Hải quân Triều Tiên từng được coi là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo nhất thế giới với số lượng gần 1000 chiếc. Tuy nhiên phần lớn trong số này là các tàu chiến cỡ nhỏ, không thể hoạt động xa quá 50 hải lý khỏi bờ biển nước này. Nguồn ảnh: Sina.Điều đáng nói đó là lực lượng Hải quân Triều Tiên hoàn toàn không có một khu trục hạm nào mà chỉ toàn khinh hạm và hộ vệ hạm. Loại hộ vệ hạm đông nhất trong biên chế lực lượng hải quân nước này là các hộ vệ hạm lớp Sariwon với số lượng từ 4 tới 5 chiếc và có độ giãn nước chỉ 650 tấn. Nguồn ảnh: Ipfs.Thậm chí, hải quân nước này còn có sở hữu khinh hạm mang trực thăng mang tên lớp Nampo. Loại khinh hạm này có độ giãn nước lên tới 1500 tấn, hiện đã đóng được khoảng 2 tới 3 chiếc và được coi là bản sao của lớp Wonsan do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: So sánh lớp Wonsan (trên) và Nampo (dưới). Nguồn ảnh: Ipfs.Đông đảo nhất trong biên chế của Hải quân Triều Tiên chính là các tàu tuần tra cỡ nhỏ. Nổi bật nhất trong số đó là các tàu tuần tra lớp Sin Hung với số lượng lên tới 142 tàu. Mặc dù vậy, đây chỉ là các tàu phóng lôi và không thể hoạt động được ở vùng biển động, xa bờ. Nguồn ảnh: Ipfs.Sức mạnh kinh khủng nhất của Hải quân Triều Tiên có lẽ đến từ lực lượng tàu ngầm dưới mặt nước. Đông đảo nhất trong biên chế của Triều Tiên là các tàu ngầm lớp Sang-O. Đây cũng được biết tới là loại tàu ngầm nội địa lớn nhất Triều Tiên từng chế tạo ra. Nguồn ảnh: Ipfs.Loại tàu ngầm này có độ giãn nước tối đa 370 tấn khi lặn, tàu có chiều dài 34 mét và lườn rộng 3,8 mét. Triều Tiên từng đóng hoàn thiện được 41 chiếc tàu ngầm loại này trong đó có một chiếc từng bị đặc nhiệm Hàn Quốc bắt được năm 1996. Nguồn ảnh: Ipfs.Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Triều Tiên còn được cho là có sự xuất hiện của các tàu ngầm lớp Romeo do Liên Xô thiết kế trước đây. Loại tàu ngầm này có độ giãn nước tối đa 1830 tấn và có tầm hoạt động lên tới gần 15.000 km. Nguồn ảnh: Ipfs.Mặc dù vậy, theo các thông tin được Triều Tiên đăng tải thì có vẻ như loại tàu ngầm này đang dần bị thải hồi do đã quá cũ. Nguồn ảnh: Ipfs.Ngoài ra trong biên chế của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên còn có nhiều chục chiếc khác với nhiều lớp khác nhau, phần lớn là do Triều Tiên tự thiết kế. Đặc biệt có lớp tàu ngầm Whiskey do Triều Tiên và Liên Xô hợp tác sản xuất, được cho là loại tàu ngầm Triều Tiên đã sử dụng để phóng thử tên lửa SLBM hồi năm 2015 và 2016. Nguồn ảnh: Ipfs.Mặc dù vậy, sự nguy hiểm nhất của Triều Tiên lại được cho là đến từ khả năng tác chiến với bằng thuỷ lôi. Lực lượng này có một số lượng tàu mặt nước cực lớn có khả năng rải thuỷ lôi trong cả các khu vực quân sự và dân sự xung quanh lãnh hải quốc gia này. Nguồn ảnh: Ipfs.Đây là một phương pháp phòng thủ cực kỳ hữu hiệu vì tới tận ngày nay, tác chiến với thuỷ lôi và chống thuỷ lôi về cơ bản cũng không có gì phát triển so với cách đây nhiều chục năm. Chưa kể tới việc sử dụng thuỷ lôi ở quy mô lớn hoàn toàn có thể chặn đứng ý định đổ bộ của bất cứ lực lượng nước ngoài nào. Nguồn ảnh: Ipfs.Tựu chung lại, năng lực tác chiến của Triều Tiên dù chỉ ở quy mô nhỏ, không quá nổi trội nhưng nên nhớ đây là một đối phương cực kỳ khó chịu, hoàn toàn có thể khiến mọi đối thủ cực kỳ mất thời gian và sức lực để đối phó. Nguồn ảnh: Ipfs. Mời độc giả xem Video: Quân đội Triều Tiên với chế độ huấn luyện hà khắc số một thế giới.
