Vào mùa hè năm 2021, Nga đã ký được các hợp đồng vũ khí trị giá 3 tỷ euro. Các thỏa thuận đã được thực hiện tại một số triển lãm vũ khí quốc tế ở Nga như: Hải quân MVMS 2021, Hàng không và Vũ trụ (MAKS 2021) và Diễn đàn quân sự-kỹ thuật quân đội 2021 (Army- 2021).Các thỏa thuận trị giá 3 tỷ euro bao gồm việc bán máy bay chiến đấu Su-30, trực thăng chiến đấu Mi-35 và Mi-171, cùng các hệ thống vũ khí hàng không khác nhau.Các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S và tên lửa phòng không vác vai Verba cũng ký được nhiều hợp đồng. Các khách hàng cũng quan tâm đến radar giám sát di động 3D 9N6E Protivnik, hệ thống gây nhiễu kết hợp Krasukha và Repquito-Patrul, cũng như tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM.Và tất nhiên, có các hệ thống chiến đấu được điều khiển từ xa, vũ khí hải quân và tàu ngầm, súng bộ binh và tên lửa cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Tổ hợp pháo hải quân Palma cũng lần đầu tiên được rao bán; và danh sách có thể tiếp tục ...Việc mở rộng giao thương với các đối tác nước ngoài, nằm trong chiến lược của ngành vũ khí Nga, trong bối cảnh nước này đã gần như hoàn thành dự việc hiện đại hóa quân đội. Chương trình kéo dài 10 năm, đã tiêu tốn của Nga 23 nghìn tỷ Rúp (khoảng 350 tỷ USD).Tuy nhiên, khi dự án hiện đại hóa quân đội Nga kết thúc (hiện nay tỷ lệ vũ khí hiện đại tỷ lệ vũ khí hiện đại của quân đội Nga đã là 71,9%), thì đầu tư quốc phòng cũng sẽ giảm. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo, ngành công nghiệp vũ khí cần phải đa dạng hóa việc sản xuất vũ khí và thiết bị của họ và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.Các khoản đầu tư kéo dài hàng thập kỷ vào hiện đại hóa quân đội và mua các loại vũ khí tối tân mới, đã dẫn đến việc tạo ra thặng dư trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, chỉ có thể được giải quyết bằng cách thâm nhập thị trường nước ngoài.Công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport (thuộc sở hữu nhà nước), đã có chiến lược từ sớm, để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng. Quyết định này được đưa ra nhằm thúc đẩy mạnh mẽ vũ khí của Nga tại một thị trường nằm ngoài các giao dịch thông thường của Nga.Ví dụ, tại triển lãm MAKS 2021, máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ tàng hình Su-75 Checkmate đã ra mắt; đầu tiên là sản xuất để cung cấp cho lực lượng Không quân Nga và sau đó là hướng mạnh tới thị trường xuất khẩu.Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec, ông Sergey Chemezov cho biết, chiếc máy bay Su-75 này sẽ có giá 25-30 triệu USD, rẻ hơn nhiều lần so với các đối thủ ở nước ngoài, nếu chỉ cần so với máy bay chiến đấu hạng trung Dassault Rafale của Pháp và hạng nhẹ Saab Gripen của Thụy Điển, có giá 60-90 triệu USD.Theo ông Chemezov, Su-75 sẽ trở thành “một giải pháp khả thi” cho các quốc gia không có đủ tiền để mua một chiếc F-35 Lightning II do Mỹ sản xuất, có giá đến 120 triệu USD. Rất có thể, Su-75 Checkmate sẽ có đơn đặt hàng tới 300 chiếc.Không giống như phương Tây, Nga không gắn bất cứ điều kiện chính trị nào với việc bán vũ khí; nếu khách hàng có yêu cầu, Nga sẽ đáp ứng, kể cả là có xung đột về lợi ích đối với Nga.Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Nga nhiều lần thất vọng trong các chiến dịch quân sự ở Syria; thậm chí vào năm 2015, máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24M của Nga trong một nhiệm vụ tiêu diệt các căn cứ khủng bố, sau khi nó “vô tình” xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Moscow bán tổ hợp phòng không S-400 Triumph cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, Nga còn bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ Ankara trong việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khi nước này không được Mỹ bán cho máy bay chiến đấu F-35, vì đã mua vũ khí của Nga.