích này có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn với bán kính 722 km từ tàu mẹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Năng lực hàng không của CVN-74 gồm 4 phi đội tiêm kích tấn công, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội cảnh báo sớm trên không, 2 phi đội trực thăng và một phi đội hậu cần. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Năng lượng cho toàn bộ hoạt động của cỗ máy chiến tranh khổng lồ này được cung cấp bởi 2 lò phản ứng hạt nhân A4W với công suất 194 MW. Lò phản ứng có thể hoạt động liên tục từ 20-25 năm mới cần tái nạp nhiên liệu. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Để điều phối toàn bộ hoạt động trên tàu cần đến 3.200 thủy thủ và 2.480 nhân viên hàng không. Nhiệm vụ của họ được nhận biết qua màu sắc đồng phục. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.Hàng không mẫu hạm là căn cứ nổi khổng lồ trên biển, do đó, mỗi khi làm nhiệm vụ, chúng luôn được sự hộ tống của ít nhất một tuần dương hạm, 3-4 tàu khu trục và một tàu ngầm. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
CVN-74 là tàu thứ 7 thuộc siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên thượng nghị sĩ John C. Stennis, bang Mississippi. CVN-74 được đưa vào sử dụng từ năm 1995. Tàu có cảng chính tại Bremerton, Washington, Mỹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Kích thước và sự đồ sộ của hàng không mẫu hạm này khiến nhiều người phải giật mình. CVN-74 có chiều dài tới 332,8 m (gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá), chiều rộng lớn nhất 76,8 m, nhỏ nhất 40,8 m, lượng choán nước toàn tải tới 103.300 tấn. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
CVN-74 nói riêng và hàng không mẫu hạm lớp Nimitz nói chung được đánh giá là "tuyệt tác công nghệ" tác chiến mặt nước số một thế giới. Đó là minh chứng cho nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu của Mỹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Mỗi tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng cho phép Mỹ triển khai lực lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Mặt boong được trang bị 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay từ nhà chứa lên và ngược lại. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS John C. Stennis có thể mang theo 90 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó, lực lượng tấn công chủ lực là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Các tiêm kích này có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn với bán kính 722 km từ tàu mẹ. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Năng lực hàng không của CVN-74 gồm 4 phi đội tiêm kích tấn công, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội cảnh báo sớm trên không, 2 phi đội trực thăng và một phi đội hậu cần. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Năng lượng cho toàn bộ hoạt động của cỗ máy chiến tranh khổng lồ này được cung cấp bởi 2 lò phản ứng hạt nhân A4W với công suất 194 MW. Lò phản ứng có thể hoạt động liên tục từ 20-25 năm mới cần tái nạp nhiên liệu. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Để điều phối toàn bộ hoạt động trên tàu cần đến 3.200 thủy thủ và 2.480 nhân viên hàng không. Nhiệm vụ của họ được nhận biết qua màu sắc đồng phục. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.
Hàng không mẫu hạm là căn cứ nổi khổng lồ trên biển, do đó, mỗi khi làm nhiệm vụ, chúng luôn được sự hộ tống của ít nhất một tuần dương hạm, 3-4 tàu khu trục và một tàu ngầm. Ảnh: Flickr Hải quân Mỹ.