Hải quân Triều Tiên từng được coi là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo nhất thế giới với số lượng gần 1000 chiếc. Tuy nhiên phần lớn trong số này là các tàu chiến cỡ nhỏ, không thể hoạt động xa quá 50 hải lý khỏi bờ biển nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói đó là lực lượng Hải quân Triều Tiên hoàn toàn không có một khu trục hạm nào mà chỉ toàn khinh hạm và hộ vệ hạm. Loại hộ vệ hạm đông nhất trong biên chế lực lượng hải quân nước này là các hộ vệ hạm lớp Sariwon với số lượng từ 4 tới 5 chiếc và có độ giãn nước chỉ 650 tấn. Nguồn ảnh: Ipfs.
Thậm chí, hải quân nước này còn có sở hữu khinh hạm mang trực thăng mang tên lớp Nampo. Loại khinh hạm này có độ giãn nước lên tới 1500 tấn, hiện đã đóng được khoảng 2 tới 3 chiếc và được coi là bản sao của lớp Wonsan do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: So sánh lớp Wonsan (trên) và Nampo (dưới). Nguồn ảnh: Ipfs.
Đông đảo nhất trong biên chế của Hải quân Triều Tiên chính là các tàu tuần tra cỡ nhỏ. Nổi bật nhất trong số đó là các tàu tuần tra lớp Sin Hung với số lượng lên tới 142 tàu. Mặc dù vậy, đây chỉ là các tàu phóng lôi và không thể hoạt động được ở vùng biển động, xa bờ. Nguồn ảnh: Ipfs.
Sức mạnh kinh khủng nhất của Hải quân Triều Tiên có lẽ đến từ lực lượng tàu ngầm dưới mặt nước. Đông đảo nhất trong biên chế của Triều Tiên là các tàu ngầm lớp Sang-O. Đây cũng được biết tới là loại tàu ngầm nội địa lớn nhất Triều Tiên từng chế tạo ra. Nguồn ảnh: Ipfs.
Loại tàu ngầm này có độ giãn nước tối đa 370 tấn khi lặn, tàu có chiều dài 34 mét và lườn rộng 3,8 mét. Triều Tiên từng đóng hoàn thiện được 41 chiếc tàu ngầm loại này trong đó có một chiếc từng bị đặc nhiệm Hàn Quốc bắt được năm 1996. Nguồn ảnh: Ipfs.
Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Triều Tiên còn được cho là có sự xuất hiện của các tàu ngầm lớp Romeo do Liên Xô thiết kế trước đây. Loại tàu ngầm này có độ giãn nước tối đa 1830 tấn và có tầm hoạt động lên tới gần 15.000 km. Nguồn ảnh: Ipfs.
Mặc dù vậy, theo các thông tin được Triều Tiên đăng tải thì có vẻ như loại tàu ngầm này đang dần bị thải hồi do đã quá cũ. Nguồn ảnh: Ipfs.
Ngoài ra trong biên chế của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên còn có nhiều chục chiếc khác với nhiều lớp khác nhau, phần lớn là do Triều Tiên tự thiết kế. Đặc biệt có lớp tàu ngầm Whiskey do Triều Tiên và Liên Xô hợp tác sản xuất, được cho là loại tàu ngầm Triều Tiên đã sử dụng để phóng thử tên lửa SLBM hồi năm 2015 và 2016. Nguồn ảnh: Ipfs.
Mặc dù vậy, sự nguy hiểm nhất của Triều Tiên lại được cho là đến từ khả năng tác chiến với bằng thuỷ lôi. Lực lượng này có một số lượng tàu mặt nước cực lớn có khả năng rải thuỷ lôi trong cả các khu vực quân sự và dân sự xung quanh lãnh hải quốc gia này. Nguồn ảnh: Ipfs.
Đây là một phương pháp phòng thủ cực kỳ hữu hiệu vì tới tận ngày nay, tác chiến với thuỷ lôi và chống thuỷ lôi về cơ bản cũng không có gì phát triển so với cách đây nhiều chục năm. Chưa kể tới việc sử dụng thuỷ lôi ở quy mô lớn hoàn toàn có thể chặn đứng ý định đổ bộ của bất cứ lực lượng nước ngoài nào. Nguồn ảnh: Ipfs.
Tựu chung lại, năng lực tác chiến của Triều Tiên dù chỉ ở quy mô nhỏ, không quá nổi trội nhưng nên nhớ đây là một đối phương cực kỳ khó chịu, hoàn toàn có thể khiến mọi đối thủ cực kỳ mất thời gian và sức lực để đối phó. Nguồn ảnh: Ipfs.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Triều Tiên với chế độ huấn luyện hà khắc số một thế giới.