“Thổ Nhĩ Kỳ dự định hiện thực hóa tham vọng tự chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm TF-X. Với kinh nghiệm của chúng tôi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các tổ hợp và hệ thống hàng không, Nga sẵn sàng xem xét khả năng hỗ trợ các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, trong việc chế tạo máy bay chiến đấu”, Chemezov nói với hãng tin RIA Novosti.Những ví dụ như vậy đã minh họa cho chiến lược mà ngành công nghiệp vũ khí Nga đang thực hiện. Các thị trường truyền thống của Nga ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang tràn ngập vũ khí Nga; nhưng Nga cần có những thị trường vũ khí mới.Tuy nhiên, vũ khí Nga đang bị Mỹ và các nước phương Tây ngăn cản quyết liệt và Nga đang cố gắng thay đổi điều này. Không chỉ bán hàng hóa với giá tốt hơn đối thủ, nó còn sẵn sàng mở hạn mức tín dụng cho khách hàng.Vào năm 2020, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, Moscow sẵn sàng chi 500 triệu USD cho Sri Lanka, để mua sáu máy bay chiến đấu Su-30 và một lô xe bọc thép BTR-82A.Ngoài ra, Moscow sẵn sàng đồng tài trợ cho việc phát triển các loại vũ khí đầy hứa hẹn và cùng phát triển vũ khí với các quốc gia khác, để phát huy hết năng lực của các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển cũng như các tổ hợp sản xuất vũ khí của Nga. Nguồn ảnh: Sina. Sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 trong biên chế quân đội Nga. Nguồn: Iz.
3 Files1- MP4 File 24.88 MB
2- MP4 File 24.88 MB
3- MP4 File 24.88 MB
Vào mùa hè năm 2021, Nga đã ký được các hợp đồng vũ khí trị giá 3 tỷ euro. Các thỏa thuận đã được thực hiện tại một số triển lãm vũ khí quốc tế ở Nga như: Hải quân MVMS 2021, Hàng không và Vũ trụ (MAKS 2021) và Diễn đàn quân sự-kỹ thuật quân đội 2021 (Army- 2021).
Các thỏa thuận trị giá 3 tỷ euro bao gồm việc bán máy bay chiến đấu Su-30, trực thăng chiến đấu Mi-35 và Mi-171, cùng các hệ thống vũ khí hàng không khác nhau.
Các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S và tên lửa phòng không vác vai Verba cũng ký được nhiều hợp đồng. Các khách hàng cũng quan tâm đến radar giám sát di động 3D 9N6E Protivnik, hệ thống gây nhiễu kết hợp Krasukha và Repquito-Patrul, cũng như tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Và tất nhiên, có các hệ thống chiến đấu được điều khiển từ xa, vũ khí hải quân và tàu ngầm, súng bộ binh và tên lửa cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Tổ hợp pháo hải quân Palma cũng lần đầu tiên được rao bán; và danh sách có thể tiếp tục ...
Việc mở rộng giao thương với các đối tác nước ngoài, nằm trong chiến lược của ngành vũ khí Nga, trong bối cảnh nước này đã gần như hoàn thành dự việc hiện đại hóa quân đội. Chương trình kéo dài 10 năm, đã tiêu tốn của Nga 23 nghìn tỷ Rúp (khoảng 350 tỷ USD).
Tuy nhiên, khi dự án hiện đại hóa quân đội Nga kết thúc (hiện nay tỷ lệ vũ khí hiện đại tỷ lệ vũ khí hiện đại của quân đội Nga đã là 71,9%), thì đầu tư quốc phòng cũng sẽ giảm. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo, ngành công nghiệp vũ khí cần phải đa dạng hóa việc sản xuất vũ khí và thiết bị của họ và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
Các khoản đầu tư kéo dài hàng thập kỷ vào hiện đại hóa quân đội và mua các loại vũ khí tối tân mới, đã dẫn đến việc tạo ra thặng dư trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, chỉ có thể được giải quyết bằng cách thâm nhập thị trường nước ngoài.
Công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport (thuộc sở hữu nhà nước), đã có chiến lược từ sớm, để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng. Quyết định này được đưa ra nhằm thúc đẩy mạnh mẽ vũ khí của Nga tại một thị trường nằm ngoài các giao dịch thông thường của Nga.
Ví dụ, tại triển lãm MAKS 2021, máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ tàng hình Su-75 Checkmate đã ra mắt; đầu tiên là sản xuất để cung cấp cho lực lượng Không quân Nga và sau đó là hướng mạnh tới thị trường xuất khẩu.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec, ông Sergey Chemezov cho biết, chiếc máy bay Su-75 này sẽ có giá 25-30 triệu USD, rẻ hơn nhiều lần so với các đối thủ ở nước ngoài, nếu chỉ cần so với máy bay chiến đấu hạng trung Dassault Rafale của Pháp và hạng nhẹ Saab Gripen của Thụy Điển, có giá 60-90 triệu USD.
Theo ông Chemezov, Su-75 sẽ trở thành “một giải pháp khả thi” cho các quốc gia không có đủ tiền để mua một chiếc F-35 Lightning II do Mỹ sản xuất, có giá đến 120 triệu USD. Rất có thể, Su-75 Checkmate sẽ có đơn đặt hàng tới 300 chiếc.
Không giống như phương Tây, Nga không gắn bất cứ điều kiện chính trị nào với việc bán vũ khí; nếu khách hàng có yêu cầu, Nga sẽ đáp ứng, kể cả là có xung đột về lợi ích đối với Nga.
Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Nga nhiều lần thất vọng trong các chiến dịch quân sự ở Syria; thậm chí vào năm 2015, máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24M của Nga trong một nhiệm vụ tiêu diệt các căn cứ khủng bố, sau khi nó “vô tình” xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Moscow bán tổ hợp phòng không S-400 Triumph cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, Nga còn bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ Ankara trong việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khi nước này không được Mỹ bán cho máy bay chiến đấu F-35, vì đã mua vũ khí của Nga.
“Thổ Nhĩ Kỳ dự định hiện thực hóa tham vọng tự chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm TF-X. Với kinh nghiệm của chúng tôi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các tổ hợp và hệ thống hàng không, Nga sẵn sàng xem xét khả năng hỗ trợ các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, trong việc chế tạo máy bay chiến đấu”, Chemezov nói với hãng tin RIA Novosti.
Những ví dụ như vậy đã minh họa cho chiến lược mà ngành công nghiệp vũ khí Nga đang thực hiện. Các thị trường truyền thống của Nga ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang tràn ngập vũ khí Nga; nhưng Nga cần có những thị trường vũ khí mới.
Tuy nhiên, vũ khí Nga đang bị Mỹ và các nước phương Tây ngăn cản quyết liệt và Nga đang cố gắng thay đổi điều này. Không chỉ bán hàng hóa với giá tốt hơn đối thủ, nó còn sẵn sàng mở hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Vào năm 2020, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, Moscow sẵn sàng chi 500 triệu USD cho Sri Lanka, để mua sáu máy bay chiến đấu Su-30 và một lô xe bọc thép BTR-82A.
Ngoài ra, Moscow sẵn sàng đồng tài trợ cho việc phát triển các loại vũ khí đầy hứa hẹn và cùng phát triển vũ khí với các quốc gia khác, để phát huy hết năng lực của các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển cũng như các tổ hợp sản xuất vũ khí của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 trong biên chế quân đội Nga. Nguồn: Iz.
3 Files
1- MP4 File 24.88 MB
2- MP4 File 24.88 MB
3- MP4 File 24.88 MB